Sứ mệnh của Công ty

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp hoàn thiện chính sách marketing-mix cho sản phẩm quần áo nam merriman ở tổng công ty dệt may hòa thọ (Trang 46)

- Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong tập đoàn dệt may Việt Nam và bạn hàng trong, ngoài nước.

- Sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm mang tính thời trang cao cấp phục vụ cho mọi tầng lớp người tiêu dùng

- Trung tâm của ngành dệt may khu vực

- Liên minh, liên kết đối tác chiến lược với các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ trong và ngoài nước.

- Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

a. Tổng Công ty được thành lập để huy động và sử dụng nguồn vốn trong việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm theo ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b. Xây dựng, phát triển Tổng Công ty thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành, có tiềm lực tài chính và trình độ kỹ thuật - công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Dệt May hiện đại.

c. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận có được của Tổng Công ty cho các cổ đông, nâng cao giá trị Tổng Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

d. Xây dựng Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ trở thành một trong những Trung tâm dệt may của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế: xanh , sạch , công khai minh bạch và thân thiện với môi trường.

2.1.5 Thun lợi, khó khăn và phương hướng phát trin ca Công ty trong thi gian ti:

2.1.5.1 Thuận lợi:

- Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO và được đối xử bình đẳng như các thành viên khác của tổ chức này. Từ chỗ chỉ được xuất khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, đến nay các doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu theo năng lực thị trường mà không lo về hạn ngạch. Thuế nhập khẩu dệt may của Việt Nam vào các nước thành viên WTO sẽ theo khung NTR (Hiệp định quan hệ thương mại bình thường). Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập mạnh hơn vào thị trường nước ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất. Bên cạnh đó, mọi tranh chấp thương mại đều được giải quyết thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại WTO.

- Khi tham gia hội nhập với nền kinh tế Thế giới, Việt Nam cũng sẽ có thêm nhiều cơ hội thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là vào ngành dệt may. Hội nhập còn giúp các doanh nghiệp Dệt may Việt

nước ngoài. Ngành dệt may là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa nên được Nhà nước đặc biệt chú trọng quan tâm. Chính sách hỗ trợ của Chính phủ cùng với sự khuyến khích của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và động lực cho Hoa Tho Corp ngày càng phát triển.

- Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù, chịu khó cùng với tiền gia công sản phẩm rẻ, chi phí nhân công thấp, các sản phẩm may mặc Việt Nam được các nước nhập khẩu đánh giá cao là những điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của Công ty.

2.1.5.2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi trên, Công ty còn gặp một số khó khăn:

- Trước những cơ hội lớn khi là thành viên WTO thì ngành dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong cạnh tranh. Đó là hàng rào bảo hộ hàng sản xuất trong nước đã giảm đến mức tối đa. Các nhà sản xuất dệt may trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của một số nước cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Ấn Độ.

- Sự phát triển tăng tốc của ngành may đã thúc đẩy nhiều Công ty, cá nhân đầu tư vào ngành này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về giá; lao động thường xuyên biến động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các Công ty.

- Giá cả thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới trong năm có nhiều biến động. Giá nguyên vật liệu đầu vào và giá dịch vụ vận chuyển tăng mạnh làm gia tăng chi phí sản xuất của Hoa Tho Corp, trong khi giá thành sản phẩm thay đổi rất ít.

- Phát triển kinh doanh nội địa ngày càng khó khăn do doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ với các thương hiệu trong nước mà cả nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã và đang tràn vào Việt Nam. Trong bối cảnh đó, mảng kinh doanh nội địa của Hoa Tho Corp vẫn còn rất khiêm tốn so với năng lực của Tổng Công ty.

a. Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2012:

Năm 2012 năm là năm thứ hai triển khai thực hiện chiến lược phát triển Công ty giai đoạn 2011 - 2015 và hướng đến 2020 của TCT đã được phê duyệt. Trong đó mục tiêu sản xuất kinh doanh 2012 của TCT sẽ phấn đấu thực hiện vượt mức các chỉ tiêu sau:

- Doanh thu : 1.900 tỷ đồng. - Kim ngạch xuất: 87 triệu USD - Sản phẩm sản xuất:

+ Sản phẩm sợi các loại: 9.400 tấn.

