Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp hoàn thiện chính sách marketing-mix cho sản phẩm quần áo nam merriman ở tổng công ty dệt may hòa thọ (Trang 100)

Điểm mạnh Điểm yếu

- Hiện nay Tổng công ty đã có thương hiệu đối với khách hàng quốc tế cũng như người tiêu dùng trong nước. Đây được coi là tài sản lớn nhất của công ty.

- Tận dụng thế mạnh của thương hiệu địa phương có truyền thống phát triển lâu đời và đã gây dựng được uy tín khá tốt tại các thị trường quen thuộc là thị trường Đà Nẵng và các thị trường lân cận.

- Năng lực lãnh đạo và công tác quản trị hiệu quả, nội bộ đoàn kết, được công nhận là công sở văn hóa làm nền tảng phát triển văn hóa doanh nghiệp mang sắc thái riêng của Hòa Thọ.

- Cơ sở hạ tầng đầy đủ, máy móc, thiết bị khá hiện đại, tiết kiệm được chi phí.

- Lực lượng lao động có kỹ năng và tay nghề may tốt, có kỷ luật, có khả năng sản xuất được các sản phẩm phức

- Chịu sự cạnh tranh quyết liệt với các thương hiệu đã có mặt trên thị trường, đặc biệt là những thương hiệu nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

- Hạn chế vốn và nhân lực để mở rộng sản xuất.

- Là sản phẩm mới trên thị trường thời trang dành cho nam giới nên chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều.

- Tuy là thương hiệu mạnh nhưng Công ty chỉ chú trọng đưa các sản phẩm xuất khẩu, chưa chiếm lĩnh thị trường nội địa. Công tác xây dựng thương hiệu nội địa chưa tốt.

- Tích cực trong việc đổi mới, áp dụng phương thức quản lý sản xuất tiên tiến nhưng chưa duy trì tốt dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm may của Công ty còn kém hơn so với Nhà Bè, Việt Tiến.

tạp, có chất lượng cao được khách hàng khó tính chấp nhận nhưng với chi phí lao động thấp hơn so với các khu vực Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.

- Có hệ thống tổ chức sản xuất tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội đạt tiêu chuẩn SA 8000 và được các khách hàng lớn chứng nhận như Nike, Gaggar, Perry Ellis International…

Cơ hội Đe dọa

- Là ngành được Nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển.

- Thị trường nội địa đầy tiềm năng với dân số trên 87 triệu người, trong đó tỷ lệ nam giới chiếm khoảng một nửa dân số, vừa là nguồn lao động dồi dào vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Mức sống cũng như thu nhập bình quân của người dân ngày càng cao và được sự ủng hộ của Nhà nước về chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

- Xu hướng và thị hiếu của người dân càng tăng, đặc biệt chú trọng đến những sản phẩm có thương hiệu và chất lượng cao.

- Công nghệ phát triển là cơ hội để doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị góp phần tăng năng suất.

- Giá nguyên vật liệu nhiều biến động, chỉ số giá tiêu dùng cao, một số mặt hàng quan trọng được điều chỉnh tăng giá như điện, xăng dầu, cước vận chuyển…đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tốn kém một khoảng chi phí để đầu tư máy móc thiết bị nhằm hiện đại hóa quy trình sản xuất của mình.

- Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp do sự giảm của thuế nhập khẩu và các hàng rào bỏa hộ khác làm giá sản phẩm may mặc bị giảm xuống.

Bảng khảo sát này chủ yếu thực hiện tại thị trường Đà Nẵng, tại các cửa hàng Merriman có khách hàng nam tới mua hoặc xem các sản phẩm, không phân biệt độ tuổi, thu nhập. Tác giả đã phân phối 110 phiếu câu hỏi và đã thu về 100 phiếu trả lời. Trên cơ sở này, đã xử lý kết quả và đưa ra những nhận xét khái quát như sau:

Nội dung Kết quả Nhận xét 1. Khảo sát khách hàng về những sản phẩm quần áo nam mà họ đã thường sử dụng. - Trong số những khách hàng được phỏng vấn tại Tp Đà Nẵng thì có khoảng 26,67% sử dụng các sản phẩm của Việt Tiến, khoảng 16,67% là những người ưa chuộng các dòng sản phẩm của An Phước và cũng có một lượng tương tự những người dùng sản phẩm của John Henrry. Còn 40% những người còn lại thì sử dụng các sản phẩm thuộc các thương hiệu khác.

