3.3.1.1 Cần hoàn thiện hành lang pháp lý
Môi trường pháp lý là một yếu tố quan trọng không thể thiếu, góp phần
định hướng cho cơ quan Hải quan và doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ
những quy định của pháp luật theo một cách thống nhất và có trật tự. Hiện nay, Việt Nam vềcơ bản đã có những văn bản pháp lý quy định khá cụ thể và chi tiết về quy trình thủ tục hải quan điện tử cũng như những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, những văn bản pháp lý này chưa thực sự hoàn thiện, còn nhiều
vướng mắc và lỗ hổng, khiến các doanh nghiệp đau đầu. Do vậy, trong thời gian tới, Chính phủ nên xây dựng và hoàn thiện nền tảng pháp lý, hỗ trợ cho việc giao dịch điện tử, thông quan điện tửđược tựđộng hóa theo những chuẩn
79
mực quốc tế. Xét về Luật, Việt Nam có thể tham khảo thêm luật của Singapore, bao gồm Luật Hải quan, Luật giao dịch điện tử, Luật Sở hữu trí tuệ
sửa đổi, Luật sử dụng máy tính sai mục đích và Luật bằng chứng điện tử, học hỏi sự thống nhất, hoàn chỉnh, đồng bộ và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực của ASEAN, WTO và WCO của những bộ luật ấy. Cụ thể, Chính phủ Việt Nam nên tiến hành:
Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về quy trình thủ tục hải quan điện tử, kiểm tra sau thông quan, chữ ký số... một cách cụ thểhơn, mang tính thực tiễn hơn và phù hợp hơn với tiêu chuẩn quốc tế.
Rà soát, đối chiếu luật nước nhà với những cam kết quốc tế có liên
quan. Điều này yêu cầu phải hệ thống hóa các danh mục, điều ước quốc tế
trong lĩnh vực hải quan, đòi hỏi các cơ quan Ban, Ngành đầu tư nhiều thời gian và công sức để thống nhất các văn bản pháp luật.
3.3.1.2 Cần hoàn thiện mô hình hải quan điện tửở mức độ sâu, rộng
Mô hình phát triển Hải quan theo hướng hiện đại hóa cần được xây dựng dựa trên những định hướng cơ bản: hướng theo mô hình hiện đại của
các nước tiên tiến, có phân chia từng giai đoạn thí điểm mở rộng gắn liền với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, thể hiện sự ưu tiên đối với những doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử so với thủ tục hải quan truyền thống. Hiện nay, thủ tục hải quan điện tửđã được thí điểm cho 9 loại hình xuất nhập khẩu. Với phạm vi áp dụng rộng như thế, chắc chắn còn nhiều bất cập cần khắc phục trong quá trình thông quan. Các cơ quan hữu quan cần phải theo dõi sát sao, và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh ở 9 loại hình này .
Thêm vào đó, học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản và Singapore, chúng ta nên lựa chọn một tổ chức truyền nhận dữ liệu duy nhất có tính chuyên môn cao, kỹ thuật tiên tiến. Lựa chọn một tổ chức truyền nhận dữ liệu (VAN) như
80
vậy vừa tạo tính chuyên môn hóa cao vừa đảm bảo sự thông suốt cũng như
bảo mật trong quá trình xử lý dữ liệu hải quan. Chính phủ cũng cần quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VAN về mặt pháp lý cũng như xây dựng một lộ trình triển khai phù hợp, phân định rõ trách nhiệm của Hải quan và VAN trong quy trình thông quan điện tử. Ngoài ra, cũng cần yêu cầu VAN tiến hành nâng cấp hệ thống đường truyền, cải tiến phần mềm, cung cấp nhiều chuẩn kết nối để có thểđáp ứng nhu cầu khác nhau cho doanh nghiệp và tránh tình trạng báo lỗi như hiện nay.