+ Sản phẩm may các loại: 9.600.000 sản phẩm.

b. Chỉ tiêu tài chính và phân phối lợi nhuận 2012:

- Lợi nhuận: 63,55 tỷ đồng.

- Tỉ lệ cổ tức chia/ vốn Điều lệ: 20%

Dự kiến năm 2012 TCT chia cổ tức với hai hình thức: Tiền mặt và cổ phiếu. Cơ cấu, cách thức và tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu sẽ do Hội đồng quản trị quyết định phù hợp với nhu cầu và quy định.

c. Chỉ tiêu tiền lương 2012:

- Tổng quỹ lương: 253 tỷ đồng.

- Lao động tính lương (không tính các Công ty con): 5.790 người. - Thu nhập bình quân: 4,0 triệu đồng/người/tháng.

- Lương bình quân Tổng Giám đốc: 40 triệu đồng/tháng.

d. Mục tiêu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh 2012:

- Mục tiêu phát triển Tổng Công ty:

Mục tiêu chiến lược phát triển Tổng Công ty giai đoạn 2011-2015 và đến giai đoạn 2020 là: "Xây dựng TCT Cổ phần Dệt May Hòa Thọ trở thành một trong những Trung tâm Dệt May của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế : xanh, sạch, công khai minh bạch và thân thiện với môi trường”.

nâng cao đời sống người lao động, không chỉ là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay, mà còn là nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên trong chỉ đạo điều hành của TCT.

- Triển khai các dự án đầu tư năm 2012:

 Dự án đầu tư thêm 01 chuyền may veston, kinh phí khoảng 24 tỷ đồng.  Dự án đầu tư Nhà máy may Hương An (hợp tác đầu tư với các khách hàng), kinh phí khoảng 10 tỷ đồng.

 Dự án đầu tư Nhà máy may tại Thăng Bình với kinh phí khoảng 10 tỷ đồng.

 Dự án đầu tư nhà xưởng Nhà máy may I với giá trị khoảng 20 tỷ đồng.  Dự án xây dựng nhà làm việc khối Văn phòng TCty khoảng 15 tỷ đồng.  Xây dựng Trung tâm kinh doanh thời trang Hòa Thọ khoảng 15 tỷ đồng.  Góp vốn thành lập Công ty cổ phần tại Cụm công nghiệp Chợ Lò – Phú Ninh Quảng Nam với kinh phí khoảng 2 tỷ đồng.

 Đầu tư chiều sâu ngành sợi với kinh phí 20 tỷ đồng.  Đầu tư chiều sâu ngành may với kinh phí 17 tỷ đồng Tổng giá trị đầu tư khoảng: 133 tỷ đồng.

2.2 Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty

2.2.1 Vn

Cùng với lao động và công nghệ, vốn là một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, được ví như máu của doanh nghiệp. Trong cơ cấu vốn của một doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận hợp thành là vốn lưu động và vốn cố định. Tỷ trọng của hai loại vốn này tùy thuộc vào chu kỳ sản xuất, tiêu thụ và quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường.