- Như vậy, ta có thể thấy rằng đa số các khách hàng được hỏi tập trung mức cao nhất vào các sản phẩm thuộc các thương hiệu khác ngoài các thương hiệu được liệt kê như Việt Tiến, An Phước hay John Herry. Tuy nhiên, nếu để ý ta thấy dòng sản phẩm các khách hàng nam ưa chuộng tiếp theo đó là Việt Tiến, đây có thể coi là thương hiệu khá phổ biến được nhiều người tiêu dùng lựa chọn vì giá cả của Việt Tiến khá phù hợp với thu nhập của người dân. Các thương hiệu còn lại có thể giá hơi cao hơn nên ít được ưa chuộng hơn mặc dầu có thể nói những thương hiệu này chất lượng không thể chê vào đâu được.

2. Khảo sát khách hàng về mức độ biết đến nhãn hiệu Merriman của - Có khoảng 50% số người được hỏi biết đến Merriman ở mức độ bình thường. 30% cho rằng họ biết về

- Từ những thống kê bên cạnh có thể cho thấy rằng Merriman chưa thực sự là một thương hiệu mạnh tại đây. Đa phần mọi người có biết về sản phẩm nhưng thực sự vẫn

Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ.

những người còn lại biết ít về Merriman.

chưa biết nhiều. Đây là một điều tất nhiên vì dẫu sao Merriman cũng là một dòng sản phẩm mới, chỉ một bộ phận những người đã từng dùng mới biết đến sản phẩm. Đòi hỏi công tác Marketing, PR cho thương hiệu phải được tiến hành nhanh và mạnh hơn nữa. 3. Khảo sát khách hàng về các phương tiện mà qua đó họ biết đến Merriman.

- Thông qua người giới thiệu chiếm tới 40% số người được hỏi rằng họ biết đến thương hiệu thông qua người giới thiệu. Thông qua báo chí và các phương tiện khác đều có cùng mức 20%. Tiếp theo đến Internet là 10%, tivi là 6,67% và thấp nhất là 3,33% biết đến qua băng rôn, áp phích quảng cáo.

- Như vậy, rõ ràng ta thấy các kênh quảng cáo của Công ty chưa phát huy được hiệu quả tiếp thị của mình. Người tiêu dùng chỉ biết đến sản phẩm nhiều nhất thông qua lời giới thiệu của những người đã từng sử dụng sản phẩm. Một phần, các chương trình quảng cáo này mới đi vào sử dụng, thời gian tác động vào khách hàng chưa đủ lâu nên chưa đủ sức thuyết phục được họ. 4. Đánh giá của người tiêu dùng về giá cả của sản phẩm hiện tại. - Có tới 56,67% những người được hỏi cho rằng giá cả sản phẩm hiện tại là bình thường, 30% cho rằng giá cao, 10% cho rằng giá rất cao và khoảng

- Như vậy, giá Merriman đưa ra ở thời điểm hiện tại là khá hợp lý. Trên một nửa số khách hàng cho rằng giá như thế là phù hợp với sản phẩm. Merriman nên tiếp tục phát huy chính sách giá mà họ định vị cho sản phẩm của mình.

3,33% cho rằng giá rất thấp. 5. Đánh giá của khách hàng về mẫu mã của Merriman. - Có tới khoảng 70% khách hàng cho rằng mẫu mã Merriman đưa ra là lịch sự, trang nhã, 20% cho rằng nó cũng bình thường và 10% không có ý kiến.

- Merriman khi mới ra đời đã tạo cho mình bằng một sự khác biệt so với các thương hiệu có mặt trên thị trường, lấy cảm hứng từ các họa tiết quý tộc Anh vui vẻ, thoải mái… nên sản phẩm khá độc đáo. Do dó, cũng không lấy làm lạ khi có một lượng người tiêu dùng đánh giá cao về mức độ lịch sự, trang nhã của nó. 6. Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm. - 13,33% những người được hỏi cho rằng sản phẩm có chất lượng rất tốt, 66,67% cho rằng sản phẩm tốt, 20% cho rằng bình thường và không có ai cho rằng sản phẩm có chất lượng thấp.

