Trong giai đoạn 2011 – 2015, kinh tế thế giới và Việt Nan nói riêng trải qua nhiều biến động với những thách thức và thuận lợi đan xen. Ngành ngân hàng Việt Nam cũng đã tạo đƣợc những điểm sáng vƣợt trội: hoàn thành cơ bản nổi bật đề án tái cơ cấu tổ chức tín dụng; kiềm chế lạm phát; thành công ngăn chặn tình trạng “đô
la hóa”, “vàng hóa”, kiểm soát chất lƣợng tín dụng; thị trƣờng vàng – ngoại hối ổn định.
Trong giai đoạn này, hoạt động của hệ thống BIDV đảm bảo ổn định, an toàn, tăng trƣởng tổng tài sản bình quân 5 năm gần 20%, khẳng định vị thế ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Đến 31/12/2015, tổng tài sản đạt trên 850 ngàn tỷ đồng, tăng trƣởng 30.8% so với 2014, gấp 2.34 lần so với cuối năm 2010. Nguồn vốn huy động đạt trên 790 ngàn tỷ đồng, tăng trƣởng 24% so với năm 2014, gấp 2.46 lần so với năm 2010. Dƣ nợ tín dụng và đầu tƣ đạt trên 804 ngàn tỷ đồng, tăng trƣởng 26% so với năm 2014. Vốn điều lệ đạt 34,187 tỷ đồng, gấp 2.6 lần so với 2010. Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 7,473 tỷ đồng, tăng trƣởng 18.67% so với 2014; ROA: 0.79%; ROE: 15.5%; CAR > 9%...
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu khác.
Chỉ tiêu Quy định Năm 2015
Tỷ lệ an toàn vốn CAR hợp nhất ≥ 9% Đáp ứng Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày tiếp theo
- VND ≥ 50% 62.17%
- Ngoại tệ ≥ 10% 63.33% Tỷ lệ dự trữ thanh khoản ≥ 10% 11.10% Tỷ lệ dƣ nợ trên tiền gửi ≥ 90% 81.90% Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn ≤ 60% 37.55%
Nguồn: BIDV (2016), Báo cáo thƣờng niên 2015.
2.2. Tình hình thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Trƣớc thời điểm năm 2007, BIDV thực hiện cơ chế quản lý vốn phân tán, mỗi chi nhánh hoạt động nhƣ một ngân hàng độc lập, chủ động quyết định huy động vốn, sử dụng vốn (tự cân đối sử dụng vốn). Do đó mức độ tập trung vốn thấp, phân tán, chức năng quản lý vốn (quản lý thanh khoản, rủi ro lãi suất) không tập trung, bị
Đến năm 2007, thực hiện áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung trên toàn hệ thống. Nguồn vốn đƣợc tập trung tại Hội sở chính, không tồn tại quan hệ điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống. Hội sở chính mua toàn bộ tài sản Nợ và bán toàn bộ tài sản Có cho các chi nhánh. Chức năng quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và các rủi ro thị trƣờng khác đều đƣợc thực hiện tại Hội sở chính.
2.2.1. Trách nhiệm giữa Hội sở chính và các đơn vị kinh doanh 2.2.1.1. Trách nhiệm của Hội sở chính 2.2.1.1. Trách nhiệm của Hội sở chính
Giai đoạn đầu chuyển giao công tác điều hành vốn từ cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơ chế quản lý vốn tập trung, đòi hỏi các điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ, kiến thức của cán bộ nguồn vốn. Từ năm 2006, BIDV đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ chi nhánh trên cả nƣớc những kiến thức liên quan đến cơ chế quản lý vốn mới. Ngoài ra, BIDV đã đổi mới mô hình tổ chức cho phù hợp, phân công trách nhiệm quản lý rõ ràng giữa các đơn vị và xây dựng quy trình nghiệp vụ cụ thể để triển khai thực hiện:
- Hội đồng ALCO: quyết định chính sách, chiến lƣợc điều hành vốn nội bộ, phê duyệt các chính sách điều hành lãi suất, FTP trong từng thời kỳ; chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của Sổ ngân hàng.
- Ban thông tin quản lý và hỗ trợ ALCO (viết tắt là Ban ALCO) là ban đầu mối điều hành lãi suất huy động vốn/cho vay; đề xuất chính sách, cơ chế FTP; đầu mối nghiệp vụ đối với chƣơng trình FTP; xác định thu nhập/chi phí mua bán vốn nội bộ của ĐVKD; đơn vị quản lý, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Sổ ngân hàng theo phạm vi ủy quyền, đề xuất phƣơng án thực hiện giao dịch của Sổ ngân hàng trên thị trƣờng tiền tệ nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất, đề xuất các hạn mức rủi ro thanh khoản toàn hàng trình Hội đồng ALCO phê duyệt.
