Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39)

(Maritime Bank)

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam bắt đầu thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung từ ngày 01/01/2009. Theo quy định về hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ của Maritime Bank, hệ thống quản lý vốn hoạt động dựa trên các nguyên tắc định giá chuyển vốn nội bộ:

Thứ nhất, nguyên tắc mua bán toàn bộ vốn và tài sản của các đơn vị kinh doanh trong hệ thống, cụ thể:

Hệ thống quản lý vốn xác định chi phí và thu nhập mua bán vốn đối với từng giao dịch vốn (huy động và sử dụng vốn).

Các đối tƣợng còn lại thuộc tài sản Nợ – tài sản Có của đơn vị kinh doanh đƣợc xác định chi phí và thu nhập mua bán vốn trên số dƣ bình quân của tài khoản kế toán.

Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng:

Áp giá mua bán vốn ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch, các giao dịch có cùng thời gian và cùng kỳ hạn đƣợc áp giá mua bán vốn bằng nhau.

Đối với các giao dịch với lãi suất cố định: giá mua bán vốn của một hợp đồng không thay đổi trong toàn bộ thời gian của hợp đồng.

Đối với các giao dịch lãi suất điều chỉnh định kỳ hoặc lãi suất thả nổi: giá mua bán vốn của một hợp đồng đƣợc điều chỉnh tƣơng ứng với các điều kiện quy định đối với từng loại hình lãi suất giao dịch.

Thứ ba, nguyên tắc thống nhất: giá mua bán vốn của từng kỳ hạn áp dụng cho các giao dịch bán vốn (hoặc mua vốn) là nhƣ nhau trên toàn hệ thống.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Theo kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới, cơ chế quản lý vốn tập trung thông qua hệ thống định giá vốn điều chuyển vốn nội bộ FTP (Funds Transfer Pricing) đƣợc áp dụng rất phổ biến và hiệu quả. Giá chuyển vốn nội bộ, là lãi suất do Ban ALCO công bố cho từng thời kỳ đối với việc mua bán vốn giữa HSC và các chi nhánh. Thu nhập và chi phí của từng chi nhánh đƣợc xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với HSC, tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về HSC.

Qua thực tiễn áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại các ngân hàng nƣớc ngoài và Việt Nam có thể thấy để chuyển đổi sang cơ chế quản lý vốn tập trung, BIDV cần phải đáp ứng một số điều kiện sau:

- Xây dựng nguyên tắc cơ bản trong điều hành vốn, đặc biệt là việc định giá điều chuyển vốn, cách xác định thu nhập – chi phí của từng ĐVKD. Ban hành chính sách lãi suất và giá mua bán vốn phù hợp với xu hƣớng thị trƣờng, mang tính chất định hƣớng hoạt động đối với chi nhánh.

- Chuyển sang cơ chế quản lý vốn tập trung đòi hỏi từng ĐVKD, cán bộ phải nghiên cứu những thay đổi trong cơ chế quản lý vốn, nhận thức rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công tác quản lý vốn. Hội sở chính phải tăng cƣờng công tác đào tạo cho cán bộ các chi nhánh hiểu rõ cơ chế quản lý vốn mới.

- Đổi mới mô hình tổ chức cho phù hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận. Hội sở chính ban hành quy định, quy trình nghiệp vụ liên quan kịp thời phổ biến cho các chi nhánh. Ngoài ra, hệ thống BIDV cần đáp ứng điều kiện về công nghệ, đảm bảo công tác điều hành vốn chính xác, hỗ trợ cho chi nhánh trong việc tính toán lợi nhuận ĐVKD, truy xuất báo cáo phục vụ cho công tác quản trị điều hành chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 trình bày cơ bản cơ sở lý thuyết về quản trị tài sản Nợ – tài sản Có, cơ chế quản lý vốn của ngân hàng thƣơng mại. Trong đó, đi sâu tìm hiểu, phân tích, so sánh ƣu nhƣợc điểm của cơ chế quản lý vốn phân tán và tập trung. Tiếp đó là tập trung nghiên cứu cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP) về nguyên tắc thực hiện… Từ đó rút ra đƣợc sự cấp thiết phải thay thế cơ chế quản lý vốn phân tán bằng cơ chế quản lý vốn tập trung.

