Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhận thứcrủi ro và nhận thức lợi ích tới ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử momo của giới trẻ (Trang 39 - 58)

Các giả thuyết nghiên cứu

Nhóm giả thuyết nghiên cứu tác động của nhận thức rủi ro, nhận thức lợi ích đến ý định sử dụng ví điện tử Momo.

- H1: Nhận thức rủi ro tài chính ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.

- H2: Nhận thức rủi ro bảo mật có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.

- H3: Nhận thức rủi ro thfi gian có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.

- H4: Nhận thức lợi ích chức năng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.

- H5: Nhận thức lợi ích kinh tế ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.

- H6: Nhận thức lợi ích thuận tiện ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Ở chương 2, nhóm tác giả trước tiên đã đưa ra một số khái niệm cơ bản cần định rõ để đem lại tính chính xác, liên kết cho nghiên cứu như về ý định sử dụng sản phẩm công nghệ, nhận thức lợi ích và nhận thức rủi ro. Đồng thfi cập nhật những cơ hội và thách thức đặt ra cho ví điện tử Momo trong thị trưfng dịch vụ ví điện tử hiện nay.

Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý thuyết và các giả thuyết của nghiên cứu của các nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài. Sau khi tìm hiểu, hai công trình được sử dụng làm tiền đề lý thuyết cho nghiên cứu này là “Thuyết hành vi có kế hoạch TPB” và “Cơ sở lý thuyết của nhận thức lợi ích và nhận thức rủi ro đến ý định sử dụng sản phẩm công nghệ”. Dựa trên đó, phát triển mức độ quan trọng về tác động của nhận thức tới ý định thực hiện hành vi, cụ thể là ý định sử dụng. Xuất phát từ các công trình nghiên cứu trước, bài nghiên cứu tìm được mối quan hệ tác động của nhận thức rủi ro, nhận thức lợi ích tới ý định sử dụng ví điện tử.

Với phát hiện đó, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến gồm nhóm nhân tố nhận thức rủi ro: nhận thức rủi ro tài chính, nhận thức rủi ro bảo mật, nhận thức rủi ro thfi gian; nhóm nhân tố nhận thức lợi ích: nhận thức lợi ích chức năng, nhận thức lợi ích kinh tế, nhận thức lợi ích thuận tiện. Không chỉ vậy, nhóm tác giả cũng tkng kết về chiều hướng tác động của các yếu tố như sau: nhóm nhân tố nhận thức rủi ro tác động tiêu cực tới ý định mua; nhóm nhân tố nhận thức lợi ích tác động tích cực tới ý định mua. Thang đo nháp 1 cũng được xây dựng với tiền đề là công trình của các học giả đã nghiên cứu trước đó.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ở chương 2, nhóm tác giả đã thu thập, phân tích các công trình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết trong và ngoài nước về các nhân tố nhận thức rủi ro và nhận thức lợi ích ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử. Từ đó, nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu gồm ba yếu tố nhận thức rủi ro gồm nhận thức rủi ro tài chính, nhận thức rủi ro bảo mật, nhận thức rủi ro thfi gian, và ba yếu tố nhận thức lợi ích gồm nhận thức lợi ích chức năng, nhận thức lợi ích kinh tế, nhận thức lợi ích thuận tiện; tác động tới ý định sử dụng ví điện tử Momo. Xuất phát từ các công trình nghiên cứu trước, nhóm cũng đề ra các giả thuyết cần kiểm định.

3.1. Phương pháp và quy trình nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Nghiên cứu áp dụng các phương pháp sau để thu thập dữ liệu và thông tin:

Phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin thứ cấp

Đầu tiên, nhóm tác giả tiến hành tìm hiểu các thông tin có liên quan tới nhận thức rủi ro và nhận thức lợi, qua các báo cáo, luận án trong và ngoài nước để đặt nền tảng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả nghiên cứu quá trình phát triển, sự thịnh hành cũng như cách thức vận hành ví điện tử. Sau khi nghiên cứu các thông tin thứ cấp, nhóm tác giả đưa ra cơ sở lý thuyết liên quan tới đề tài, xây dựng mô hình nghiên cứu của các giả thuyết và kiểm chứng.

