doanh
Theo cơ chế quản lý vốn phân tán, việc đánh giá hiệu quả của từng bộ phận kinh doanh thƣờng căn cứ vào số liệu tài chính phản ánh trên hệ thống tài khoản sổ cái và báo cáo thu nhập chi phí mà không tính toán đƣợc một cách thực tế khu vực nào đóng góp bao nhiêu vào tổng lợi nhuận của ngân hàng. Việc triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung, trong đó công cụ chủ yếu là định giá điều chuyển vốn nội bộ đã thay đổi cách nhìn của ĐVKD trong việc phân tích hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, từng đối tƣợng khách hàng hay sản phẩm. Cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ xác định khả năng sinh lời của các sản phẩm và khách hàng nhằm mục đích thúc đẩy thay đổi cơ cấu TSC – TSN, điều đó dẫn đến tăng tổng lợi nhuận. Từng sản phẩm đƣợc thiết lập một mức lợi nhuận tối thiểu thông qua việc điều hành lãi suất, giá điều chuyển vốn. Từ đó, xác định một trong số các sản phẩm có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng, đánh giá đƣợc mức độ đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng của từng ĐVKD. Khi việc đánh giá hiệu quả hoạt động đƣợc công bằng và chính xác, sẽ là căn cứ tin cậy để đề xuất kế hoạch thực hiện, chiến lƣợc phát triển phù hợp. Đồng thời cơ chế quản lý vốn tập trung có thể đo lƣờng lợi nhuận theo nhiều chiều: chiều đơn vị kinh doanh, khối khách hàng, sản phẩm...
Mô hình của Nguyễn Anh Tuấn (2009) sẽ minh họa cho việc phân tích hiệu quả của bộ phận kinh doanh, sản phẩm của công cụ FTP.
Mô hình 1: Không sử dụng công cụ định giá chuyển vốn
- Ngân hàng chỉ có hai bộ phận kinh doanh là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
- Mô hình này không tính đến các yếu tố rủi ro và mặc định nếu có thì đã đƣợc phản ánh vào lãi suất.
- Khách hàng doanh nghiệp chỉ gửi tiền gửi không kỳ hạn; khách hàng cá nhân chỉ gửi tiền gửi có kỳ hạn.
- Khách hàng doanh nghiệp vay sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn, khách hàng cá nhân chủ yếu vay tiêu dùng nên lãi suất áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp thấp hơn.
Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả kinh doanh không sử dụng công cụ định giá chuyển vốn. Đơn vị: tỷ đồng Mục Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân Tổng cộng Cho vay 100 50 150
Lãi suất cho vay 10%/năm 14%/năm
Thu nhập từ lãi 10.00 7.00 17.0
Tiền gửi 65 70 135
Lãi suất tiền gửi 1%/năm 5%/năm
Chi phí trả lãi -0.65 -3.50 -4.15
Thu nhập lãi ròng 9.4 3.5 12.9 Kết luận:
- Bộ phận khách hàng doanh nghiệp làm nhiều lợi nhuận hơn bộ phận khách hàng cá nhân.
- Mô hình này dẫn đến quan điểm: Chỉ có nghiệp vụ cho vay mới thu đƣợc doanh thu cho ngân hàng, còn nghiệp vụ huy động chỉ mất chi phí trả lãi cho khách hàng.
Mô hình 2: Có sử dụng công cụ định giá chuyển vốn
- Toàn bộ tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân đều phải chuyển về trung tâm vốn. Khi mua vốn, trung tâm vốn phải trả lãi theo lãi suất FTP mua vốn (FTPmv) cho cả hai bộ phận.
- Toàn bộ tiền vay của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân đều phải mua từ trung tâm vốn. Khi bán vốn, trung tâm vốn phải trả lãi theo lãi suất FTP bán vốn (FTPbv) cho cả hai bộ phận.
- Lãi suất FTP bán vốn (FTPbv) đảm bảo thấp hơn lãi suất cho vay và lãi suất mua vốn phải cao hơn lãi suất tiền gửi.
Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả kinh doanh có sử dụng công cụ định giá chuyển vốn. Đơn vị: tỷ đồng Mục doanh nghiệp Khách hàng Khách hàng cá nhân Trung tâm vốn Tổng cộng Cho vay 100 50 150
Lãi suất cho vay 10%/năm 14%/năm FTPbv 8%/năm 11%/năm NIM cho vay 2%/năm 3%/năm
Thu nhập từ cho vay 2.0 1.50 13.50 17.0
Tiền gửi 65 70 135
Lãi suất tiền gửi 1%/năm 5%/năm FTPmv 6%/năm 9%/năm
NIM huy động 5%/năm 4%/năm 0 Thu nhập từ huy động 3.25 2.80 -10.20 -4.15 Thu nhập lãi ròng 5.3 4.3 3.30 12.9 Kết luận:
- Tổng lợi nhuận của ngân hàng không thay đổi, bộ phận trung tâm vốn cũng tạo ra lợi nhuận (chênh lệch từ thu nhập bán vốn và chi phí mua vốn).
- Lợi nhuận bộ phận khách hàng doanh nghiệp tạo ra không chênh lệch nhiều so với lợi nhuận bộ phận khách hàng cá nhân.
- Sử dụng mô hình định giá điều chuyển vốn có thể phân tích lợi nhuận theo nhiều chiều: đơn vị kinh doanh, bộ phận kinh doanh (khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân, sản phẩm dịch vụ (huy động vốn, cho vay)...