3.3.1.3 Cần xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến, hiện đại
Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công thông
quan điện tử ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới là trình độ công nghệ thông
tin và cơ sở hạ tầng hiện đại và tiên tiến. Khác với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore đã có nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, Việt Nam là quốc gia đang phát triển với trình độ công nghệ thông tin còn yếu kém, nên
trước mắt, Việt Nam cần có những biện pháp sau:
Về triển khai dịch vụ chữ ký số:
Hiện nay, chữ ký sốở Việt Nam đã được công nhận giá trị pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng chữ ký số trong quá trình thông quan, bởi dịch vụ này còn khá mới, nhiều doanh nghiệp chưa quen,
và lo ngại về tính pháp lý cũng như sự an toàn của chữký điện tửnên chưa áp
dụng nhiều. Chính phủ cần có những văn bản, tuyên truyền nhằm thúc đẩy nhanh ứng dụng chữ ký số, vì đó là một mắt xích quan trọng trong quá trình
thông quan điện tử.
Về xây dựng phần cứng:
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử, cũng như cho cán bộ Hải quan triển khai được suôn sẻ, lãnh đạo các Cục Hải
81
quan cho rằng: Tổng cục Hải quan sớm bổ sung các thiết bị tin học dự phòng
như: máy chủ, router, switch, máy trạm, hệ thống làm mát cho phòng máy chủ... đồng thời trang bị các máy chủ có cấu hình mạnh để chuẩn bị cho việc triển khai thông quan điện tử theo mô hình tập trung dữ liệu tại Cục, đảm bảo vận hành hệ thống ổn định. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước cần chú ý nâng cấp đường truyền mạng, hệ thống an ninh, lắp đặt hệ thống dự phòng khi
đường truyền có sự cố, lắp đặt hệ thống mạng, có kết nối, cài đặt phần mềm hải quan điện tử tại các cổng cảng nơi có giám sát hải quan để phục vụ công tác thông quan hàng hóa.
Ngoài ra, các Chi cục Hải quan còn cần được trang bị đầy đủ các thiết bị, công cụ hỗ trợ nghiệp vụnhư máy soi container, cân điện tử, camera quan sát, hệ thống thu thập và trao đổi thông tin toàn ngành... nhằm giảm thiểu tối
đa những rủi ro trong quá trình thông quan điện tử.
Vềđảm bảo an ninh mạng:
Các chương trình phần mềm được sử dụng trên hệ điều hành Windows cần có các biện pháp an ninh mạng để đảm bảo an toàn dữ liệu, chống lại sự
tấn công của các hacker. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần hoàn thiện
cơ chế vận hành, bảo trì, bảo dưỡng cho toàn bộ hệ thống; nhanh chóng nâng cấp đường truyền nội mạng từ Chi cục Hải quan điện tử đến các Chi cục Hải quan cửa khẩu. Ngoài ra, hệ thống quản lý rủi ro cần được hoàn thiện hơn nữa theo tiêu chuẩn quốc tế; tích hợp các ứng dụng cơ bản phục vụ quy trình thủ
tục tại Chi cục như hệ thống thông tin quản lý tờ khai, quản lý phân luồng
hàng hóa... đảm bảo việc truyền nhận dữ liệu của ngành hoạt động thông suốt tới các cấp Hải quan với độ an toàn và bảo mật cao.
Về nâng cấp phần mềm và hệ thống xử lý dữ liệu tựđộng:
Ngành Hải quan, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cần sớm tiến hành nâng cấp, cài đặt các chương trình phần mềm còn bất cập, chưa hoàn thiện của các
82
khâu trong thông quan điện tử. Thay vì xây dựng một Trung tâm xử lý dữ liệu tập trung tại Tổng cục Hải quan, ngành nên đầu tư nâng cấp xây dựng 2 Trung tâm xử lý dữ liệu ở miền Bắc, và miền Nam để phân tán rủi ro, và tiến hành quản lý theo khu vực.