Phương pháp nghiên cứu đznh lượng

Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, rồi từ đó kiểm chứng tác động của nhận thức rủi ro tài chính, nhận thức rủi ro bảo mật, nhận thức rủi ro thfi gian, nhận thức lợi ích chức năng, nhận thức lợi ích kinh tế, nhận thức lợi ích thuận tiện đến ý định sử dụng ví điện tử Momo.

Phương pháp nghiên cứu định lượng yêu cầu phải thiết lập bảng khảo sát (bảng hỏi) dựa trên các thang đo cho từng nhân tố trong mô hình. Những dữ liệu thu được từ

bảng hỏi bước tiếp theo sẽ sử dụng các kỹ thuật và phần mềm chạy số phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Nhóm nghiên cứu loại bỏ các biến có hệ số tương quan biến tkng (Item-total correlation) nhỏ hơn 0,5 bằng phần mềm SPSS 20. Sự phù hợp của thang đo được kiểm chứng từ kết quả của hệ số Cronbach alpha. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,8 đến 1,0 được cho là thang đo tốt; từ 0,7 đến 0,8 là thang đo có thể hữu ích. Những thang đo có kết quả Cronbach alpha dưới 0,5 được cho là không thể sử dụng. Bên cạnh hệ số Cronbach alpha, phần mềm SPSS 20 còn được sử dụng cho việc phân tích nhân tố khám phá (EFA), KMO và kiểm định Bartlett cho phép nhóm nghiên cứu đánh giá độ phù hợp của nhân tố khám phá EFA. KMO cần phải lớn hơn 0.5 và kiểm định Bartlett cần đạt tiêu chuẩn Sig nhỏ hơn 0.05. Hơn nữa, tkng phương sai trích (hay tkng biến thiên được giải thích) cần phải lớn hơn 50%. Mức ý nghĩa của EFA được đánh giá bằng tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings). Factor loading lớn hơn 0,5 được coi là đạt mức tối thiểu, với mức tối thiểu này, cỡ mẫu ít nhất phải đạt được lớn hơn 200 (trong nghiên cứu này N=221). Factor loading lớn hơn 0,5 được xem là mang ý nghĩa thực tiễn. Những biến có factor loading nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại bỏ.

Các biến được giữ lại sẽ được phân tích CFA (Confirmatory Factor Analysis) ở bước tiếp theo. CFA là công cụ kiểm định độ phù hợp của các dữ liệu đã thu thập với mô hình các thang đo. CFA sử dụng các chỉ số Chi-square, trong đó có P-value nhỏ hơn hoặc bằng 0,05; Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do CMIN/df nhỏ hơn 3; GFI (Goodness of Fit Index), TLI (Tucker và Lewis Index), CFI (Comparative Fit Index) lớn hơn hoặc bằng 0,9 (con số lớn hơn 0.8 vẫn được chấp nhận - theo nghiên cứu của Baumgartner & Homburg (1995); RMSEA nhỏ hơn 0,08 thì thang đo được coi là phù hợp.

Bước tiếp theo, nhóm tác giả kiểm tra mức đọ phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra trong chương 2 bằng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính SEM.

Do sự tồn tại của các biến điều tiết trong mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả tiếp tục sử dụng SPSS và AMOS để phân tích nhóm biến và đánh giá các ảnh hưởng điều tiết lên ý định sử dụng ví điện tử Momo.

Phương pháp nghiên cứu đznh tính

Phương pháp nghiên cứu định tính sẽ được nhóm tác giả kết hợp với bảng hỏi của phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính ở nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những trải nghiệm, nhận thức của giới trẻ trong quá trình sử dụng dịch vụ ví điện tử. Dựa vào tình hình thực tế về thị trưfng ví điện tử ở Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả chọn loại ví điện tử được nhiều ngưfi tiêu dùng biết tới nhất, cùng với những nhân tố tồn tại ảnh hưởng khi sử dụng dịch vụ như: rủi ro về thfi gian, tài chính,.. và lợi ích thuận tiện, tài chính,..