- Ban kế toán hạch toán thu nhập/chi phí mua bán vốn nội bộ cho các ĐVKD, đề xuất điều chỉnh lại danh mục Tài sản định giá (nếu có) và phân loại theo kỳ hạn FTP đối với TSN – TSC không xác định kỳ hạn.
- Ban kinh doanh vốn và tiền tệ (viết tắt là Ban KDV&TT): cung cấp thông tin lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng hàng ngày làm cơ sở để ban ALCO điều chỉnh giá mua/bán vốn FTP phù hợp với điều kiện thị trƣờng và công tác quản lý TSN – TSC của ngân hàng. Thực hiện các giao dịch của Sổ ngân hàng với đối tác bên ngoài theo đề nghị của Ban ALCO, bao gồm các giao dịch trên thị trƣờng tiền tệ, trái phiếu, ngoại tệ, phái sinh; tìm kiếm đối tác, đàm phán lãi suất, đặt thầu phù hợp với thị trƣờng, đảm bảo hiệu quả cao nhất cho Sổ ngân hàng.
- Ban quản lý rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp: định kỳ (quý/năm) hoặc đột xuất phân tích và báo cáo độc lập về tác động của chính sách điều hành lãi suất, FTP đối với rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
- Ban kế hoạch chiến lƣợc: đầu mối đề xuất và kịp thời phân giao các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm cho các đơn vị. Trình Ban lãnh đạo điều chỉnh kế hoạch khi có thay đổi lớn về chính sách FTP, thu nhập huy động vốn/tín dụng mục tiêu.
- Ban Công nghệ phối hợp với Trung tâm công nghệ, Ban NVKDTT trong việc xây dựng, chỉnh sửa, vận hành chƣơng trình Định giá chuyển vốn nội bộ.
- Các Ban khách hàng (Ban Phát triển ngân hàng Bán lẻ, Ban Định chế tài chính, Ban Khách hàng doanh nghiệp, Tổ Japandesk): đầu mối đề xuất chính sách lãi suất, điều kiện áp dụng, khai báo tham số FTP bổ sung… đối với sản phẩm, khách hàng riêng biệt phù hợp trong từng thời kỳ (nếu có) do ban quản lý. Căn cứ chính sách lãi suất, FTP thông báo từng thời kỳ chủ động thực hiện giao dịch/chỉ đạo chi nhánh triển khai công tác huy động vốn/cho vay.
2.2.1.2. Trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh
Để đảm bảo an toàn trong hoạt động, các ĐVKD phải tuân thủ các quy định về giới hạn, hạn mức trong hoạt động cũng nhƣ đảm bảo thực hiện hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, cụ thể:
- Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của toàn hệ thống bao gồm: chỉ tiêu tăng trƣởng (tổng tài sản, dƣ nợ tín dụng, huy động vốn…), chỉ tiêu hiệu quả (chi phí, lợi nhuận…), chỉ tiêu chất lƣợng (tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2, chi phí trích lập dự
phòng rủi ro…). Các chỉ tiêu đƣợc xem xét điều chỉnh trong năm kế hoạch căn cứ biến động của thị trƣờng và tình hình thực hiện của ĐVKD.
- Tuân thủ các chỉ tiêu hạn mức:
Giới hạn quy mô tín dụng đƣợc cụ thể hóa bằng hai chỉ tiêu: quy mô tín dụng tối đa và tỷ trọng dƣ nợ trung, dài hạn trên tổng dƣ nợ đƣợc phân bổ về cho chi nhánh căn cứ vào tiềm năng phát triển, chất lƣợng và hiệu quả tín dụng của chi nhánh, nhằm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động toàn hệ thống.
Hạn mức đầu tƣ kinh doanh trên thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng vốn: HSC trực tiếp thực hiện đầu tƣ kinh doanh, hoặc ủy quyền cho các ĐVKD thực hiện, bao gồm: quản lý danh mục đầu tƣ và quản lý hạn mức đầu tƣ nhằm mục đích cơ cấu lại tài sản để quản lý rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
- Tuân thủ các giới hạn kinh doanh: Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên – NIM (Net interest margin): căn cứ vào kế hoạch tài chính, HSC xác định và thông báo tỷ lệ NIM tối thiểu của hệ thống và áp dụng cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các chi nhánh. Các chi nhánh tính toán thu nhập lãi từ nghiệp vụ huy động vốn và cho vay đảm bảo chỉ tiêu NIM theo quy định.
2.2.2. Điều hành vốn nội bộ
2.2.2.1. Nguyên tắc điều hành vốn nội bộ
Đảm bảo tuân thủ chủ trƣơng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh, định hƣớng điều hành của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Hội đồng ALCO trong từng thời kỳ.
