Chi nhánh bị động trong việc đàm phán lãi suất với khách hàng
FTP mua/bán vốn đƣợc HSC công bố từng thời kỳ và áp dụng thống nhất cho tất cả các đối tƣợng khách hàng và hạn chế áp dụng các giao dịch ngoại lệ cho khách hàng. Nhƣ vậy, các chi nhánh chỉ đƣợc huy động và cho vay khách hàng với mức lãi suất theo niêm yết của Hội sở chính. Điều này một mặt đảm bảo tính công bằng trong hệ thống, tuy nhiên đây là một cản trở đối với các chi nhánh nằm trong địa bàn có mức độ cạnh tranh cao.
Một số trƣờng hợp đặc biệt nhƣ khách hàng VIP, khách hàng truyền thống thƣờng luôn đàm phán mức lãi suất ƣu đãi hơn so với niêm yết. Nhƣng do phụ thuộc giá điều chuyển vốn của Hội sở chính, chi nhánh không chủ động trong việc đƣa ra mức lãi suất cạnh tranh để tăng doanh số huy động và cho vay so với các ngân hàng khác trên địa bàn... Mặc dù, chi nhánh có thể trình cơ chế chính sách lãi suất dành cho các đối tƣợng khách hàng đặc biệt, nhƣng việc gửi tờ trình và chờ sự phê duyệt của HSC mất khá nhiều thời gian, thậm chí trong những giai đoạn nguồn vốn dƣ thừa, việc áp dụng mức lãi suất ƣu đãi cho khách hàng VIP hầu nhƣ bị bác bỏ hoặc nếu đƣợc chấp thuận cũng không đƣợc hỗ trợ mức lãi suất phù hợp (FTP mua vốn cao hơn/FTP bán vốn thấp hơn so với lãi suất niêm yết). Điều này khiến chi nhánh chậm trễ trong công tác chăm sóc khách hàng, giảm lợi nhuận, khó duy trì quy mô bền vững.
Chi nhánh chƣa thƣờng xuyên phân tích hiệu quả của từng mảng nghiệp vụ, khối khách hàng
Định kỳ hàng năm, HSC sẽ phân giao kế hoạch kinh doanh và định hƣớng mức NIM toàn hệ thống. Đây là căn cứ để các chi nhánh điều hành hoạt động kinh doanh trong năm, đảm bảo tăng trƣởng về quy mô và mang lại hiệu quả cho chi nhánh. Để thực hiện đƣợc điều này, đòi hỏi các chi nhánh phải theo dõi thƣờng xuyên không chỉ là quy mô từ huy động vốn và tín dụng mà còn phải phân tích mức
NimHĐV và NimTD. Tuy nhiên, tại hầu hết các chi nhánh chƣa thật sự quan tâm đến mức Nim thực tế đạt đƣợc mà chỉ chú trọng đến việc tăng trƣởng quy mô.
Việc theo dõi và phân tích mức Nim thực tế tại chi nhánh do phòng Kế hoạch tổng hợp làm đầu mối, định kỳ báo cáo Ban Giám đốc. Tất cả việc tính toán đều làm thủ công, chƣa có công cụ hỗ trợ giúp lấy số liệu, khó tránh khỏi sai sót trong quá trình thực hiện. Do đó, chi nhánh chỉ thực hiện làm định kỳ hàng quý, chƣa phân tích đƣợc hiệu quả từng khối khách hàng mà chỉ đánh giá trên tổng thể chi nhánh.