Nhằm tiến hành phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả tiến hành lần lượt các bước sau:
Bước 1: Dựa trên các nghiên cứu trước đây đưa ra khái niệm và phương thức đo lưfng các biến nằm trong mô hình lý thuyết đề xuất.
Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra bản Tiếng Việt (dịch từ bản gốc là tiếng Anh và tiếng Việt của các thang đo thừa kế từ các nghiên cứu trước đó). Thêm điều chỉnh và bk sung những thang đo cho thị trưfng Việt Nam (Tạo ra thang đo nháp 1).
Bước 3: Kiểm tra tính minh bạch, đúng đắn và mạch lạc của bản tiếng Việt, phỏng vấn các chuyên gia và thảo luận nhóm sau đó tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp và bk sung các biến quan sát. (Tạo ra thang đo chính thức).
Như những thông tin đã được nhắc đến ở chương 2, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 8 khái niệm được nghiên cứu, cụ thể là (1) Nhận thức rủi ro tài chính được kí hiệu là RRTC với các tiêu chí đo lưfng từ RRTC1 đến RRTC4, (2) Nhận thức rủi ro bảo mật được kí hiệu là RRBM với các tiêu chí đo lưfng từ RRBM1 đến RRBM6, (3) Nhận thức rủi ro thfi gian được kí hiệu là RRTG với các tiêu chí đo lưfng từ RRTG1 đến RRTG5, (4) Nhận thức lợi ích chức năng là LICN với các tiêu chí đo lưfng từ LICN1 đến LICN5, (5) Nhận thức lợi ích kinh tế được kí hiệu là LIKT với các tiêu chí đo lưfng từ LIKT1 đến LIKT5, (6) Nhận thức lợi ích thuận tiện được kí hiệu là LITT với các tiêu chí đo lưfng từ
LITT1 đến LITT6, (7) Ý định được kí hiệu là YD với các tiêu chí đo lưfng từ YD1 đến YD3. Cùng với đó là biến điều tiết Nhóm tham khảo được kí hiệu là NTK.
Các bước xây dựng và đánh giá thang đo được nhóm tác giả sử dụng trong mô hình của nghiên cứu chính thức được trình bày ở bảng 3.2. Trong quá trình đánh giá thang đo, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tiêu chuẩn của Hair và cộng sự, tiêu chuẩn đó cho rằng “các thang đo sẽ được coi là đảm bảo độ tin cậy khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt ≥ 0.6 (Nunnally & Burnstein, 1994) và tkng phương sai trích ≥ 50% (Gerbing & Anderson, 1988), trong khi các hệ số tải về nhân tố (Factor Loading) cần ≥ 0.5”.