Cơ sở pháp lý cho việc triển khaiH ải quan điện tử ở Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp triển khai mô hình hải quan điện tử ở việt nam (Trang 32 - 38)

1.3.2.1 Nguồn luật quốc tế

Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam nằm ở ngã tư của các mối quan hệ quốc tế cởi mở và đa dạng. Hải quan Việt Nam coi trọng việc thúc

đẩy quan hệ đa dạng với Hải quan các nước phát triển và các Tổ chức Hải quan quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, thương mại, đầu tư,

xuất nhập khẩu và tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận

thương mại, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất

nước. Hải quan Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WCO [8]…

Ngày 01/03/1993 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của ngành Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

khi Hải quan Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng hợp tác Hải quan (CCC), nay còn gọi là Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Để đáp ứng quá trình hội nhập sâu rộng, Việt Nam đã tham gia nhiều Công ước và

Điều ước quốc tế. Tính đến thời điểm hiện nay, Hải quan Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật quốc tế về Hải quan sau:

Công ước Kyoto 1973 về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan.

Năm 1997, Việt Nam gia nhập Công ước này.

Ngày 08/01/2008, Việt Nam tham gia Công ước Kyoto sửa đổi 1999. Việt Nam là thành viên thứ 56 của Công ước này [39].

26

Tháng 3 năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia Công ước HS

(Harmonized System) - Công ước quốc tế về Hệ thống Mô tả và Mã hóa hàng

hoá. Công ước này có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 01/01/2000 [4]. Hải quan Việt Nam cũng tham gia tích cực các hoạt động hợp tác giữa

các nước ASEAN, xây dựng Chương trình cắt giảm Thuế quan có hiệu lực chung CEPT, Khu vực Mậu dịch Tựdo ASEAN (AFTA), đàm phán xây dựng danh mục biểu thuế Hài hoà ASEAN, phối hợp thực hiện Chương trình Hành

động Hà Nội về các vấn đềcó liên quan đến Hải quan.

Bên cạnh các Công ước quốc tế, Việt Nam cũng tích cực tham gia ký kết các Hiệp định đa phương, song phương trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan với nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Mông Cổ...

Trong điều kiện của một quốc gia có nền kinh tế thị trường hoạt động

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Hải quan Việt Nam vừa là người bảo vệ

chủ quyền lợi ích quốc gia, vừa là người mở cửa, tạo thuận lợi cho các hoạt

động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại. Đểđạt được mục tiêu quan trọng này, Hải quan Việt Nam luôn duy trì việc mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ

trợ lẫn nhau với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực, và tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động của các Tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan đến Hải quan [50].

1.3.2.2 Nguồn luật trong nước

Bên cạnh các Công ước và Hiệp định, Thỏa thuận quốc tế, Hải quan

điện tử Việt Nam còn được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật trong nước, bao gồm những văn bản pháp luật thống nhất và phù hợp với các nguồn luật quốc tế:

27 a) Luật Hải quan Việt Nam:

Nếu nói đến nguồn luật quốc gia điều chỉnh hoạt động của ngành Hải quan trên lãnh thổ Việt Nam, nguồn luật đầu tiên được nhắc đến là Luật Hải quan số 20/2001–QH 10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001, có hiệu lực từ ngày

01/01/2002 và được sửa đổi, bổ sung ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, nay còn được gọi là Luật Hải quan 2005. Luật có 82 điều trong 8

chương, quy định chung và quy định cụ thể về thủ tục hải quan, quản lý Nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước về hải quan, công tác thu thuế... Đặc biệt, Luật Hải quan 2005 đã đề cập

đến thủ tục hải quan điện tử, điều mà Luật Hải quan 2001 chưa đề cập tới. Luật Hải quan 2005 chính là cơ sở cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tửở

Việt Nam.

b) Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11:

Luật giao dịch điện tử số 51/2005–QH 11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/03/2006. Luật gồm 54 điều trong 8

chương quy định về nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử, trách nhiệm của các bên khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

c) Các văn bản pháp luật về thuế

Hoạt động hải quan điện tử còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về thuế. Đó là các luật: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số

45/2005/QH11 ngày 14/06/2005; Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Các văn

28

thủ tục hải quan điện tử nói riêng vì thông qua đó, cơ quan Hải quan có thể

kiểm tra tính trung thực của doanh nghiệp khi tự tính thuế, cũng như tính tự

giác của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định về thuế thông qua hệ

thống xử lý thông tin.

d) Các văn bản dưới luật:

Từ năm 2005, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chương trình thí điểm thủ tục hải quan điện tử, có rất nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện mô hình này, như:

+ Nghịđịnh số27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

+ Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 hướng dẫn mở rộng

thí điểm thủ tục hải quan điện tử thay thế cho Quyết định số 52/2007/QĐ- BTC ngày 22/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định vềthí điểm thủ tục hải quan điện tử.

+ Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử.

+ Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/06/2007 của Bộ trưởng Bộ

Tài chính về việc ban hành quy định vềthí điểm thủ tục hải quan điện tử. + Quyết định số 2729/QĐ-BTC ngày 14/08/2007 về việc đính chính

Quyết định số52/2007/QĐ-BTC.

+ Quyết định 1699/QĐ–TCHQ ngày 25/09/2007 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử.

+ Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quyết định số149/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử.

29

+ Quyết định 2396/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính về

việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

+ Tài liệu hướng dẫn khai báo hải quan từ xa của Tổng cục hải quan, 2008.

Trong các văn bản kể trên, ba văn bản quy phạm pháp luật mới nhất là Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/08/2009 của Thủtướng Chính phủ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 hướng dẫn mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử và Quyết định 2396/QĐ-TCHQ của Bộ Tài chính về

việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã có những điểm mới, tạo cơ sở cho sự phát triển của Hải quan điện tử Việt Nam.

e) Những điểm mới trong các quy định pháp luật về Hải quan điện tử ở

Việt Nam:

Những điểm mới trong Quyết định 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủtướng Chính phủ vềthí điểm thủ tục hải quan điện tử:

Điểm mới thứ nhất là, trong khoản 3, điều 1, mục a, địa điểm thực hiện

thí điểm hải quan điện tửđược mở rộng ra 10 địa điểm: “3. Địa điểm, thời gian thực hiện thí điểm:

a) Địa điểm thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng, Cục Hải quan tỉnh

Đồng Nai, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi và Cục Hải quan các tỉnh, thành phốkhác theo đề nghị

30

Điểm mới thứ hai là, thời gian thực hiện thí điểm đến hết năm 2011:

b) Thời gian thực hiện thí điểm đến hết năm 2011.”

Điểm mới thứba là quy định rõ hơn, cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ

của doanh nghiệp tham gia Hải quan điện tử.

 Những nội dung chính trong Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày

25/11/2009 hướng dẫn mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử [11]:

Nhằm thực hiện Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đề nghị của Tổng cục Hải quan, ngày 25/11/2009 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 222/2009/TT-BTC hướng dẫn mở rộng thí điểm thủ tục hải quan điện tử thay thế Quyết định

52/2007/QĐ-BTC. Thông tư là cơ sở pháp lý cho việc triển khai mở rộng thủ

tục hải quan điện tử, vừa có tính ổn định và kế thừa những kết quả thực hiện theo Quyết định 52/2007/QĐ-BTC vừa được bổ sung thêm nhiều quy định mới phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Bên cạnh việc kế thừa nội dung có tính ổn định, khả thi, phát huy hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử

trong thời gian triển khai Quyết định 52/2007/QĐ-BTC, Thông tư

222/2009/TT-BTC đã bổ sung những nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất là sửa đổi những quy định cứng về tổ chức bộmáy để tạo tính linh hoạt cho các Cục Hải quan địa phương trong việc bố trí tổ chức bộ máy

để thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tửtheo định hướng mở rộng.

Thứ hai là xác định loại hình thủ tục hải quan được thực hiện bằng

phương thức điện tử để đảm bảo tính khả thi trong điều kiện hiện nay (bổ

sung thủ tục hải quan điện tửđối với hàng hóa ra vào kho ngoại quan, thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất được ưu tiên; chưa triển khai thủ tục

31

hải quan điện tửđối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh);

đồng thời thiết lập cơ chế quyết định lộ trình cho việc triển khai thực hiện.

Thứ ba là bổ sung thêm nhiều điểm mới, bao gồm: Các quy định để hài hòa giữa thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống; Các quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định về giải quyết thủ tục khi hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan Hải quan hoặc doanh nghiệp có sự cố về đường truyền hoặc toàn bộ hệ thống;

Quy định về tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để đơn giản hóa thủ tục

thông quan; Quy định về chuyển đổi doanh nghiệp từ thủ tục hải quan truyền thống sang điện tửđối với những loại hình cần có sự theo dõi liên tục, chuyển từ Chi cục Hải quan này sang Chi cục Hải quan khác; Một số quy định cần thiết để thực hiện giao dịch điện tử khi tiến hành thủ tục hải quan trong khi

các quy định liên quan của Luật giao dịch điện tử và Nghị định hướng dẫn thực hiện chưa đi vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp triển khai mô hình hải quan điện tử ở việt nam (Trang 32 - 38)