- Ta thấy rằng có hơn trên một nửa số người cho rằng chất lượng sản phẩm hiện tại là tốt. Như vậy, so với mức giá Merriman định ra thì giá cả như thế là phù hợp với chất lượng. Số lượng những người cho rằng sản phẩm bình thường có thể hiểu ở đây có thể do sự tiêu dùng quen đối với những sản phẩm cao cấp hơn của họ từ trước.

7. Đánh giá của khách hàng về mức độ thuận lợi để mua sắm của cửa hàng Merriman. - Có tới 66,67% khách hàng đồng ý với cách bố trí vị trí cửa hàng hiện tại. 16,67% họ hoàn toàn đồng ý và cũng một số lượng tương tự không có ý kiến. Không có ý

- Như vậy, vị trí cửa hàng Merriman được đa số người tiêu dùng chấp thuận thuận lợi cho việc mua sắm của họ. Những người còn lại không đồng ý lắm có lẽ vì họ ở xa khu vực có cửa hàng chứ thực sự cửa hàng của Merriman đều nằm tại những khu mua sắm sầm uất và các

kiến không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý.

tuyến đường thời trang nổi tiếng của thành phố. 8. Đánh giá của khách hàng về logo của Merriman đẹp và ý nghĩa. - Có 50% khách hàng đồng ý logo của thương hiệu đẹp và ý nghĩa. 33,33% số người không có ý kiến và 16,67% những người còn lại hoàn toàn đồng ý. - Một nửa số khách hàng đồng ý có nghĩa là logo Merriman đưa ra là phù hợp với những ý tưởng thiết kế cũng như ý nghĩa mà sản phẩm mang lại cho sản phẩm. Tuy nhiên, ta cũng thấy có một số lượng lớn mọi người không đánh giá được logo có thực sự ý nghĩa và đẹp hay không. 9. Đánh giá của khách hàng về sự cung cấp đầy đủ thông tin của Wedsite Merriman tại địa chỉ www.merrima n.com.vn - Có khoảng 73,33% khách hàng đồng ý rằng Wedsite đã cung cấp đầy đủ thông tin, 23,33% lại không có ý kiến và chỉ có 3,33% hoàn toàn đồng ý, không có người hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý.

- Như vậy, địa chỉ Wedsite hiện tại đã được đông đảo khách hàng chấp nhận. Theo đánh giá trang Wed của Merriman khá hứng thú đặc biệt là lúc mở đầu và có phòng thay đồ khá thú vị, phù hợp với một trang wed chuyên kinh doanh mặt hàng thời trang. Những người không có ý kiến cũng chiếm khá cao, có thể họ chưa biết về trang Wed hoặc chưa ghé thăm bao giờ. Tuy nhiên, Merriman cần bổ sung thêm các thông tin về sản phẩm và cập nhật thêm các sản phẩm mới để người tiêu dùng có thể lựa chọn. Và đặc biệt, cần thêm phần mua hàng trực tuyến, như thế sẽ có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

10. Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về các chính sách khuyến mãi, giảm giá mà Merriman đã đưa ra. - Có khoảng 46,67% khách hàng có hài lòng với những chính sách Merriman đã thực hiện, nhưng cũng có xấp xỉ lượng người như vậy không có ý kiến 43,33%, và chỉ có 10% không hài lòng cho lắm.

- Thật sự sản phẩm đang ở trong giai đoạn thâm nhập thị trường nên các chính sách khuyến mãi, giảm giá Merriman đưa ra khá nhiều. Tuy nhiên, hầu hết quy mô chưa rộng khắp nên có thể lý giải vì sao nhiều người không có ý kiến về vấn đề này. Vì vậy, Công ty cần mở rộng và quảng bá nhiều hơn các chương trình của mình để nhiều người có thể biết đến hơn.

