0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Kinh nghiệm từ mô hình hải quan điện tử của Nhật Bản

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 82 -83 )

Như chúng ta đã biết, hệ thống làm thủ tục hải quan tựđộng của Nhật gồm 2 hệ thống riêng biệt dành cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và đường hàng không là SEA-NACCS và AIR-NACCS. Bởi thế, thủ tục hải quan điện tử ở Nhật có tính chuyên môn hóa cao, hai hệ thống cùng hoạt

động đồng thời giúp giảm bớt khối lượng công việc so với khi chỉ có một hệ

thống xử lý.

Một điểm mạnh nữa của Nhật Bản khi triển khai thủ tục hải quan điện tử là Chính phủ Nhật đã tích cực hoàn thiện cơ sở vật chất, đồng thời hàng

năm Hải quan Nhật còn tổ chức các chương trình đào tạo tin học và kỹ thuật nghiệp vụ trong nước và nước ngoài cho các cán bộ Hải quan. Nhờ vậy, nhân viên Hải quan Nhật đều thành thạo các nghiệp vụ, thao tác, có thể xử lý kịp thời khi hệ thống có lỗi.

Cũng như Hàn Quốc, Nhật đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro thống nhất, dựa trên chuẩn mực quốc tế áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ từ phân loại tờ khai, hàng hóa, đến kiểm tra sau thông quan. Việc xây dựng thống nhất hệ thống quản lý rủi ro này đã đảm bảo yếu tố tập trung nguồn lực, hạn chế

rủi ro trong quản lý.

Thứ tư, việc thu thuế được thực hiện tự động qua hệ thống đa thanh

76

nộp cho cơ quan Hải quan thông qua hệ thống này, giúp việc thực hiện nghĩa

vụ thuế quan của doanh nghiệp nhanh chóng và tiện lợi.

Thứ năm, chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ VAN duy nhất tập đoàn

NTT data.co.ltd cung cấp hệ thống NACCS góp phần đảm bảo sự nhất quán cho hệ thống cũng như tính an toàn, bí mật trong thông tin của Hải quan và doanh nghiệp.

Thứ sáu, nhờ có hành lang pháp lý hoàn thiện với những quy định rõ ràng, cụ thể về các quy trình thủ tục hải quan điện tử cũng như trách nhiệm

các bên, hướng dẫn khi có tranh chấp... mà việc tiến hành thủ tục hải quan

điện tửở Nhật đã đạt được nhiều thành công. Đây cũng là điểm Hải quan Việt Nam cần học hỏi.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM (Trang 82 -83 )

×