CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Tổng quan về nhận thức rủi ro và nhận thức lợi ích
2.3.2. Các nhận tố nhận thức lợi ích
Trong nghiên cứu của Sheth, Newman & Gross (1991), các học giả đã đề cập đến nhận thức về công dụng như một nhân tố quan trọng trong nhận thức về lợi ích của mỗi cá nhân tác động đến ý định mua hàng. Hay Ryu (2018); Kuo và Teo (2015) cũng khẳng định rằng nhận thức về kinh tế có tác động quan trọng đến ý định sử dụng các giao dịch Fintech. Kim và Lee (2010) cho rằng nhận thức về sự thuận tiện là yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công của các dịch vụ di động trong thfi đại số này.
Nhận thức lợi ích chức năng
Nhận thức lợi ích chức năng là “những niềm tin của ngưfi tiêu dùng về chức năng mà sản phẩm hay dịch vụ mang lại”. Cụ thể, giá trị của chức năng là “tiện ích nhận được từ khả năng thay thế cho công dụng, tiện dụng, một sự thay thế mua lại giá trị chức năng thông qua việc sở hữu thuộc tính nki bật về chức năng, tiện dụng” (Sheth và cộng sự, 1991). Có thể nói rằng, tác giả đã rút ra khái niệm của nhận thức lợi ích chức năng là những hiểu biết, nhận thức về lợi ích hình thành từ công dụng của sản phẩm đó. Sánchez và cộng sự (2006) khẳng định rằng xuyên suốt quá trình mua, nhận thức lợi ích chức năng gần như không thay đki và luôn giữ một vai trò quan trọng trong nhận thức về lợi ích của ngưfi tiêu dùng. Moon & Kim (2001) và Venkates & David (2000) định nghĩa về nhận thức lợi ích chức năng rằng những ngưfi tiêu dùng tiềm năng coi những chức năng của sản phẩm công nghệ này có thể giúp cho hiệu suất công việc của họ được cải thiện và họ có thể nhận được những lợi ích từ những chức năng này trong tương lai. Nếu ngưfi tiêu dùng tin rằng những chức năng của các ứng dụng Fintech có thể hữu ích với công việc của họ, ý định sử dụng các sản phẩm Fintech sẽ cao hơn (Chuang và cộng sự, 2016)
Trên thực tế, ví điện tử MoMo hiện nay đang là trung gian dịch vụ cho trên 10 lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, du lịch, dịch vụ cộng đồng,… Nhóm nghiên cứu tin rằng ví điện tử MoMo đang cung cấp những chức năng mà sẽ có ảnh hưởng lớn đến ý định sử dụng ứng dụng Fintech này. Liệu nhân tố nhận thức lợi ích về chức năng có ảnh hưởng và mức độ như nào đến ý định sử dụng của ngưfi tiêu dùng? Nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết H4 để kiểm định về mối quan hệ giữa nhận thức lợi ích chức năng đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo:
H4: Nhận thức lợi ích chức năng có ảnh hưởng tích cực đến ý đznh sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.
Nhận thức lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế bao gồm: Việc giảm chi phí, tăng lợi ích khi thực hiện các giao dịch tài chính trên Fintech. Ngưfi tiêu dùng có thể giảm thiểu rất nhiều chi phí khi sử dụng các giao dịch trên ứng dụng Fintech so với các giao dịch truyền thống khác (Mackenzie, 2015). Ryu (2018) và Kuo & Teo (2015) nhận định rằng “lợi ích kinh tế có tác động tích cực lên ý định sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử”. Hamari và cộng sự (2015) khẳng định “lợi ích kinh tế là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia vào một nền tảng chia sẻ ngang hàng (P2P)”. Mohlmann (2015) đã chứng minh rằng “biến tiết kiệm chi phí ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ P2P”.
trong tương lai. Chinh (2020) nhận định rằng nhận thức lợi ích kinh tế là việc ngưfi tiêu dùng nhận thức về việc giảm thiểu những chi phí mà khách hàng phải trả nếu họ không sử dụng sản phẩm/ dịch vụ .