Chương 3:

MT S GII PHÁP MARKETING

CHO SN PHM MERRIMAN

CA TNG CÔNG TY C PHN

CHƯƠNG 3

MT S GII PHÁP MARKETING CHO SN

PHM MERRIMAN CA TNG CÔNG TY

C PHN DT MAY HÒA TH

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1 Tiềm năng của thị trường thi trang và ngành dt may

Với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế, mức sống người dân ngày một nâng cao, thị trường thời trang Việt cũng có những bước phát triển song hành. Cùng với sự phát triển đó là sự mọc lên của hàng loạt các cửa hiệu, các trung tâm thời trang lớn kinh doanh những bộ trang phục với đủ kiểu dáng, màu sắc phục vụ cho nhiều đối tượng với phong cách và gu thẩm mỹ khác nhau. Nhiều thương hiệu thời trang cao cấp cũng dần nhận ra Việt Nam đang đủ điều kiện trở thành thị trường đầy tiềm năng cho hãng mình.

Việt Nam là một thị trường có dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, song hành với sự tăng trưởng kinh tế ổn định. Bên cạnh đó, nhu cầu mua sắm hàng thời trang của người Việt lại bắt nhịp nhanh với các nước trên thế giới.

Sự đổ xô của các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới vào thị trường nội địa đòi hỏi các hãng thời trang trong nước cần có một chiến lược đúng đắn để có thể cạnh tranh được với sự đổ xô ồ ạt của các thương hiệu ngoại nhập.

Mặc dù mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong những năm gần đây liên tục tăng, tâm lý người Việt luôn thích dùng đồ ngoại nhưng có thể nói, do là hàng nhập khẩu cà chịu ảnh hưởng của thuế nên giá cả các sản phẩm thời trang ngoại nhập luôn ở giá rất đắt, các thương hiệu nổi tiếng trong nước vẫn là sự lựa chọn của đa số người Việt Nam.

Nắm được tâm lý này, các nhà thiết kế trong nước đã biết định hướng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiều bộ trang phục được thiết

hãng thời trang nổi tiếng không đi sâu vào thiết kế các sản phẩm thời trang cao cấp với giá ngất ngưởng mà tập trung vào thiết kế các sản phẩm thời trang ứng dụng, có giá cả phù hợp với đa số người Việt Nam.

Với giá cả hợp lý cùng các mẫu thiết kế phù hợp với phong cách ăn mặc của đa số người Việt Nam, các thương hiệu nổi tiếng trong nước như Blue Exchange, Viethy… và các sản phẩm của Tổng Công ty may Việt Tiến, Nhà Bè… vẫn là sự lựa chọn của đa số người Việt Nam. Các cửa hàng chuyên bày bán các sản phẩm thời trang của các hãng này luôn thu hút một số lượng lớn khách hàng, đa số là các bạn trẻ.

Giá cả chính là một lợi thế để các sản phẩm thời trang mang thương hiệu Việt cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài, tuy nhiên, một khi mức thu nhập của người dân ngày càng ổn định hơn thì tất nhiên, chất lượng cũng như kiểu dáng mới là sự lựa chọn hàng đầu. Làm được điều này, đòi hỏi các nhà thiết kế trong nước phải được đào tạo một cách bài bản, đồng thời không ngừng học hỏi, đổi mới để có thể cạnh tranh được trong một lĩnh vực rất tiềm năng này.

Trên thị trường nội địa, các sản phẩm Dệt may Việt Nam được phân phối thông qua khoảng 15.000 đại lý và cửa hàng bán lẻ. Trong thời gian gần đây, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu do mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng trở nên gay gắt, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thúc đẩy bán hàng trên thị trường trong nước. Một xu hướng đang diễn ra giữa các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam là cùng hợp tác để mở các cửa hàng bán lẻ mới nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng bằng những địa chỉ mua sắm có nhiều mặt hàng và mẫu mã đa dạng hơn.

Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới, Việt Nam đứng trong danh sách TOP 10 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng Dệt may trong giai đoạn 2007-2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4,32%), Đức (5,03%), Italy (5%), Ấn Độ (3,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,7%).

Bình quân giai đoạn 2006-10/2011, ngành Dệt may đóng góp trên 15% vào

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp hoàn thiện chính sách marketing-mix cho sản phẩm quần áo nam merriman ở tổng công ty dệt may hòa thọ (Trang 100)