Trong nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng làm phương pháp chính. Dưới đây là quy trình nghiên cứu của đề tài:

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Đầu tiên, cơ sở lý thuyết và các giả thuyết phục vụ cho bài nghiên cứu được nhóm tác giả lấy từ kho dữ liệu trong và ngoài nước. Sau khi đã thu thập đầy đủ dữ liệu, thang đo nháp được xây dựng từ các thang đo tham khảo của các nghiên cứu đi trước. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hàng đầu về marketing và hành vi ngưfi tiêu dùng bao gồm: PSG.TS. Vũ Huy Thông, PGS.TS Phạm Văn Tuấn, PGS.TS Phạm Thị Huyền, TS Nguyễn Hoài Long nhằm kiểm tra sự tương quan trong mối quan hệ giữa các nhân tố cũng như nội hàm của chúng. Từ việc đã tiếp thu những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, để có thể đảm bảo tính dễ hiểu, khách quan, tính xác thực và bám sát thực tiễn của đề tài của bảng hỏi, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 15 ngưfi. Sau khi thu nhận ý kiến từ nhóm ngưfi dùng thử nghiệm và chuyên gia, nhóm thảo luận kỹ lưỡng để chỉnh sửa, loại bỏ một số biến không phù hợp trong thang đo và đồng thfi điều chỉnh ngôn ngữ phù hợp, đảm bảo tính mạch lạc trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi.

Bước thứ hai, quá trình nghiên cứu định lượng được tiến hành trên 409 mẫu (N=409) được sàng lọc từ 414 bản khảo sát được phát ra, lược bỏ những phiếu trả lfi không hợp lệ. Đối tượng là nhóm ngưfi trẻ tuki (từ 18 – 35 tuki) có nhu cầu hoặc đang

sử dụng dịch vụ ví điện tử tại địa bàn thành phố Hà Nội, Việt Nam. Câu hỏi trong bảng khảo sát có nội dung gồm các nhân tố nhận thức rủi ro và nhận thức lợi ích có tác động tới ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo.

Tiếp theo, sau khi đã thu thập được 409 mẫu hợp lệ, phần mềm SPSS được nhóm nghiên cứu sử dụng để xử lý dữ liệu. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ loại bỏ các biến có hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan nhỏ để đảm bảo mức độ tin cậy của thang đo và sẽ tiếp tục xử lý các biến được giữ lại bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Khi các nhân tố không đạt yêu cầu (item-total correlation và loading factor nhỏ hơn 0,5) thì nhóm nghiên cứu sẽ loại bỏ và tiếp để tiến tới kiểm tra thang đo nhf phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Tuy nhiên trong nghiên cứu có những trưfng hợp nhóm nghiên cứu phải loading factor nhỏ nhất để có một phương sai trích phù hợp (>50%). Ở bước này, các biến có chỉ số CFA nhỏ sẽ bị loại tiếp. Đồng thfi kiểm tra độ thích hợp của mô hình; tính hệ số tin cậy tkng hợp và phương sai trích (phương sai trích yêu cầu phải đạt từ 50% trở lên).

3.1.3. Kế hoạch nghiên cứu

Từ quy trình nghiên cứu đã được trình bày, nhóm tác giả đưa ra kế hoạch nghiên cứu trong bảng dưới đây:

Bảng 3. 1 Kế hoạch nghiên cứu

Bước Hoạt động Phương pháp nghiên cứu Kỹ thuật nghiên cứu Thfi gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu 1 Xây dựng thang đo Phân tích và tkng hợp thông tin thứ cấp Phỏng vấn chuyên gia, thảo luận nhóm

Tháng 1/2021 Hà Nội 2 Nghiên cứu chính thức Định lượng kết hợp định tính Tạo bảng hỏi và khảo sát trực tiếp từ khách thể nghiên cứu Tháng 2,3/2021 Hà Nội

3.2. Thiết kế nghiên cứu xây dựng thang đo

3.2.1. Nghiên cứu định tính

Quá trình nghiên cứu định tính trong nghiên cứu này nhằm phục vụ cho việc xác định sơ bộ mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, bên cạnh đó còn kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Mục tiêu tiếp theo là kiểm tra sự hợp lý của thang đo, điều chỉnh, bk sung thang đo cho các khái niệm nghiên cứu.

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

Nhằm tiến hành phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả tiến hành lần lượt các bước sau:

Bước 1: Dựa trên các nghiên cứu trước đây đưa ra khái niệm và phương thức đo lưfng các biến nằm trong mô hình lý thuyết đề xuất.

Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra bản Tiếng Việt (dịch từ bản gốc là tiếng Anh và tiếng Việt của các thang đo thừa kế từ các nghiên cứu trước đó). Thêm điều chỉnh và bk sung những thang đo cho thị trưfng Việt Nam (Tạo ra thang đo nháp 1).

