0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Xu hướng phát triển của Hải quan điện tử Việt Nam

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 78 -80 )

Bộ Tài chính là một trong những đơn vị bộ, ngành đi đầu cảnước trong

ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động. Hiện nay, 100% các đơn vị

trong ngành Tài chính có mạng cục bộ; 100% máy tính được kết nối mạng cục bộ; 95% đơn vị được kết nối internet băng thông rộng. Tính đến đầu năm

2010, Bộ Tài chính đã triển khai 31 dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Xu hướng phát triển không thể phủ nhận của Tài chính công Việt Nam là đẩy mạnh các dịch vụ tài chính công trực tuyến. Dự kiến từ

nay cho đến 2015 sẽ có khoảng 93 dịch vụ tài chính công được cung cấp cho

người dân, tổ chức, doanh nghiệp qua mạng Internet ở mức 3 trở lên theo bảng phân loại của Bộ Thông tin và Truyền thông [34]. Ví dụ: khai Hải quan

điện tử, nộp tờ khai thuế qua mạng Internet…

Trước xu thế hội nhập với kinh tế quốc tế, trước xu hướng phát triển của dịch vụtài chính công nước nhà, một điều dễ nhận thấy là xu hướng phát triển của Hải quan Việt Nam cũng theo hướng áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động, cụ thể là áp dụng mô hình thông quan điện tử. Tiếp theo giai

đoạn thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại một sốđịa phương từ năm

2005, hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tiếp tục mở rộng thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử trên quy mô địa bàn rộng hơn, đối tượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử cũng sẽ không còn hạn chếmà được mở rộng cho tất cả mọi doanh nghiệp có nhu cầu tham gia thủ tục hải quan

72

điện tử. Ngày 25/3/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số448/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải

quan đến năm 2020. Với mục tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải

quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, xử lý dữ liệu tập trung, đạt trình độ tương đương với

các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á, Quyết định số 448/QĐ-TTg

đã đề ra những mục tiêu cụ thểnhư sau:

a) Mục tiêu tổng quát đến năm 2015:

Kế hoạch phát triển công nghệ thông tin phục vụ dịch vụ công trong ngành Hải quan đến năm 2015 cũng được đưa ra trong Hội thảo Triển lãm

thường niên “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính - Vietnam ICT in Finance 2010” (ICTF’10) do Bộ Tài chính và Tập đoàn Dữ

liệu Quốc tế IDG tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 22/06/2010. Mục tiêu Chính phủ đặt ra cho việc triển khai Chính phủ điện tử đến năm 2015 có

100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan tại các địa bàn trọng

điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm), 60% các loại hình hải quan cơ bản, 70% kim ngạch xuất nhập khẩu, 60% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, trong đó liên quan đến dịch vụtài chính công là 80% người dân và doanh nghiệp nộp hồ sơ

khai thuế qua mạng và 90% Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thủ

tục hải quan điện tử [31]. Thời gian thông quan hàng hóa đến 2015 bằng với mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời

điểm 2010. Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến năm 2015 là dưới 10% và tỷ

lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện trong cơ chế một cửa Hải quan quốc gia đến năm 2015 là 50% [20].

73 b) Mục tiêu tổng quát đến năm 2020:

- Hệ thống pháp luật, các thủ tục và chế độ quản lý hải quan đơn giản, hiệu quả, hài hoà, minh bạch và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế…

- Lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu.

- Thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa, thống nhất, đạt chuẩn mực quốc tế

dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro.

- Đến năm 2020, có 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan, 100% các loại hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch xuất nhập khẩu, 80% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Thời gian thông quan hàng hóa đến năm 2020 phấn đấu bằng với mức của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại cùng thời điểm. Tỷ lệ kiểm tra thực tếhàng hóa đến

năm 2020 phấn đấu đạt dưới 7% và tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện trong cơ chế một cửa Hải quan quốc gia đến năm 2015 là 50% và đến 2020 là 90% [20].

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 78 -80 )

×