Sự cần thiết áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 35)

Trong cơ chế quản lý vốn phân tán, công tác cân đối vốn tại các chi nhánh do phòng nguồn vốn chịu trách nhiệm chính, việc cân đối nguồn vốn tại các chi nhánh khá thủ công, năng lực chuyên môn không đồng đều giữa các chi nhánh tỉnh và thành phố lớn. Do đó, đối với các chi nhánh không đảm bảo nguồn nhân lực, làm tăng rủi ro trong công tác tự cân đối nguồn vốn.

Theo Nguyễn Anh Tuấn (2009), chính việc phi tập trung hóa công tác quản lý vốn khiến bản thân ngân hàng gặp phải rủi ro cực lớn. Thứ nhất, rủi ro lãi suất: Do các chi nhánh đƣợc yêu cầu tự cân đối vốn kinh doanh theo nghĩa tự huy động TSN chi nhánh (tiền gửi dân cƣ va tiền gửi doanh nghiệp) để dùng làm nguồn cho các

TSC của chi nhánh (chủ yếu là cho vay thƣơng mại cho vay tiêu dùng, tài trợ thƣơng mại...); một biến động tƣơng đối lớn trong lãi suất áp dụng cho TSN trong khi mức lãi suất của TSC có độ trễ lớn hơn sẽ ngay lập tức tạo ra áp lực lên hoạt động kinh doanh của chính chi nhánh gây ra rủi ro lãi suất. Đối với loại rủi ro này, một số NHTM Việt Nam áp dụng cơ chế khống chế trần lãi suất huy động và sàn lãi suất cho vay nhƣ hình thức quản trị kiểu “song sắt”. Cơ chế này dẫn đến hệ quả tất yếu là cạnh tranh trong chính nội bộ các chi nhánh trong cùng một hệ thống ngân hàng đối với nguồn vốn rẻ (ví dụ: tiền gửi không kì hạn) và dự án cho vay đối với khách hàng tốt, trong khi đó vai trò Hội sở chính của ngân hàng trong kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh hầu nhƣ không có. Thứ hai, rủi ro thanh khoản: Phổ biến nhất khi TSN tại chi nhánh đáo hạn với kì hạn vốn ngắn hơn kế hoạch (hay còn gọi là đoản vốn) khiến chi nhánh không có khả năng chi trả các khoản rút TSN đó. Thứ ba, rủi ro tín dụng: Đây là rủi ro mang tính gián tiếp nhƣng lại là nguy cơ mất vốn lớn nhất, vì bản thân cán bộ làm công tác khách hàng tại chi nhánh vừa phải đi lo về nguồn vốn huy động, vừa phải trực tiếp bán các sản phẩm tín dụng sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khâu quản lý rủi ro, thẩm định hồ sơ và giám sát quá trình sử dụng vốn vay, trong khi đó, về mặt nguyên tắc, các cán bộ này chỉ cần lo khâu khách hàng vay vốn.

Bảng 1.1: Bảng so sánh cơ chế quản lý vốn tập trung và cơ chế vốn phân tán Tiêu chí Cơ chế quản lý vốn phân tán Cơ chế quản lý vốn tập trung Nguyên

tắc thực hiện

- Hoạt động theo cơ chế vay – gửi phần chênh lệch giữa TSN – TSC của chi nhánh với HSC.

-Hoạt động theo cơ chế mua – bán toàn bộ TSC – TSN của chi nhánh cho HSC.

Tập trung mục tiêu

-Mỗi chi nhánh hoạt động nhƣ một ngân hàng độc lập, tự cân đối TSN – TSC và có bảng tổng kết tài sản độc lập.

-Về cơ bản HSC cân đối vốn, chi nhánh chỉ tập trung vào việc kinh doanh trên thị trƣờng. Tất cả các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản của chi nhánh đều đƣợc tập trung về HSC.

Tiêu chí Cơ chế quản lý vốn phân tán Cơ chế quản lý vốn tập trung Định hƣớng lãi suất -Không tác động đến điều chỉnh kỳ hạn nguồn vốn – sử dụng vốn. -Không định hƣớng đƣợc lãi suất trên toàn bộ nguồn vốn. -Chi nhánh có thể chủ động đàm phán mức lãi suất cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

-Tác động điều chỉnh kỳ hạn nguồn vốn – sử dụng vốn theo mục tiêu thông qua điều chỉnh FTP mua/bán vốn.

-Định hƣớng lãi suất huy động vốn – cho vay tại chi nhánh.

-Chi nhánh bị động khi đƣa ra mức lãi suất cạnh tranh với ngân hàng khác do phụ thuộc vào giá mua bán vốn của HSC.

Quản lý rủi ro

-Mỗi chi nhánh chịu hoàn toàn trách nhiệm về các rủi ro về lãi suất, rủi ro về kỳ hạn, rủi ro thanh khoản.

- Tập trung rủi ro về HSC.

Hiệu quả sử dụng vốn

- Chi nhánh cân đối vốn độc lập dẫn đến không tận dụng đƣợc nguồn vốn giữa các chi nhánh trong hệ thống.

- Không kiểm soát đƣợc các khoản huy động vốn lãi suất cao.

-Vốn đƣợc luân chuyển giữa các chi nhánh, tận dụng tối đa nguồn vốn dƣ thừa và bù đắp thiếu hụt tạm thời cho toàn hệ thống.

-Kiểm soát đƣợc chi phí vốn đầu vào.

Đánh giá hiệu quả hoạt động

-Không đánh giá đƣợc kết quả đóng góp của từng chi nhánh, cá nhân, giao dịch một cách công bằng.

-Chỉ quan tâm tập trung thu nhập từ hoạt động cho vay.

-Đánh giá công bằng mức độ đóng góp của chi nhánh, cá nhân, giao dịch về mức chung qua FTP.

-Thu nhập của chi nhánh đến từ hai vế của bảng tổng kết tài sản.

Tiêu chí Cơ chế quản lý vốn phân tán Cơ chế quản lý vốn tập trung Báo cáo -Chi nhánh không có công cụ

hỗ trợ lấy dữ liệu kịp thời, công tác báo cáo đƣợc thực hiện thủ công, gây lãng phí thời gian và phản ánh không chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

-Kết quả kinh doanh đƣợc hỗ trợ tổng hợp kịp thời thông qua dữ liệu chi tiết đẩy về chi nhánh hằng ngày. Các báo cáo đƣợc xây dựng trên chƣơng trình FTP giúp chi nhánh thực hiện lấy số liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị. Qua bảng so sánh trên có thể thấy mỗi cơ chế quản lý vốn đều có ƣu và nhƣợc điểm riêng. Tuy nhiên nhìn chung, cơ chế quản lý vốn tập trung vẫn có ƣu thế vƣợt trội hơn so với cơ chế quản lý vốn phân tán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)