CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kiểm đznh mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
4.3.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Như nhóm nghiên cứu đã nhắc đến ở chương 3, dựa trên mô hình nghiên cứu nhóm tác giả xin đưa ra 6 giả thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu:
H1: Nhận thức rủi ro tài chính ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.
H2: Nhận thức rủi ro bảo mật có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.
H2: Nhận thức rủi ro thfi gian có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.
H4: Nhận thức lợi ích chức năng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.
H5: Nhận thức lợi ích kinh tế ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ.
H6: Nhận thức lợi ích thuận tiện ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của giới trẻ
Theo tiêu chuẩn với P<0.05 thì các trọng số thể hiện sự tác động có ý nghĩa thống kê. Dựa theo kết quả từ bảng 4.5 cho thấy **** hay P<0.001 của tương quan H6, tương quan H4 và H5 có P-value lần lượt là 0.014 và 0.004 là có ý nghĩa. Trong khi đó P-value của H1, H2, H3 lần lượt là 0.702, 0.711 và 0.874 đều lớn hơn 0.05 cho thấy các giả thuyết này không có ý nghĩa thống kê và bị loại bỏ.
Theo kết quả nghiên cứu, trọng số hồi quy của H4, H5 và H6 đều lớn hơn 0 (0.185, 0.284, 0.475). Điều này chứng minh khi nhận thức lợi ích chức năng, nhận thức lợi ích kinh tế và nhận thức lợi ích thuận tiện nhận sự tác động dương thì sẽ có ảnh hưởng cùng chiều diễn ra với ý định sử dụng ví điện tử Momo. Từ đây ta có thể nhận xét H4, H5 và H6 hợp lý. Điều này cho thấy nhận thức lợi ích chức năng, nhận thức lợi ích kinh tế và nhận thức lợi ích thuận tiện là hai đặc điểm nki bật đã tác động đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của ngưfi tiêu dùng. Trong đó, nhận thức lợi ích thuận tiện có chỉ số hồi quy cao hơn so với nhận thức lợi ích chức năng và nhận thức lợi ích kinh tế (0.475 so với 0.185 và 0.284) và việc này có thể lý giải là bởi ngưfi tiêu dùng thưfng xuyên quan tâm đến liệu ứng dụng có thật sự tiện lợi cho họ hơn là việc ứng dụng công nghệ đó có thể làm gì.
Bên cạnh đó, chúng ta nhận thấy các biến điều tiết học vấn, nhóm tham khảo hay thu nhập không có sự khác biệt khi tác động đến nhận thức lợi ích thuận tiện, nhận thức lợi ích kinh tế, nhận thức lợi ích chức năng hay ý định sử dụng ví điện tử Momo của ngưfi tiêu dùng. Đó có thể là lý do mà hiện tại ví điện tử Momo đang là ví điện tử được yêu thích nhất tại thị trưfng Việt Nam với hơn 20 triệu ngưfi sử dụng trên tkng số gần 100 triệu ngưfi Việt Nam.
Để công trình đưa ra được kết luận, ý kiến nhận xét cùng các kiến nghị và hướng đi chiến lược marketing, nhóm nghiên cứu sẽ dựa vào kết quả các giả thuyết được chấp theo kết quả đã trình bày ở chương 4.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, nhóm tác giả đã kiểm định thang đo thông qua sử dụng phần mềm SPSS bước đầu cho thấy biến LICN5 bị loại bỏ vì không đạt yêu cầu độ tin cậy của thang đo. Sau khi loại bỏ các biến không phù hợp, các biến còn lại được“ chia làm 2 nhóm để tiến hành kiểm định thang đo bằng phương pháp CFA. Nhóm nghiên cứu kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo, kiểm định cấu trúc lý thuyết cũng như các mối quan hệ giữa khái niệm nghiên cứu mà không bị lệch do sai số đo lưfng bằng phương pháp CFA.”
Cả hai nhóm biến đều phù hợp với dữ liệu thị trưfng và đạt được giá trị phân biệt do hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0.9.
Phần cuối cùng của chương 4 là kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nhóm tác giả đã chứng minh được nhóm nhận thức lợi ích có tác động đến ý định sử dụng ví điện tử Momo còn nhóm nhận thức rủi ro thì không. Trong tương quan giữa nhóm nhận thức lợi ích tác động đến ý định, nhận thức lợi ích chức năng có chỉ số hồi quy cao hơn so với nhận thức lợi ích chức năng và nhận thức lợi ích kinh tế hay nhận thức lợi ích thuận tiện có vai trò quan trọng nhất trong tác động đến ý định sử dụng ví điện tử Momo.
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu cho thấy trong 6 giả thuyết, có 3 giả thuyết bị loại nhóm giả thuyết nhận thức lợi ích rủi ro (H1, H2, H3 với P-value lần lượt là 0.702, 0.711 và 0.874 đều lớn hơn 0.05). Các giả thuyết còn lại được chấp nhận trong nghiên cứu này.