2.3.1.1 Vềcơ sở pháp lý
Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 và Quyết định
2396/QĐ-TCHQ của Bộ Tài chính đã có những quy định tiến bộ về mô hình thủ tục hải quan điện tử, góp phần làm bước đệm vững chắc cho mô hình
56
thành công. Tuy vậy, hệ thống cơ sở pháp lý về thủ tục hải quan điện tử ở nước ta vẫn chưa hoàn thiện, còn thiếu sự đồng bộ, thống nhất. Chẳng hạn,
theo Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 của Bộ Tài chính thì giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng, giấy đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy đăng ký kiểm dịch động thực vật… phải nộp bản chính (bản giấy) vì thế khi hệ thống phân luồng vào luồng Xanh (miễn kiểm) hay luồng Vàng “Kiểm tra hồ sơ điện tử” thì công chức tiếp nhận vẫn phải yêu cầu doanh nghiệp nộp các chứng từ trên bằng bản giấy [36].
Ngoài ra, những quy định về nghiệp vụ hải quan liên quan đến việc xác
định tiêu chí rủi ro ở các cấp, quy định hướng dẫn thực hiện kiểm tra sau thông quan, thu thập, xử lý thông tin và quản lý rủi ro còn chưa rõ ràng, còn nhiều thiếu sót. Ví dụ như chưa có quyết định hướng dẫn của Tổng cục Hải quan về phương pháp tính điểm, đánh giá trong quá trình quản lý rủi ro của các doanh nghiệp tham gia mô hình thí điểm. Trách nhiệm của các bộ phận hải quan điện tử cũng chưa được phân định rõ. Chẳng hạn, việc xác nhận vào tờ khai hải quan điện tử những nội dung như đã thông quan điện tử, giải phóng hàng, hàng chuyển cửa khẩu do công chức Đội nghiệp vụ thông quan xác nhận, tuy nhiên, việc xác nhận được tiến hành tại đâu, bộ phận Hải quan
điện tử cửa khẩu hay tại Chi cục Hải quan điện tử thì chưa có quy định rõ.
2.3.1.2 Về hạ tầng công nghệ thông tin
Nói đến Hải quan điện tử, là phải nói đến hạ tầng công nghệ thông tin, bởi lẽ, không có công nghệ thông tin, sẽ không có sự phát triển của Hải quan
điện tử. Nhìn chung từnăm 2005 đến nay, ngành Hải quan đã triển khai được hệ thống thông tin vềcơ bản là hiện đại, tạo điều kiện tốt cho cả doanh nghiệp và Hải quan thực hiện tốt quá trình thí điểm hải quan điện tử. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong hệ thống công nghệ thông tin mà Hải quan Việt Nam cần khắc phục.
57
Hệ thống an ninh mạng chưa tốt
Theo phản ánh của ông Lê Trọng Hùng, Trưởng Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin (Cục Hải quan Hà Nội): Hệ thống an ninh mạng của Cục Hải quan Hà Nội vẫn dựa trên nền tảng dự án nâng cấp hệ thống mạng do Cục công nghệ thông tin và Thống kê (Tổng cục Hải quan) trang bị. Hiện tại, hệ
thống an ninh mạng này không còn đáp ứng được yêu cầu mới. Đường truyền mạng WAN chính đã được nâng cấp lên tốc độ 2Mbps, đường truyền mạng WAN backup dự phòng là 512Mbps. Tuy nhiên, tại các đơn vị triển khai thủ
tục hải quan điện tửkhi đường truyền mạng WAN chính gặp sự cố thì đường truyền mạng WAN backup dự phòng không đảm bảo được tính liên tục,
không đáp ứng được cho hệ thống hải quan điện tử, đặc biệt là các đơn vị có
lưu lượng tờ khai lớn. Đây cũng là tình trạng chung ở một số Cục Hải quan
khác như Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng, Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan Đồng Nai.
Thiếu thiết bị phần cứng
Một trong những khó khăn khi triển khai Hải quan điện tử mà đa số
lãnh đạo các Cục Hải quan đưa ra là thiếu trang thiết bị phần cứng. Theo ông Nguyễn Hữu Có, Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Cần Thơ: Việc trang bị
thiết bị chậm gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các kế hoạch, đề án về
công nghệ thông tin tại địa phương, máy chủ được cấp (Server IBM 3500 Tower) chiếm rất nhiều diện tích trong khi diện tích các phòng máy chủ
không thể mở rộng thêm, thiếu máy chủ triển khai Hải quan điện tử, thiếu các thiết bị dự phòng Router, Firewall, Switch để thay thế các thiết bịhư hỏng khi
đang sử dụng.
Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng là 1 trong 10 Cục Hải quan được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử giai đoạn đầu. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại
58
đây đã thực hiện khai báo dữ liệu hải quan điện tử cho tất cả loại hình, do đó đã làm cho số lượng tờ khai khai báo qua mạng ngày càng tăng, lượng thông tin khai hải quan ngày càng tăng. Tuy nhiên, Cục Hải quan Đà Nẵng cũng rơi
vào tình trạng trang thiết bị máy tính, thiết bị mạng do Tổng cục Hải quan bổ
sung chậm, làm ảnh hưởng đến quá trình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai thủ tục hải quan điện tử tại đơn vị. Đáng nói là không riêng các
Cục Hải quan kểtrên rơi vào tình trạng thiếu thiết bị phần cứng phục vụ cho triển khai thủ tục hải quan điện tử, mà các Cục Hải quan khác như: Đồng Nai, Lào Cai, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh... cũng gặp tình trạng tương tự [36].
Lỗi phần mềm:
Phần mềm thủ tục hải quan điện tử, theo đánh giá của các Cục Hải quan
địa phương là chưa hoàn thiện. Các hệ thống phần mềm chưa được tích hợp, dẫn đến một công chức Hải quan phải sử dụng nhiều chương trình cùng một lúc trong quá trình làm thủ tục hải quan. Thêm vào đó, hệ thống phần mềm
chưa theo kịp với sự thay đổi về quy trình nghiệp vụ, nên đôi lúc gặp khó
khăn khi thao tác trên phần mềm. Chương trình thông quan điện tửchưa được cải tiến nhiều, triển khai không đồng bộ. Bên cạnh đó, các chương trình phần mềm kế toán KT559, chương trình thanh lý hàng gia công, thanh lý hàng sản xuất xuất khẩu chưa tương thích và tích hợp để phục vụ mô hình quản lý mới.
Chương trình tự động hóa phục vụ thí điểm thủ tục hải quan điện tử còn bất cập trong thực hiện, mức độ tự động hóa thấp, phải thao tác tra cứu thủ công. Cũng do chương trình hải quan điện tử chưa có phần thanh khoản sản xuất xuất khẩu, hàng gia công, cho nên, thời gian đầu triển khai chỉ thực hiện khai báo, còn thanh khoản vẫn thực hiện trên chương trình cũ như trước.
Ngoài ra, một sốứng dụng liên quan như quản lý giá tính thuế (GTT22), quản lý rủi ro (Riskman)... chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, gây ảnh
59
hưởng lớn đến việc làm thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa, đặc biệt là ở
một số Chi cục với tờ khai có lượng dòng hàng khai báo lớn.
Đối với tờ khai mở một lần xuất nhập khẩu nhiều lần, phần mềm chưa đáp ứng được yêu cầu ghi kết quả kiểm hóa, theo dõi từng lần xuất khẩu được bao nhiêu, còn lại bao nhiêu vì thế chưa thực hiện được khai báo hải quan
điện tửđối với tờ khai mở một lần xuất nhập khẩu nhiều lần (theo Công văn
547/TCHQ – CCHĐH (30/01/2011) của Tổng cục Hải quan về việc thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần) [23].
Đối với một số mặt hàng phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, nếu tờ khai được phân vào luồng Xanh thì hệ thống sẽ chạy thẳng đến khâu “Xác nhận thông quan” mà không cho xác nhận “Đưa hàng về bảo quản” hay “Giải phóng hàng”, vì thế công chức hải quan tiếp nhận phải tự chuyển hồ sơ từ
luồng Xanh sang luồng Vàng mới có thể phê duyệt nghiệp vụ trên.
Trên đây là một số khó khăn về phần mềm mà cán bộ Hải quan và doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan
điện tửở Việt Nam. Ngoài ra, trong thực tế, còn nhiều bất cập trong hệ thống phần mềm cần được cơ quan Hải quan chú ý khắc phục.
