Hoàn cảnh ra đời của Hải quan điện tử Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp triển khai mô hình hải quan điện tử ở việt nam (Trang 28 - 32)

Hải quan điện tử đã được áp dụng từ lâu ở các nước tiên tiến trên thế

giới, chuyển từ thủ tục hải quan thủ công sang phương pháp khai hải quan bằng các phương tiện điện tử, nhằm giảm tỷ lệ kiểm hóa. Trước năm 2005,

Hải quan Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng và xu hướng phát triển tất yếu của Hải quan điện tử. Từ năm 2005 tới nay, Tổng cục Hải quan

đã từng bước thí điểm thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết đang đặt ra đối với ngành Hải quan Việt Nam:

a) Đáp ứng khối lượng công việc ngày càng tăng nhanh

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong những

năm gần đây, khối lượng công việc của ngành Hải quan đã tăng lên một cách nhanh chóng. Cụ thể là [52; 53; 54]:

Xuất khẩu hàng hóa tăng bình quân trong thời kỳ 2001-2007 là 22,745%; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 của Việt Nam là 71,3 tỷ USD,

22

tăng 25,5% so với mức thực hiện năm 2009 (kim ngạch xuất khẩu hàng hoá

năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD) và tăng 13,35% so với năm 2008 (kim

ngạch hàng hoá xuất khẩu 2008 ước tính đạt 62,9 tỷ USD). Dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 sẽđạt hơn 78 tỷUSD, tăng 10% so với năm 2010.

Nhập khẩu hàng hóa tăng bình quân trong thời kỳ 2001-2007 là 21,66%, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 là khoảng 82,8 tỷ USD, bằng 1,2 lần tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 (68,8 tỷ USD) và tăng 2,8% so

với năm 2008 (80,7 tỷ USD).

Xuất khẩu dịch vụnăm 2008 là khoảng 7 tỷUSD, năm 2009 là 5,766 tỷ USD và năm 2010 ước đạt 7,46 tỷUSD, tăng 29,4% so với năm 2009.

Nhập khẩu dịch vụ năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 7,95 tỷ USD, 6,837 tỷ USD và 8,32 tỷ USD.

Số lượng khách du lịch quốc tếđến Việt Nam năm 2010 là 5 triệu lượt

người, tăng 34,8% so với năm trước (3,8 triệu lượt người) và tăng 16,27% so

với năm 2008 (4,3 triệu lượt người)[52; 53; 54].

Nhìn vào số liệu trên, ta có thể thấy xu hướng phát triển của ngoại

thương Việt Nam ngày một tăng nhanh, chỉ riêng năm 2009, do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, mọi chỉ số xuất nhập khẩu đều giảm nhẹ.

Trước thực tếđó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành Hải quan Việt Nam là phải chuyển đổi cơ chế quản lý từ thủ công sang hiện đại, từ Hải quan truyền thống sang Hải quan điện tử. Sớm nhận thức được điều đó, Hải quan Việt Nam đã bắt đầu thí điểm thực hiện hải quan điện tửở một số tỉnh, thành phốvà bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

b) Đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước và của cộng đồng doanh nghiệp Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một vấn đề đặt ra cho Việt Nam là cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính,

23

tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, trong đó không thể

không kể đến vai trò của việc cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan. Bởi lẽ, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽnhư hiện nay, Hải quan góp một phần rất lớn cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân đồng thời đảm bảo sự ổn định về chính trị, xã hội. Để thực hiện mục tiêu quản lý

Nhà nước về đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với hoạt động hải quan,

trước hết ngành Hải quan cần phải nâng cao năng lực quản lý; áp dụng công nghệ thông tin vào công tác hải quan; đảm bảo cho việc tiến hành thủ tục hải quan công khai, minh bạch, cung cấp thông tin nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thông quan nhanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ngoài ra, sự xuất hiện của các nguy cơ khủng bố quốc tế, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm xuất, cấm nhập dưới nhiều hình thức khác nhau

đang gây ra những bất ổn cho nền kinh tế và lợi ích cộng đồng, đòi hỏi ngành Hải quan cần có những thiết bị hiện đại để nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng nhằm đảm bảo an ninh, an toàn xã hội.

Đểđáp ứng đồng thời tất cả các yêu cầu trên, giải pháp mang tính hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay là nâng cao năng lực quản lý của ngành Hải quan thông qua việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngành. Phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động Hải quan điện tử đã và

đang thay thế dần phương thức quản lý theo từng lô hàng tại cửa khẩu sang quản lý toàn bộ thông tin trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp đi vào quỹ đạo chấp hành nghiêm pháp luật trong mọi hoạt động. Hải quan điện tửra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu đó.

c) Đáp ứng nhu cầu theo kịp sự phát triển của thương mại quốc tế về nội dung và hình thức

Có thể nói, thương mại quốc tế những năm gần đây đã có những bước chuyển mình tích cực. Trước năm 2005, nhiều hình thức thương mại mới đã

24

ra đời, làm thay đổi, mở rộng nội dung, khái niệm xuất nhập khẩu. Thương

mại điện tửra đời và phát triển đã góp phần thay đổi diện mạo kinh tế thế giới, giúp quá trình tiến hành các hoạt động thương mại không còn bị giới hạn bởi thời gian và không gian nữa. Các doanh nghiệp có thể không cần phải gặp gỡ

trực tiếp nhưng vẫn có thể trao đổi, ký kết qua mạng. Nhờ đó, tốc độ lưu

chuyển hàng hóa cũng trở nên nhanh hơn, nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng, bao gồm cả hàng hóa vô hình và hàng hóa hữu hình, nhiều loại hình xuất nhập khẩu phong phú hơn, đòi hỏi ngành Hải quan các nước phải có hình thức quản lý mới tập trung và hiệu quả hơn. Đặc biệt, từ sau sự suy thoái kinh tế năm 2009, thương mại quốc tế đã có những bước chuyển mình tích cực, sự giao

lưu quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi ngành Hải quan Việt Nam cần thay

đổi để bắt kịp với thế giới. Bởi lẽ đó, thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam ra

đời.

d) Đáp ứng yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan quốc tế

Hải quan Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WCO – Tổ

chức Hải quan thế giới năm 1993 đồng thời đã tham gia ký kết nhiều Hiệp

định, Công ước điều chỉnh những vấn đềliên quan đến lĩnh vực hải quan như

Hiệp định ASEAN, Hiệp định GATT, Hiệp định CEPT, Công ước Kyoto,

Công ước HS…

Trước sự phát triển của Hải quan thế giới, WCO đã đề ra mục tiêu hoạt

động cụ thể như: sớm chấp nhận Công ước Kyoto sửa đổi trong cộng đồng

thương mại quốc tế và giữa các bên ký kết Công ước, xây dựng chiến lược

thương mại điện tử cho Hải quan thế giới, phối hợp xây dựng bộ dữ liệu tiêu chuẩn cho Hải quan các quốc gia và đưa ra bộ dữ liệu hải quan chung, thiết kế

một giao diện Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)…

Việc thực hiện cam kết quốc tếđặt ra yêu cầu Hải quan Việt Nam phải có những biện pháp tiến hành hiện đại hóa nhằm đảm bảo sự phù hợp với xu

25

thế phát triển chung của thế giới và hòa nhập với Hải quan các nước trong khu vực. Do đó, con đường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý trong ngành Hải quan Việt Nam là một điều tất yếu.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp triển khai mô hình hải quan điện tử ở việt nam (Trang 28 - 32)