Ngoài ra, trong chƣơng 1 còn trình bày kinh nghiệm của các ngân hàng khác trong việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung và định giá điều chuyển vốn nội bộ để rút ra bài học cho BIDV.

Trên cơ sở lý thuyết tìm hiểu đƣợc là tiền đề để nghiên cứu thực trạng cơ chế quản lý vốn tập trung tập BIDV trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam trải qua các giai đoạn:

- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nƣớc….

- Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam, cung ứng vốn lƣu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cƣờng chế độ hạch toán kinh tế.

- Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), hoạch định chiến lƣợc phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu tƣ phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bƣớc xoá thế “độc canh tín dụng” trong hoạt động ngân hàng. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ nhƣ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nƣớc, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bƣớc điều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hƣớng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ và kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng.

- 27/04/2012 thực hiện cổ phần hóa, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thƣơng mại cổ phần.

Hiện ngân hàng có trụ sở tại địa chỉ tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, với 4 lĩnh vực hoạt động chính: Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tƣ tài chính. Trong bối cảnh môi trƣờng quốc tế và trong nƣớc còn nhiều khó khăn và thách thức, BIDV đã bám sát chủ trƣơng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trƣờng, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đƣợc giao.

Năm 2015, BIDV đã nhận sáp nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) và có bƣớc phát triển mạnh mẽ về mạng lƣới hoạt động với 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch,… tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Tiếp tục khẳng định là đơn vị tiên phong trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, BIDV đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 1.700 ngân hàng/chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến cuối năm 2015, BIDV đã thành lập hiện diện thƣơng mại tại 06 quốc gia: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Cộng hòa liên bang Nga và Đài Loan.

Nhiều năm qua BIDV đã đạt đƣợc các giải thƣởng danh tiếng đến từ các tạp chí Asia Risk, Asiamoney, Asian Banking and Finance… Trong năm 2015, BIDV đã vinh dự đƣợc tạp chí Asia Risk trao giải thƣởng “Ngân hàng xuất sắc của năm”. Ngoài ra, tạp chí Asiamoney – là tạp chí kinh tế – tài chính chuyên sâu hàng đầu tại Châu Á trao giải “Ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” cùng với giải thƣởng “Ngân hàng có thông tin nghiên cứu và phân tích thị trƣờng ngoại hối tốt nhất Việt Nam”. Đến tháng 2/2016, tại HongKong, BIDV đã vinh dự đƣợc tạp chí Asiamoney trao tặng 11 giải thƣởng dành cho dòng sản phẩm có thu nhập cố định. Bên cạnh đó, BIDV vinh dự trở thành ngân hàng duy nhất hai năm liên tiếp đƣợc trao giải thƣởng Ngân hàng Điện tử Việt Nam tiêu biểu và Ngân hàng vì cộng đồng năm 2015. Đây là giải thƣởng nằm trong khuôn khổ diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam. Diễn đàn do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Vietnam) tổ chức nhằm tìm kiếm và tôn vinh những ngân hàng hoạt động xuất sắc và đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển cho ngành ngân hàng Việt Nam.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2011 – 2015, kinh tế thế giới và Việt Nan nói riêng trải qua nhiều biến động với những thách thức và thuận lợi đan xen. Ngành ngân hàng Việt Nam cũng đã tạo đƣợc những điểm sáng vƣợt trội: hoàn thành cơ bản nổi bật đề án tái cơ cấu tổ chức tín dụng; kiềm chế lạm phát; thành công ngăn chặn tình trạng “đô

la hóa”, “vàng hóa”, kiểm soát chất lƣợng tín dụng; thị trƣờng vàng – ngoại hối ổn định.