Về chất lượng đường truyền
Chất lượng đường truyền cũng là một vấn đề cần lưu ý trong quá trình triển khai thí điểm mô hình thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam trong thời
gian này. Đến nay, cơ quan Hải quan vẫn chưa thực hiện nối mạng trực tuyến trong toàn ngành với đường truyền dữ liệu riêng để đảm bảo tốc độ truyền thông tin nhanh chóng. Các mạng cục bộ truyền nhận dữ liệu thông qua mạng Internet, chất lượng đường truyền nhiều nơi không ổn định, thường xuyên bị
mất tín hiệu hoặc bị tắc nghẽn mạng, ảnh hưởng đến việc xử lý dữ liệu. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, đường truyền dữ liệu từ doanh nghiệp đến cơ
60
quan Hải quan và ngược lại bị nghẽn liên tục phải chờ qua ngày sau để lãnh
đạo Hải quan phân luồng (luồng xanh, luồng đỏ, luồng vàng) rồi mới in tờ
khai ra, chuyển cho lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu ký tên, đóng dấu và
đem ra cảng thông quan hàng. Mỗi bước trong quá trình này đều bị nghẽn mạng nên nhiều trường hợp phải vài ngày mới xong thay vì chỉ 7-15 phút như
những buổi làm mẫu khi đường truyền không bị nghẽn, gây ra tình trạng ách tắc hàng hóa, nhiều lô hàng không được thông quan kịp thời, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp [45].
2.3.1.3 Về vấn đề thu thập và xử lý thông tin
Hiện tại việc chuẩn hóa và thu thập thông tin từ các Bộ, Ngành, các hãng tàu, cảng vụ... và các cơ quan liên quan vẫn chưa thực sự có hiệu quả gây khó khăn cho việc xử lý thông tin khi thông quan hàng hóa và quản lý hải quan. Sở dĩ có tình trạng như vậy, trước hết là do cơ sở hạ tầng còn yếu kém,
chưa đồng bộ và hiện đại, gây ra nhiều khó khăn trong việc thu thập và thống kê thông tin.
Ngoài ra, các thông tin đến từ các Bộ, Ngành, và các cơ quan liên quan
vẫn chưa được chuẩn hóa dẫn đến nhiều công đoạn trong quá trình thông quan vẫn phải xử lý thủ công. Chẳng hạn như mã số HS, mặc dù đã có văn bản của Chính phủ yêu cầu các mặt hàng quản lý chuyên ngành phải được cấp mã số
HS và cấp giấy phép theo mã số HS và Tổng cục Hải quan đã chủđộng phối hợp với các Bộ, Ngành khác rà soát, áp mã HS cho các danh mục quản lý chuyên ngành, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể là các danh mục nói
chung như mục hàng cấm, việc áp mã gặp khó khăn do một số mặt hàng được miêu tả chung chung. Một doanh nghiệp nhập khẩu máy Photocopy đã qua sử
dụng đã và đang được áp mã HS 10 sốtheo quy định của Bộ Tài Chính là các mã sau: 8443.39.19.00; 8443.39.30.00; 8443.39.20.00 và 8443.39.90.00. Tuy nhiên, kể từ khi Thông tư số 43 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Danh
61
mục hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu liên quan đến hàng hóa này có hiệu lực ngày 15 tháng 02 năm 2010, một vấn đề đặt ra, đó là việc Cơ quan
Hải quan, Vụ Công nghệ Thông tin, Bộ Công thương và các doanh nghiệp nhập khẩu chưa thống nhất được việc máy photocopy trên có thuộc loại hàng hóa bị cấm nhập khẩu hay không? Việc này hiện đang dẫn đến rất nhiều khó
khăn cho doanh nghiệp. Đã có một vài container đã cập cảng hàng tháng mà vẫn chưa được thông quan gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
Thực tế hiện nay, việc tựđộng hóa thủ tục hải quan đang được diễn ra ở
mức độ thấp, nhiều công đoạn vẫn đòi hỏi can thiệp thủ công. Cụ thể, mô hình hải quan điện tử Việt Nam được thực hiện theo quy trình: trung tâm dữ
liệu và trung tâm công nghệ thông tin tiếp nhận thông tin, Chi cục Hải quan
điện tử quyết định kiểm tra hồsơ, thông quan, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro... Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế hàng hóa và giám sát. So với các mô hình thủ tục hải quan điện tửở các nước tiên tiến trên thế giới, trinh tự này còn phức tạp, chưa tạo ra dây chuyền liên hoàn, khiến việc kiểm
hóa các lô hàng thường xuyên bị chậm. Ví dụ như khi hàng hóa được phân luồng đỏ, doanh nghiệp phải mang bộ hồ sơ đến Chi cục Hải quan điện tử rồi mang bộ hồ sơ đó đến văn phòng đội Thủ tục của các Chi cục Hải quan cửa khẩu đểđăng ký kiểm hóa. Việc xử lý dữ liệu phân tán, cục bộ, đơn lẻ tại các
điểm thông quan dẫn đến chưa thống nhất quyết định phân luồng và xử lý thông quan tại các Chi cục, khiến các chủ hàng phải chờ đợi thời gian lâu, đi
lại nhiều, tăng chi phí doanh nghiệp.