Bên cạnh đó, đối với việc nâng cấp phần mềm thông quan điện tử, Tổng cục Hải quan nên thông báo cụ thể bằng văn bản để các Cục Hải quan
địa phương nắm bắt kịp thời, triển khai thuận tiện. Hơn nữa, Tổng cục Hải quan cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hiện đại hóa công nghệ
thông tin, thực hiện kết nối liên thông dữ liệu giữa các chương trình hải quan
điện tử với các chương trình thanh lý hàng sản xuất xuất khẩu, gia công, KT559, quản lý rủi ro, giữa dữ liệu cũ và mới...
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đặt mục tiêu xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan hiện đại trên nền tảng tập trung hoá xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, xử lý hồ sơ hải quan điện tử, manifest điện tử,
thanh toán điện tử, giấy phép điện tử; xây dựng các trung tâm xử lý dữ liệu cấp vùng đạt mức độ 2+ trở lên, trung tâm xử lý dữ liệu ngành đạt mức độ 3+ trở lên, đảm bảo hệ thống công nghệthông tin đạt tiêu chuẩn an ninh, an toàn cao (24/24 và 7/7) và quản lý theo hướng dịch vụ; xây dựng cổng thông tin
điện tử kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan; thực hiện cơ chế
hải quan một cửa quốc gia và một cửa khu vực ASEAN [46].
Đặc biệt, tại các quốc gia như Nhật Bản, Singapore, việc liên kết thông tin qua mạng điện tử giữa các cơ quan Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của Hải quan điện tử. Để giải quyết vấn đề này ở Việt Nam, chúng ta cần gấp rút nâng cấp viễn thông tối thiểu ở 2 mức vùng và mức liên ngành theo hệ thống cột sống. Cụ thể là:
83 + Ở mức vùng:
Ngành Hải quan hiện đang nâng cấp hệ thống viễn thông của một sốđơn
vị có lưu lượng hàng hóa lớn có liên quan đến nhiều địa phương khác như ở
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Đồng Nai... Hệ thống viễn thông vùng nếu được nâng cấp, sẽ hỗ trợ rất nhiều cho Hải quan trong các vấn đề liên quan đến nợ thuế, vấn đề về các thông tin vi phạm, vấn đềđảm bảo thông tin tập trung và liên thông tốt ở cấp vùng; đồng thời giúp cho các doanh nghiệp và cơ quan Hải quan cập nhật nhanh chóng các chính sách mới cũng như tình hình biến động xuất nhập khẩu trên thị trường trong và ngoài nước.
+ Ở mức liên vùng theo hệ thống cột sống:
Điều đáng mừng hiện nay là các cơ quan quản lý Nhà nước đã có sự kết nối thông tin dữ liệu với nhau, ví dụ như Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Chi cục thuế, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư và các Ngân hàng thương mại. Mặt khác, các doanh nghiệp sẽ được kết nối với
cơ quan Hải quan thông qua cột viễn thông liên vùng để tìm hiểu thông tin về
Hải quan điện tử. Tuy nhiên, sự kết nối đó còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, cần sự hỗ trợ hơn nữa của Nhà nước để hệ thống đi vào ổn định, thống nhất.
3.4.1.4 Cần hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ hải quan
Yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc điện tử hóa thủ
tục hải quan, đặc biệt là yếu tố liên quan đến hiểu biết về công nghệ thông tin, về nghiệp vụ hải quan và trình độ ngoại ngữ. Trước yêu cầu đó, Nhà nước cần có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực thích hợp. Cụ thể là:
Thứ nhất, cần xây dựng đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về
84
trình thủ tục hải quan hiện đại. Đội ngũ này sẽ có nhiệm vụ phối hợp với các
đối tác trong và ngoài ngành thiết kế, xây dựng và triển khai các hệ thống ứng dụng, và sửa chữa kịp thời khi các hệ thống gặp sự cố.
Thứ hai, cần xây dựng đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về
nghiệp vụ hải quan hiện đại, có kinh nghiệm quản lý thực tiễn và có hiểu biết chung về công nghệ thông tin. Nhiệm vụ của đội ngũ này là quản lý và điều hành một cách thống nhất các thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật.