Đvt: đồng

Cuối năm 2009 Cuối năm 2010 Cuối năm 2011

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn cố định 269.833.371.488 46,83 268.981.632.710 45,72 344.643.444.629 46,64 Vốn lưu động 306.392.053.617 53,17 319.294.807.102 54,28 394.366.185.593 53,36 Tổng vốn 576.225.425.105 100,00 588.276.439.812 100,00 739.009.630.222 100,00 Tổng nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt cao nhất vào năm 2011. Và trong cơ cấu tổng vốn thì vốn lưu động luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với vốn cố định. Tỷ lệ vốn lưu động cao nhất vào năm 2010 với 54,28% và ít nhất là vào năm 2009 với 53,83%. Năm 2011 là năm có vốn cao nhất kể cả vốn cố định lẫn vốn lưu động với số vốn vượt mức 300.000 triệu đồng. Nguồn vốn tăng cho thấy tiềm lực mạnh mẽ của Công ty, và cũng là cơ sở để Công ty phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

2.2.2 Tình hình s dụng lao động

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty

Năm 2010 (31/12/2010) Năm 2011 (31/12/2011) Chênh lệch 2011/2010 Chỉ tiêu Số LĐ (người) Tỷ trọng (%) Số LĐ (người) Tỷ trọng (%) +/- % Tổng số lao động 1. Nữ 2. Nam 5.978 4.679 1.299 100 78,27 21,73 6.879 5.341 1.538 100 77,64 22,36 901 662 239 15,07 14,15 18,40 Theo hợp đồng 1. LĐ dài hạn 2. LĐ ngắn hạn 5.563 415 93,06 6,94 6.588 291 95,77 4,23 1.025 -124 18,43 -29,88 Theo trình độ 1. Đại học và trên Đại học 2. Trung cấp 3. Công nhân kỹ thuật và trình độ khác 162 205 5.611 2,71 3,43 93,86 166 205 6.508 2,41 2,98 94,61 4 0 897 2,47 0,00 15,99

(Nguồn: Báo cáo thường niên Hòa Thọ qua 3 năm từ 2009 đến 2011)

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số lao động của Công ty có sự tăng lên đột biến 901 người, tăng khoảng 15,07% so với năm 2010. Trong đó, tổng lao động

năm 2010 lao động nữ tăng với số lượng lớn là 662 người từ 4.679 người lên 5,341 người thì lao động nam lại có tỷ lệ tăng cao hơn so với lao động nữ là 18,4%. Nhu cầu lao động tăng đối với lao động nam trong các hoạt động sữa chữa máy móc và nhu cầu bên các xưởng may nên lao động nam tăng là điều tất nhiên.

Lao động theo hợp đồng thì nhìn chung lao đồng dài hạn chiếm gần như toàn bộ lực lượng lao động của Công ty, lao động ngắn hạn năm 2011 chỉ là 291 người chiếm 4,23%, so với năm 2010 lại giảm tới 29,88%. Cho thấy chính sách của Công ty là để người lao động gắn bó lâu dài để họ có thể yên tâm làm việc và được hưởng các chế độ phúc lợi tốt hơn.

Về cơ cấu trình độ thì lực lượng công nhân kỹ thuật và trình độ khác luôn chiếm một số lượng đông đảo, tăng 897 người tương ứng 15,99%, vì đa phần lao động Công ty chủ yếu vào hoạt động sản xuất may mặc, lao động có trình độ cao hơn như cao đẳng, đại học thì làm việc ở bộ phận văn phòng. Tỷ lệ lao động trình độ đại học và trên đại học có tăng nhưng không đáng kể khoảng 2,47%, do chính sách đào tạo của Công ty quan tâm đến nhân viên, đặc biệt cho những người có tiềm năng đi học các bằng cao hơn hoặc tạo điều kiện để họ có thể học các bằng về chuyên môn nghiệp vụ. Đáng chú ý những người trình độ trung cấp thì hầu như không có biến động gì, vẫn ở mức 205 người qua 2 năm.

 Các chính sách đối với người lao động:

- Chính sách tuyển dụng đào tạo:

Tổng Công ty tuyển dụng nhân sự mới theo quy trình được thiết lập, để đảm bảo nhân viên mới có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm cho vị trí cần tuyển dụng và có tư cách đạo đức tốt, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với tổng Công ty.