Bước 3: Kiểm tra tính minh bạch, đúng đắn và mạch lạc của bản tiếng Việt, phỏng vấn các chuyên gia và thảo luận nhóm sau đó tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp và bk sung các biến quan sát. (Tạo ra thang đo chính thức).

Như những thông tin đã được nhắc đến ở chương 2, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 8 khái niệm được nghiên cứu, cụ thể là (1) Nhận thức rủi ro tài chính được kí hiệu là RRTC với các tiêu chí đo lưfng từ RRTC1 đến RRTC4, (2) Nhận thức rủi ro bảo mật được kí hiệu là RRBM với các tiêu chí đo lưfng từ RRBM1 đến RRBM6, (3) Nhận thức rủi ro thfi gian được kí hiệu là RRTG với các tiêu chí đo lưfng từ RRTG1 đến RRTG5, (4) Nhận thức lợi ích chức năng là LICN với các tiêu chí đo lưfng từ LICN1 đến LICN5, (5) Nhận thức lợi ích kinh tế được kí hiệu là LIKT với các tiêu chí đo lưfng từ LIKT1 đến LIKT5, (6) Nhận thức lợi ích thuận tiện được kí hiệu là LITT với các tiêu chí đo lưfng từ

LITT1 đến LITT6, (7) Ý định được kí hiệu là YD với các tiêu chí đo lưfng từ YD1 đến YD3. Cùng với đó là biến điều tiết Nhóm tham khảo được kí hiệu là NTK.

Các bước xây dựng và đánh giá thang đo được nhóm tác giả sử dụng trong mô hình của nghiên cứu chính thức được trình bày ở bảng 3.2. Trong quá trình đánh giá thang đo, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tiêu chuẩn của Hair và cộng sự, tiêu chuẩn đó cho rằng “các thang đo sẽ được coi là đảm bảo độ tin cậy khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt ≥ 0.6 (Nunnally & Burnstein, 1994) và tkng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988), trong khi các hệ số tải về nhân tố (Factor Loading) cần ≥ 0.5”.

3.2.3. Xây dựng thang đo

Nhóm tác giả đã nghiên cứu, chọn lọc, tham khảo và hiệu chỉnh từ các nghiên cứu trong và ngoài nước. Cụ thể nguồn tham khảo được ghi trong bảng.

Bảng 3. 2 Ký hiê •u các khái niê •m trong thang đo

Nhân tố

Biến quan sát Kí hiệu Tham khảo,

hiệu chỉnh từ Nhận thức rủi ro tài chính

Tôi cảm thấy sẽ bị thất thoát tiền do lỗi bất cẩn như nhập sai số tiền hay số điện thoại

RRTC1 Nguyễn Hoàng Minh (2020) Tôi cảm thấy rủi ro về việc giao dịch không

thành công dù tài khoản đã trừ tiền

RRTC2

Tôi cảm thấy khi xảy ra lỗi giao dịch, tôi sẽ không được hoàn tiền từ nhà cung cấp

RRTC3

Tôi cảm thấy không yên tâm khi cất giữ một lượng tiền lớn trong ví Momo

RRTC4 Nhận thức rủi ro bảo mật

Tôi có thể bị đánh cắp thông tin khi sử dụng ví điện tử Momo RRBM1 Nguyễn Hoàng Minh (2020); Dinev và Hart (2006) Tôi cảm thấy không an toàn trong việc cung cấp

thông tin cá nhân khi sử dụng ví điện tử Momo

RRBM2

Ví điện tử Momo là một dịch vụ có tính bảo mật không cao.

Tôi cảm thấy ngưfi khác có thể đánh cắp mật khẩu của tôi dễ dàng.

RRBM4

Tôi cảm thấy việc sử dụng một mã duy nhất cho mọi dịch vụ thanh toán là không an toàn

RRBM5

Tôi lo sợ kẻ gian sẽ lợi dụng bảo mật yếu của ví Momo để lấy tiền từ tài khoản ngân hàng liên kết RRBM6 Nhận thức rủi ro thfi gian

Tôi cảm thấy mất nhiều thfi gian để học cách sử dụng ví điện tử Momo

RRTG1 Venkatesh và cộng sự. (2012) Tôi cảm thấy mất nhiều thfi gian khi tìm hiểu

thông tin về các dịch vụ khác trên ví Momo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhận thứcrủi ro và nhận thức lợi ích tới ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử momo của giới trẻ (Trang 39 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)