Đểcó được đội ngũ chuyên gia như vậy, ngành Hải quan cần chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ. Ví dụ như, cần có những chính sách hấp dẫn về thu nhập, những đãi ngộ tốt để thu hút nhân tài vào ngành Hải quan; đồng thời, thường xuyên tổ chức những chương trình tập huấn, bồi dưỡng đào tạo, nâng cao chất lượng ngoại ngữ, kiến thức nghiệp vụ
của các cán bộ hiện có; giảm thiểu tối đa tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp của một số cán bộ Hải quan. Cơ quan Hải quan cần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm việc của cán bộ, làm tốt công tác thưởng phạt, sớm đưa tiêu
chuẩn sử dụng thành thạo công nghệ thông tin là tiêu chuẩn bắt buộc trong
quy định chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Ngoài ra, các lớp tập huấn về
công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, các lớp học chuyên đề về phân loại, áp mã, áp giá tính thuế, đơn giản hóa thủ tục... cũng cần được tiếp tục và tổ chức thường xuyên. Cục Hải quan cũng nên tiếp tục kết hợp với các trường
Đại học như Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính... mở thêm các lớp học ngoại ngữ, lớp kế toán văn bằng hai, vi tính quản trị mạng... nhằm nâng
cao hơn nữa trình độ của cán bộ Hải quan hiện nay.
3.4.1.5 Cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền
Không chỉ tổ chức đào tạo các cán bộ trong ngành, ngành Hải quan cũng cần lưu ý đến việc tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho doanh nghiệp,
85
thay đổi nhận thức của doanh nghiệp cho phù hợp với xu thế phát triển của Hải quan. Có thể nói, những tồn tại hiện nay trong quá trình thông quan điện tử đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khiến họ có tâm lý e ngại và chưa muốn đăng ký tiến hành thủ tục này. Cái khó nhất là nhận thức từ đội ngũ cán bộ công chức và cả doanh nghiệp tham gia hoạt
động xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, những người làm công tác hải quan và cả phía doanh nghiệp chưa hình dung đầy đủ hình thức, hoạt động, vận hành... của Hải quan điện tử như thế nào, thì chưa thểtin tưởng tuyệt đối. Điều này chưa nói đến tâm lý sợ rủi ro của doanh nghiệp. Vì từxưa đến nay, giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu theo phương thức quản lý hải quan truyền thống, tất cả
hồsơ là giấy tờ, nhìn bằng mắt thường. Ngay cả việc khai báo hải quan từ xa, các doanh nghiệp cũng phải đến Hải quan để nộp các hồ sơ, chứng từ bằng giấy. Nhưng khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, tất cả hồsơ toàn là những dữ liệu điện tử, nằm hoàn toàn trên mạng... Theo thống kê từ Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2010, có 1111 doanh nghiệp
đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử, chỉ chiếm tỷ lệ 2,63% số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trên địa bàn [35].
Ở Việt Nam cũng đã có những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực
điện tử hóa thủ tục hải quan, tuy nhiên, đến nay, con sốđó vẫn không phải là nhiều. Công ty TNHH Intel Products Vietnam là doanh nghiệp đầu tiên được làm thủ tục hải quan điện tử ưu tiên, với các quyền lợi như: thực hiện thủ tục hải quan điện tử 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần; được khai hải quan đối với hàng hóa nhập xuất khẩu trên tờ khai rút gọn; được thông qua hệ thống dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận đăng ký; kiểm tra và chấp nhận ngay trên tờkhai điện tử đơn giản mà không cần phải ra cảng làm thủ tục trực tiếp...Toàn bộ quy trình
được thực hiện bằng giao thức kết nối AS2, sử dụng chứng thư số và chữ ký số có tính bảo mật cao [37].
86
Trước tình hình đó, ngành Hải quan cần nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyên truyền pháp luật và tăng cường quan hệ với doanh nghiệp, mở ra những buổi tọa đàm, hội thảo giữa Hải quan và doanh nghiệp để giải đáp những thắc mắc, lắng nghe nguyện vọng của doanh nghiệp, qua đó nâng cao sự hiểu biết