Ví MoMo hiện đang cung cấp dịch vụ chuyển và nhận tiền, chi trả cho các dịch vụ khác hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó, khách hàng cũng nhận được rất nhiều các mã chiết khấu khi sử dụng các tiện ích mà ví MoMo đang cung cấp như nạp tiền điện thoại, đặt đồ ăn,… Đối với những bạn sinh viên chưa có thu nhập kn định, việc sử dụng ví điện tử sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí phát sinh không đáng có, nhất là trong thfi đại tất cả mọi thứ ngày càng trở nên đắt đỏ. Nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là một nhân tố phải có trong việc tác động đến ý định sử dụng ví MoMo của giới trẻ nên đề xuất giả thuyết H5:
H5: Nhận thức lợi ích kinh tế ảnh hưởng tích cực đến ý đznh sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.
Nhận thức lợi ích thuận tiện
Sự thuận tiện là một nhân tố góp phần cho sự thành công của dịch vụ công nghệ thông tin vì nó thúc đẩy tính nhanh chóng và khả năng tiếp cận ngay lập tức (Ryu, 2018; Kuo & Teo, 2015; Sharma, 2009). Một trong những cách làm tăng sự hài lòng của khách hàng là phải cải thiện tốc độ dịch vụ (Dabholkar, 1996; Meuter và cộng sự, 2000) vì nó
cho phép ngưfi tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ và hiệu suất công việc sẽ cao hơn (Timmor & Rymom, 2007). Kleijnen và cộng sự (2007) đã chỉ ra “khách hàng đánh giá mức độ hiệu quả về thfi gian là một trong số những động lực quan trọng khi áp dụng công nghệ mới”. Okazaki và Menden (2013) cho rằng sự thuận tiện đề cập đến sự linh hoạt về thfi gian và địa điểm khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Sự thuận tiện là một nhân tố hữu ích như một công cụ dự đoán về việc sử dụng các hệ thống ngân hàng điện tử (Shen và cộng sự, 2010). Meuter và cộng sự (2010) đã qua nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng thì chỉ ra rằng “với một quy trình dịch vụ nhanh chóng là nguồn hài lòng nki bật nhất”. Đo lưfng dựa trên thfi gian mua tiêu thụ, địa điểm mua và quy trình mua, Forsythe và cộng sự (2012) chỉ ra nhận thức thuận tiện cảm nhận về khả năng mua sắm bất cứ lúc nào từ nơi khác nhau bất kể vị trí. Có thể nói, nhận thức lợi ích thuận tiện được hiểu là việc giảm thiểu thfi gian tiêu thụ cho nỗ lực thực hiện dịch vụ của ngưfi tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh và địa điểm nào.
Trong thfi đại công nghệ 4.0 hiện nay, các công ty công nghệ ngày càng cần cải thiện về tốc độ và chất lượng của dịch vụ mình cung cấp để có thể thu hút ngưfi tiêu dùng. Chẳng ngưfi tiêu dùng nào muốn sử dụng một ứng dụng mà khiến họ phải chf đợi cả. Hơn nữa, với lối sống nhanh như hiện nay, việc một ứng dụng Fintech không thể đáp ứng được tốc độ xử lý yêu cầu của ngưfi tiêu dùng nói chung và giới trẻ nói riêng hoàn toàn có thể bị thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu tin rằng nhận thức về sự thuận tiện là một yếu tố quan trọng của không chỉ các ứng dụng Fintech mà còn là các ứng dụng công nghệ khác sẽ thúc đẩy ý định sử dụng của ngưfi tiêu dùng. Nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết H6 như sau:
H6: Nhận thức lợi ích thuận tiện ảnh hưởng tích cực đến ý đznh sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.