Trong giai đoạn này, hoạt động của hệ thống BIDV đảm bảo ổn định, an toàn, tăng trƣởng tổng tài sản bình quân 5 năm gần 20%, khẳng định vị thế ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Đến 31/12/2015, tổng tài sản đạt trên 850 ngàn tỷ đồng, tăng trƣởng 30.8% so với 2014, gấp 2.34 lần so với cuối năm 2010. Nguồn vốn huy động đạt trên 790 ngàn tỷ đồng, tăng trƣởng 24% so với năm 2014, gấp 2.46 lần so với năm 2010. Dƣ nợ tín dụng và đầu tƣ đạt trên 804 ngàn tỷ đồng, tăng trƣởng 26% so với năm 2014. Vốn điều lệ đạt 34,187 tỷ đồng, gấp 2.6 lần so với 2010. Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 7,473 tỷ đồng, tăng trƣởng 18.67% so với 2014; ROA: 0.79%; ROE: 15.5%; CAR > 9%...

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu khác.

Chỉ tiêu Quy định Năm 2015

Tỷ lệ an toàn vốn CAR hợp nhất ≥ 9% Đáp ứng Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày tiếp theo

- VND ≥ 50% 62.17%

- Ngoại tệ ≥ 10% 63.33% Tỷ lệ dự trữ thanh khoản ≥ 10% 11.10% Tỷ lệ dƣ nợ trên tiền gửi ≥ 90% 81.90% Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn ≤ 60% 37.55%

Nguồn: BIDV (2016), Báo cáo thƣờng niên 2015.

2.2. Tình hình thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Trƣớc thời điểm năm 2007, BIDV thực hiện cơ chế quản lý vốn phân tán, mỗi chi nhánh hoạt động nhƣ một ngân hàng độc lập, chủ động quyết định huy động vốn, sử dụng vốn (tự cân đối sử dụng vốn). Do đó mức độ tập trung vốn thấp, phân tán, chức năng quản lý vốn (quản lý thanh khoản, rủi ro lãi suất) không tập trung, bị

Đến năm 2007, thực hiện áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung trên toàn hệ thống. Nguồn vốn đƣợc tập trung tại Hội sở chính, không tồn tại quan hệ điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống. Hội sở chính mua toàn bộ tài sản Nợ và bán toàn bộ tài sản Có cho các chi nhánh. Chức năng quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và các rủi ro thị trƣờng khác đều đƣợc thực hiện tại Hội sở chính.

2.2.1. Trách nhiệm giữa Hội sở chính và các đơn vị kinh doanh 2.2.1.1. Trách nhiệm của Hội sở chính 2.2.1.1. Trách nhiệm của Hội sở chính

Giai đoạn đầu chuyển giao công tác điều hành vốn từ cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơ chế quản lý vốn tập trung, đòi hỏi các điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ, kiến thức của cán bộ nguồn vốn. Từ năm 2006, BIDV đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ chi nhánh trên cả nƣớc những kiến thức liên quan đến cơ chế quản lý vốn mới. Ngoài ra, BIDV đã đổi mới mô hình tổ chức cho phù hợp, phân công trách nhiệm quản lý rõ ràng giữa các đơn vị và xây dựng quy trình nghiệp vụ cụ thể để triển khai thực hiện:

- Hội đồng ALCO: quyết định chính sách, chiến lƣợc điều hành vốn nội bộ, phê duyệt các chính sách điều hành lãi suất, FTP trong từng thời kỳ; chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của Sổ ngân hàng.

- Ban thông tin quản lý và hỗ trợ ALCO (viết tắt là Ban ALCO) là ban đầu mối điều hành lãi suất huy động vốn/cho vay; đề xuất chính sách, cơ chế FTP; đầu mối nghiệp vụ đối với chƣơng trình FTP; xác định thu nhập/chi phí mua bán vốn nội bộ của ĐVKD; đơn vị quản lý, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Sổ ngân hàng theo phạm vi ủy quyền, đề xuất phƣơng án thực hiện giao dịch của Sổ ngân hàng trên thị trƣờng tiền tệ nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất, đề xuất các hạn mức rủi ro thanh khoản toàn hàng trình Hội đồng ALCO phê duyệt.

