Trƣớc đây, khi BIDV áp dụng cơ chế quản lý vốn phân tán, chi nhánh phải tự cân đối vốn. Trƣờng hợp chi nhánh huy động vốn nhiều hơn nhu cầu cho vay, chi nhánh phải gửi phần vốn thừa tại HSC, ngƣợc lại huy động thấp hơn cho vay buộc chi nhánh phải vay phần vốn thiếu từ HSC. Lãi suất áp dụng cho cả việc vay vốn và gửi vốn tại HSC là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ, cụ thể: lãi suất gửi vốn tại HSC
thích hợp và lãi suất vay của HSC căn cứ vào lãi suất gửi vốn tại HSC và lãi suất cho vay bình quân của các chi nhánh thiếu vốn. Theo đó, ở một số kỳ hạn khi chi nhánh huy động theo lãi suất niêm yết và gửi vốn tại HSC với mức lãi suất điều chuyển vốn nội bộ thì sẽ phát sinh chênh lệch âm. Do đó, chi nhánh không thể tiếp tục huy động các kỳ hạn đó nữa. Mặc khác, đối với các chi nhánh thiếu vốn, lãi suất vay HSC thƣờng cao và đối với các chi nhánh thừa vốn, lãi suất gửi vốn thƣờng thấp hơn so với lãi suất thực huy động. Đây là nguyên nhân cơ chế quản lý vốn phân tán không tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh và khuyến khích chi nhánh có thế mạnh tăng doanh số huy động và cho vay, bỏ qua nhiều cơ hội sử dụng hiệu quả nguồn vốn nội bộ, làm tăng chi phí cơ hội của toàn hệ thống.
Đối với cơ chế quản lý vốn tập trung, chi nhánh huy động và cho vay ở tất cả các kỳ hạn đều đảm bảo mức biên độ phù hợp giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất mua bán vốn FTP với HSC. Việc thay đổi lãi suất FTP chỉ ảnh hƣởng đến các khoản tiền gửi/cho vay mới phát sinh hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi suất, vì vậy không ảnh hƣởng ngay đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Cả hoạt động huy động và cho vay đều tạo ra lợi nhuận cho đơn vị kinh doanh, khuyến khích chi nhánh tăng doanh số cho vay và huy động, giảm chi phí cơ hội và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.