Định nghĩa nợ xấu của Chuẩn mực kế toán (ISA) đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới: “Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày và khả năng trả nợ đang lo ngại.
Khái niệm của Ủy ban Basel giám sát ngân hàng (BCBS 1998): BCBS tuy chỉ dùng khái niệm “nợ quá hạn” (“past due loans”) để chỉ các khoản nợ đến hạn không được thanh toán nhưng cách tiếp cận của BCBS cũng có nét tương đồng với IMF ở khía cạnh cũng chọn mốc 90 ngày quá hạn để chỉ ra các biện pháp cần thiết để xử lý khoản nợ, cụ thể, BCBS cho rằng: “Một khoản nợ không trả được xảy ra với một bên có nghĩa vụ liên quan khi xuất hiện một trong hai tình huống: Ngân hàng cân nhắc rằng người vay nợ không có khả năng trả nợ tín dụng đầy đủ; Người vay nợ bị quá hạn hơn 90 ngày với bất kỳ nghĩa vụ tín dụng nào tại ngân hàng”
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 thì “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn) nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn)”. Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 10 của Thông tư nói trên cũng quy định các NHTM căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động của NHTM vừa có thể do nguyên nhân vĩ mô đến từ tác động của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế, chính sách tài khóa...), vừa có nguyên nhân vi mô đặc thù đến từ hoạt động của chính NHTM (quản lý yếu kém, rủi ro đạo đức...). Nợ xấu mang các đặc trưng như sau:
Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng khi các cam kết trong hợp đồng tín dụng đã đến hạn.
Tình hình tài chính của khách hàng có chiều hướng xấu dẫn đến ngân hàng khó có khả năng thu hồi vốn.
Tài sản bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá khi phát mãi không đủ thu hồi vốn gốc và lãi. Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu được thể hiện qua công thức:
Tỷ lệ nợ xấu = 𝑵ợ 𝒙ấ𝒖
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ𝒙 𝟏𝟎𝟎%
Đây là chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng gặp rủi ro tín dụng và khả năng mất vốn càng cao. Tuy nhiên, xem xét tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng cần phải xem xét đến quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng đó, tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tổng tài sản có của ngân hàng càng lớn thì rủi ro tín dụng đối với ngân hàng đó càng cao
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng