Phân tích ANOVA

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhận thứcrủi ro và nhận thức lợi ích tới ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử momo của giới trẻ (Trang 63 - 69)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kiểm đznh mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

4.3.4. Phân tích ANOVA

Phân tích Anova trong bài đang đề cập tới phân tích phương sai một yếu tố dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu, nhằm kiểm định sự khác biệt hay ý nghĩa thống kê của những biến nhân khẩu học với dữ liệu thu thập được.

Kiểm định này được thực hiện thông qua hai bước như sau: Bước 1: Kiểm định các phương sai bằng nhau giữa các nhóm

Levene test: dùng kiểm định phương sai bằng nhau hay không giữa các nhóm Ho: “Phương sai bằng nhau”

Sig <= 0.05: bác bỏ Ho

Sig >0.05: chấp nhận Ho -> đủ điều kiện để phân tích tiếp anova

Bước 2: Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc Ho: “Trung bình bằng nhau”

Sig <=0.05: bác bỏ Ho -> đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc

Sig >0.05: chấp nhận Ho -> chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc

Nhóm tác giả tiến hành thực hiện kiểm định Anova và phân tích kết quả cho các nhóm biến học vấn, thu nhập và nhóm tham khảo như sau:

4.3.4.1 Về học vấn

Kết quả kiểm định ANOVA như sau:

Kiểm định ANOVA về học vấn đến Nhận thức lợi ích chức năng

Kiểm định ANOVA về học vấn đến Nhận thức lợi ích thuận tiện

Vì giá trị sig ở các kiểm định này > 0.05 do đó giả thuyết H0 được chấp nhận, phương sai giữa các lựa chọn của biến nhóm tham khảo bằng nhau đủ điều kiện phân tích ANOVA.

Dựa vào kết quả phân tích, ta thấy giá trị sig ở bảng phân tích ANOVA lần lượt là 0.513, 0.513, 0.213, 0.685 đều lớn hơn 0.05, do đó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhận thức lợi ích chức năng, nhận thức lợi ích kinh tế và nhận thức lợi ích thuận tiện và ý định sử dụng ví điện tử Momo giữa các đáp viên có trình độ học vấn khác nhau trước khi sử dụng ví điện tử Momo.

4.3.4.2 Về thu nhập

Kiểm định ANOVA về thu nhập đến Nhận thức lợi ích chức năng

Kiểm định ANOVA về thu nhập đến Nhận thức lợi ích kinh tế

Ở 2 kiểm định trên, sig < 0.05 nên do đó giả thuyết H0 bị bác bỏ, phương sai giữa các lựa chọn của các biến về thu nhập đến nhận thức lợi ích chức năng và nhận thức lợi ích kinh tế không đủ điều kiện để thực hiện phân tích ANOVA nên do đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhận thức lợi ích chức năng, nhận thức lợi ích kinh tế đến ý định của các đáp viên có mức thu nhập khác nhau.

Kiểm định ANOVA về thu nhập đến ý định

Vì các giá trị sig đến lớn hơn 0.05 nên giả thuyết H0 được chấp nhận, phương sai giữa các lựa chọn của biến nhóm tham khảo bằng nhau đủ điều kiện phân tích ANOVA.

Dựa vào kết quả phân tích, ta thấy giá trị sig ở bảng phân tích ANOVA lần lượt là 0.375 và 0.593 đều lớn hơn 0.05, do đó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhận thức lợi ích thuận tiện và ý định sử dụng ví điện tử Momo giữa các đáp viên có mức thu nhập khác nhau trước khi sử dụng ví điện tử Momo.

4.3.4.3 Về nhóm tham khảo

Kiểm định ANOVA về nhóm tham khảo đến Nhận thức lợi ích kinh tế

Kiểm định ANOVA về nhóm tham khảo đến Ý định

Vì sig ở các kiểm định này > 0.05 do đó giả thuyết H0 được chấp nhận, phương sai giữa các lựa chọn của biến nhóm tham khảo bằng nhau đủ điều kiện phân tích ANOVA.

Dựa vào kết quả phân tích, ta thấy sig ở bảng phân tích ANOVA lần lượt là 0.205, 0.272, 0.141 và 0.518 đều lớn hơn 0.05, do đó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhận thức lợi ích chức năng, nhận thức lợi ích kinh tế, nhận thức lợi ích thuận tiện và ý định sử dụng ví điện tử Momo giữa các đáp viên có nhóm tham khảo khác nhau trước khi sử dụng ví điện tử Momo.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhận thứcrủi ro và nhận thức lợi ích tới ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử momo của giới trẻ (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)