Tổng Công ty đảm bảo toàn bộ nhân viên Công ty được đào tạo để có đủ năng lực chuyên môn thực hiện tốt công việc được giao. Việc đào tạo và huấn luyện các kỹ năng và chuyên môn cần thiết được thực hiện tại tổng Công ty hoặc đào tạo các khóa học bên ngoài theo kế hoạch đào tạo của Công ty được lập từ đầu năm.

Công ty khuyến khích cán bộ - nhân viên tham dự các khóa đào tạo ngoài giờ làm việc. Người lao động của Công ty được cử đi tập huấn hoặc học nghiệp vụ được hưởng 100% lương đang hưởng và các chi phí đến học tập.

Người lao động của tổng Công ty tự học nâng cao trình độ (học ngoài giờ hành chính và đúng ngành nghề mà tổng Công ty yêu cầu) được tổng giám đốc chấp thuận, sau khóa học nhân viên cung cấp văn bằng chứng chỉ thi tốt nghiệp sẽ được thanh toán 100% tiền học phí (theo chứng từ hợp lệ).

Các trường hợp Công ty chi trả - hỗ trợ tiền học phí và các chi phí có liên quan đến việc học tập. Nếu xin chuyển công tác hoặc nghỉ việc phải hoàn trả 100% tiền Công ty đã chi cho việc học tập trên (trừ người lao động có thời gian làm việc cho Công ty trên 5 năm kể từ ngày được cấp bằng).

Chính sách an toàn lao động là một chính sách quan trọng hàng đầu của Công ty. Huấn luyện an toàn lao động cho công nhân trước khi vào làm việc, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân gồm quần áo, mũ bảo hộ,… đầy đủ, kịp thời theo tính chất công việc đòi hỏi.

Ban hành nội quy về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác an toàn lao động tại các Công ty/nhà máy.

- Chế độ làm việc:

Tổng Công ty thực hiện chế độ làm việc 6 ngày/tuần và 8 giờ/ngày. Tuy nhiên tùy theo điều kiện công việc đòi hỏi mà các nhà máy/Công ty có thể thay đổi thời giờ làm việc trong ngày cho hợp lý hoặc làm thêm giờ nhưng phải bảo đảm đúng Luật Lao động.

Cán bộ công nhân viên được nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước.

- Chính sách tiền lương:

Thực hiện các quy định của Nhà nước về tiền lương – thưởng. Tổng giám đốc Công ty giao khoán đơn giá tiền lương trên doanh thu cho các đơn vị và giao cho Chánh Văn Phòng – Giám đốc các đơn vị có trách nhiệm xây dựng phương án trả lương sản phẩm, lương khoán, lương hệ số cấp bậc công việc, có bình xét kết quả thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của người lao động trong tháng theo loại

đúng quy định và phương án trả lương của đơn vị đã được phê duyệt.

Mức thu nhập lương của người lao động năm 2012 thực hiện tăng hơn 20% so năm 2011 và mức lương tối thiểu không dưới 1.999.830 đồng/tháng/người (áp dụng cho công nhân khu vực Đà Nẵng) và các khu vực khác là 1.741.425 đồng/người/tháng. Trường hợp người lao động làm việc tích cực, bảo đảm ngày công nhưng mức thu nhập lương thấp hơn mức lương tối thiểu trên sẽ được đơn vị bù đủ mức lương tối thiểu theo giá trị ngày công làm việc. Trường hợp do khả năng làm việc yếu dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiền lương trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu trên sẽ không bù và nếu kéo dài quá ba tháng sẽ xem xét khả năng làm việc và việc ký kết hợp đồng lao động.

Lương chờ việc được tính cho các trường hợp do điều kiện khách quan hoặc bất khả kháng hoặc do sự cố mất điện... phải bố trí nghỉ chờ việc được hưởng lương chờ việc theo quy định của điều 62 Bộ luật lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Tiền thưởng tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, nhưng

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp hoàn thiện chính sách marketing-mix cho sản phẩm quần áo nam merriman ở tổng công ty dệt may hòa thọ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)