Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 62 - 65)

Giai đoạn 2014 – 2017, Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, với phương châm đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, đó là một hướng đi đúng đắn và mang lại những thành công cho chi nhánh. Agribank - Chi nhánh Ninh Thuận đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh nên đã tập trung chỉ đạo, triển khai các giải pháp quyết liệt nhằm khơi tăng nguồn vốn, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng một cách hiệu quả và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu, thu hồi nợ xử lý rủi ro và phát triển dịch vụ. Tại chi nhánh đã kiện toàn lại các Ban thu hồi nợ xấu, thành lập mới Tổ phát triển sản phẩm; thường xuyên phát động thi đua định kỳ (6 tháng), thi đua đột xuất (1 đến 3 tháng). Hàng tháng, quý, đôn đốc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh năm của đơn vị.

Thứ nhất, Đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn và nông

dân theo chính sách của Đảng, Nhà nước và theo Nghị định của Chính phủ. Trong thời gian qua Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận đã thực hiện một số chương trình cho vay trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ như:

Cho vay Nông nghiệp nông thôn theo NĐ 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ:

Doanh số giải ngân trong năm là 4.812 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2017 dư nợ cho vay là 4.211 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 81% trên tổng dư nợ với 36.200 khách hàng, tăng 1.046 tỷ đồng (+33%) so với cuối năm trước. Trong đó: Nợ xấu là 36,3 tỷ đồng, tỷ lệ là 0,86%.

Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Công ty TNHH Thông

Thuận dư nợ cho vay là 153,8 tