Thực trạng áp dụng Hải quan điện tử ở Singapore

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp triển khai mô hình hải quan điện tử ở việt nam (Trang 72 - 74)

Hải quan Singapore được đánh giá là cơ quan Hải quan hiện đại trong khu vực ASEAN và trên thế giới, với hệ thống pháp luật hải quan hoàn chỉnh,

đồng bộ, áp dụng đầy đủ các chuẩn mực của ASEAN cũng như các quy định của WCO và WTO. Trong cộng đồng Hải quan thế giới, Hải quan Singapore

được xem là một trong những cơ quan đứng đầu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngoại thương đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát hải quan chặt chẽ.

Với mục đích hỗ trợ việc triển khai Chính phủ điện tử và thương mại

điện tử, Singapore đã ban hành 4 văn bản luật: Luật giao dịch điện tử, Luật Sở

hữu trí tuệ sửa đổi, Luật sử dụng máy tính sai mục đích và Luật bằng chứng

điện tử. Bốn văn bản luật này cũng là cơ sở cho sự phát triển của ngành Hải quan Singapore.

Để thực hiện Hải quan điện tử, Singapore đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, gắn liền với Chính phủ điện tử. Hệ

thống tự động hóa của Hải quan Singapore được xây dựng và vận hành theo mô hình xử lý tập trung gồm 2 hệ thống chính là hệ thống front-end và hệ

thống back-end. Hệ thống front-end là mô hình truy cập và xử lý dữ liệu trực tiếp thông qua mạng Tradenet. Tradenet là hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử

của Singapore để xử lý và trao đổi thông tin, chứng từ giữa các bên tham gia

vào thương mại điện tử. Hệ thống back-end phục vụ cho công tác quản lý và xử lý nghiệp vụ, gồm các thành phần, dịch vụ xử lý yêu cầu từ front-end gửi tới cho phép quản trị, quyết định hình thức xử lý thông tin, xuất bản thông tin và trả lại kết quả thay đổi cho hệ thống front-end (xem thêm Hình 3.1).

Tradenet được áp dụng trong ngành Hải quan Singapore từ năm 1990, cho đến nay đã giảm thiểu lượng thời gian thông quan xuống còn 1 phút và chi phí

66

thông quan là gần 3$, so với trước khi sử dụng hệ thống Tradenet là từ 300- 350 $ [29].

Đến nay, 100% doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Singapore đã thực hiện thủ tục khai báo hải quan điện tử, không có trường hợp nào khai báo thủ công.

Hình 3.1: Mô hình tự động hóa hải quan Singapore

Nguồn: Dr. Chong Yoke Sin (Chief Operating Officer, NCS Pte Ltd, 18 March

2005), Single Window Development and Implementation - Experience of Singapore,

truy cập ngày 08/04/2011

<www.unece.org/cefact/single_window/singapore/chong_yoke_sin.ppt>

Như vậy, chương II của khóa luận đã đưa đến cái nhìn tng quát và

toàn din v thc trng áp dng mô hình hải quan điện t nước ta hin

nay, bao gồm các bước thc hin th tc hải quan điện t cùng nhng

đánh giá, nhận xét v s hiu qu cũng như những bt cp còn tn ti ca Hải quan điện t Vit Nam. Ngoài ra, chương II còn đề cập đến thc trng áp dng Hải quan điện t mt s quc gia tiên tiến trên thế gii, tđó to

cơ sởcho chương IIIđưa ra những gii pháp hoàn thin mô hình hi quan

điện t Vit Nam trong thi gian ti.

Đường dây thuê riêng Hệ thống đường truyền Nhà nước Giao thức quay số hoặc Internet Hệ thống front-end VAN Hệ thống back-end Tradenet Hệ thống back-end hải quan

67

CHƯƠNG III XU HƯỚNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN MÔ HÌNH HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp triển khai mô hình hải quan điện tử ở việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)