Điều hành linh hoạt chủ động, phù hợp với tình hình thị trƣờng và khả năng cân đối vốn, năng lực cạnh tranh của BIDV trong từng thời kỳ.
Đảm bảo việc tách bạch các giao dịch thuộc Sổ ngân hàng và Sổ kinh doanh để phân định rõ trách nhiệm, kết quả kinh doanh của Sổ ngân hàng và mức độ đóng góp của các đơn vị tham gia.
Đảm bảo đánh giá khách quan mức độ đóng góp của các ĐVKD trong kết quả chung của ngân hàng.
2.2.2.2. Các công cụ điều hành vốn nội bộ
Trần/sàn lãi suất: nhằm kiểm soát chi phí, quy mô vốn khả dụng, đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả kinh doanh.
Giá chuyển vốn nội bộ
- Đánh giá mức độ đóng góp của chi nhánh/bộ phận kinh doanh/sản phẩm, khách hàng trong thu nhập từ lãi toàn ngành.
- Khuyến khích/hạn chế huy động/cho vay phù hợp với mục tiêu cân đối vốn, tái cơ cấu bảng tổng kết tài sản trong từng thời kỳ.
- Thực hiện chính sách khuyến khích/hạn chế huy động vốn/cho vay đối với các sản phẩm, khách hàng cụ thể.
- Là định hƣớng, cơ sở để chi nhánh quyết định LSHĐV và LSCV tại đơn vị.
TNHĐV/TD mục tiêu: mức yêu cầu đối với tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi đối với HĐV và cho vay thông qua FTP.
Các cơ chế hỗ trợ khác:
- Cơ chế động lực, thƣởng qua FTP: thực hiện theo mục tiêu điều hành trong từng thời kỳ.
- Các chế tài phạt qua FTP: Áp dụng đối với các vi phạm cơ chế điều hành trong từng thời kỳ (vi phạm trần/sàn lãi suất, quy mô huy động vốn đƣợc giao...).
2.2.2.3. Điều hành lãi suất
Căn cứ xác định lãi suất theo quy định của NHNN, tình hình thị trƣờng và tình hình cân đối vốn kinh doanh của BIDV trong từng thời kỳ.
- Lãi suất huy động vốn
Việc áp dụng trần LSHĐV quy định cụ thể trong từng thời kỳ theo chính sách điều hành lãi suất của TSC. Mức trần LSHĐV đƣợc xác định theo phƣơng thức trả lãi
cuối kỳ, đối với các phƣơng thức trả lãi khác, phải đƣợc quy đổi theo phƣơng thức trả lãi cuối kỳ. Chi nhánh đảm bảo tuân chủ điều hành lãi suất huy động vốn của HSC trong từng thời kỳ, đảm bảo TNHĐV mục tiêu.
- Lãi suất cho vay
Các cấu phần của lãi suất cho vay: FTPbv cơ sở, TNTD mục tiêu. Việc áp dụng trần/sàn LSCV quy định cụ thể trong từng thời kỳ theo chính sách điều hành lãi suất của HSC. Chi nhánh căn cứ chính sách điều hành lãi suất cho vay của HSC, FTP, chính sách khách hàng và tổng hòa lợi ích thu đƣợc từ khách hàng để quyết định lãi suất cho vay phù hợp đảm bảo TNTD mục tiêu.
2.2.2.4. Nguyên tắc định giá FTP
Việc định giá FTP đảm bào phù hợp với lãi suất thị trƣờng, tình hình cân đối vốn và đảm bảo thu nhập mục tiêu.
FTP mua vốn = lãi suất huy động thị trƣờng + TNHĐV mục tiêu FTP bán vốn = lãi suất cho vay – TNTD mục tiêu
Đồng tiền định giá: FTP mua/bán vốn đƣợc xác định cho từng loại tiền, các đồng tiền đƣợc định giá bao gồm: đồng Việt Nam (VND), đồng đô la Mỹ (USD), đồng Euro (EUR), các đồng tiền khác (ký hiệu OTH) đƣợc định giá theo hƣớng dẫn cụ thể khi phát sinh.
Kỳ hạn định giá: Ngày định giá là ngày phát sinh giao dịch hoặc ngày xác định lại lãi suất của giao dịch. Kỳ hạn định giá: FTP đƣợc áp dụng cố định trong suốt kỳ hạn định giá và đƣợc điều chỉnh tại ngày hiệu lực của kỳ định giá tiếp theo.
Định giá cho các giao dịch cụ thể:
- Các khoản mục GL: FTP đƣợc xác định theo tính chất hoạt động của từng khoản mục (Phụ lục 1).
- Rút trƣớc hạn: áp FTP GL đối với phần rút trƣớc hạn hoặc theo quy định cụ thể trong từng thời kỳ đối với các sản phẩm, đợt phát hành giấy tờ có giá…
- Các giao dịch huy động vốn lãi suất thả nổi: đƣợc áp dụng FTP thả nổi tại ngày điều chỉnh tăng/giảm lãi suất huy động vốn.
- Đối với các khoản cho vay lãi suất thả nổi: đƣợc áp FTP bán vốn cùng kỳ hạn danh nghĩa của khoản vay tại ngày điều chỉnh gần nhất. Về nguyên tắc ngày điều chỉnh phải là ngày điều chỉnh quy định rõ trên Hợp đồng tín dụng hoặc cam kết đƣợc chi nhánh nhập trên phân hệ tiền vay, nếu là ngày điều chỉnh khác phải đƣợc phê duyệt của cấp có thẩm quyền (bằng văn bản).
- Định giá cho một giao dịch huy động quay vòng: áp FTP cùng kỳ hạn của khoản tiền gửi quay vòng tại ngày đáo hạn của kỳ gốc.
- Định giá cho một giao dịch huy động mà khách hàng không tất toán khi đến hạn và sản phẩm không tự động quay vòng đƣợc áp FTP GL tại ngày đáo hạn kỳ hạn gốc.
- Dƣ nợ vay cơ cấu lại: áp FTP có kỳ hạn bằng kỳ hạn gốc cộng tổng thời gian gia hạn xác định tại thời điểm đáo hạn liền trƣớc hoặc tại ngày áp FTP gần nhất đối với những khoản gia hạn trƣớc thời điểm đáo hạn.
- Dƣ nợ vay quá hạn: áp FTP trong hạn tại ngày đáo hạn hoặc ngày điều chỉnh lãi suất gấn nhất.
- Dƣ nợ vay thấu chi: áp FTP bán vốn kỳ hạn O/N.
- Dƣ nợ khoanh, dƣ nợ vay theo chỉ định: đƣợc định giá với FTP = 0%.
- Giao dịch không định giá: Nghiệp vụ nhận vốn uỷ thác cho vay và nghiệp vụ ngân hàng đại lý; các khoản dự thu, dự chi; quan hệ vốn nội bộ giữa HSC và chi nhánh: không định giá chuyển vốn nội bộ. Các khoản tài sản Có, tài sản Nợ liên quan đến vốn, quỹ của ngân hàng (đầu tƣ góp vốn liên doanh; mua cổ phần, mua sắm tài sản cố định bằng vốn điều lệ; hoạt động thuê mua tài chính nội ngành...) đƣợc thực hiện theo quy định của HSC từng thời kỳ.
FTP cơ sở là giá chuyển vốn nội bộ đƣợc xác định, áp dụng thống nhất cho tất cả các đối tƣợng khách hàng, sản phẩm... FTP bổ sung là phần tăng/giảm so với FTP cơ sở áp dụng riêng cho đối tƣợng khách hàng/sản phẩm đặc thù…theo chính sách điều hành vốn của BIDV trong từng thời kỳ.
FTP bổ sung đƣợc áp dụng theo đối tƣợng khách hàng, sản phẩm, giao dịch vốn cụ thể theo phê duyệt của ban lãnh đạo từng thời kỳ. FTP bổ sung về cơ bản đƣợc cài đặt tự động trên chƣơng trình, trƣờng hợp không thực hiện đƣợc tự động, HSC thực hiện điều chỉnh thủ công. FTP bổ sung gồm có hai phần FTP bổ sung 1 đƣợc áp dụng rộng rãi, thống nhất, thể hiện chiến lƣợc kinh doanh của BIDV từng thời kỳ và FTP bổ sung 2 áp dụng cho các trƣờng hợp riêng lẻ đối với khách hàng, sản phẩm, đơn vị kinh doanh đặc thù.
FTP mua vốn/ bán vốn = FTP cơ sở +/- FTP bổ sung
FTP bổ sung và FTP cơ sở đƣợc xác định độc lập, theo mục tiêu kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất trong từng thời kỳ. Do đó, điều hành FTP sát với mức TNHĐV, TNTD mục tiêu, đồng thời đảm bảo mức phân bổ giữa TNHĐV vàTNTD phù hợp với NIM mục tiêu và cân đối vốn kinh doanh của ngân hàng.
2.2.2.5. Điều hành TNHĐV, TNTD trong năm kế hoạch
HSC xác định TNHĐV,TNTD mục tiêu phù hợp với chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch của toàn ngành và phân bổ TNHĐV,TNTD về từng khối khách hàng phù hợp với mục tiêu từng thời kỳ. TNHĐV,TNTD có thể đƣợc điều chỉnh nhằm sát với thực tế và mục