- Ban kế toán hạch toán thu nhập/chi phí mua bán vốn nội bộ cho các ĐVKD, đề xuất điều chỉnh lại danh mục Tài sản định giá (nếu có) và phân loại theo kỳ hạn FTP đối với TSN – TSC không xác định kỳ hạn.

- Ban kinh doanh vốn và tiền tệ (viết tắt là Ban KDV&TT): cung cấp thông tin lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng hàng ngày làm cơ sở để ban ALCO điều chỉnh giá mua/bán vốn FTP phù hợp với điều kiện thị trƣờng và công tác quản lý TSN – TSC của ngân hàng. Thực hiện các giao dịch của Sổ ngân hàng với đối tác bên ngoài theo đề nghị của Ban ALCO, bao gồm các giao dịch trên thị trƣờng tiền tệ, trái phiếu, ngoại tệ, phái sinh; tìm kiếm đối tác, đàm phán lãi suất, đặt thầu phù hợp với thị trƣờng, đảm bảo hiệu quả cao nhất cho Sổ ngân hàng.

- Ban quản lý rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp: định kỳ (quý/năm) hoặc đột xuất phân tích và báo cáo độc lập về tác động của chính sách điều hành lãi suất, FTP đối với rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

- Ban kế hoạch chiến lƣợc: đầu mối đề xuất và kịp thời phân giao các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm cho các đơn vị. Trình Ban lãnh đạo điều chỉnh kế hoạch khi có thay đổi lớn về chính sách FTP, thu nhập huy động vốn/tín dụng mục tiêu.

- Ban Công nghệ phối hợp với Trung tâm công nghệ, Ban NVKDTT trong việc xây dựng, chỉnh sửa, vận hành chƣơng trình Định giá chuyển vốn nội bộ.

- Các Ban khách hàng (Ban Phát triển ngân hàng Bán lẻ, Ban Định chế tài chính, Ban Khách hàng doanh nghiệp, Tổ Japandesk): đầu mối đề xuất chính sách lãi suất, điều kiện áp dụng, khai báo tham số FTP bổ sung… đối với sản phẩm, khách hàng riêng biệt phù hợp trong từng thời kỳ (nếu có) do ban quản lý. Căn cứ chính sách lãi suất, FTP thông báo từng thời kỳ chủ động thực hiện giao dịch/chỉ đạo chi nhánh triển khai công tác huy động vốn/cho vay.

2.2.1.2. Trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động, các ĐVKD phải tuân thủ các quy định về giới hạn, hạn mức trong hoạt động cũng nhƣ đảm bảo thực hiện hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, cụ thể:

- Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của toàn hệ thống bao gồm: chỉ tiêu tăng trƣởng (tổng tài sản, dƣ nợ tín dụng, huy động vốn…), chỉ tiêu hiệu quả (chi phí, lợi nhuận…), chỉ tiêu chất lƣợng (tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2, chi phí trích lập dự

phòng rủi ro…). Các chỉ tiêu đƣợc xem xét điều chỉnh trong năm kế hoạch căn cứ biến động của thị trƣờng và tình hình thực hiện của ĐVKD.

- Tuân thủ các chỉ tiêu hạn mức:

Giới hạn quy mô tín dụng đƣợc cụ thể hóa bằng hai chỉ tiêu: quy mô tín dụng tối đa và tỷ trọng dƣ nợ trung, dài hạn trên tổng dƣ nợ đƣợc phân bổ về cho chi nhánh căn cứ vào tiềm năng phát triển, chất lƣợng và hiệu quả tín dụng của chi nhánh, nhằm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)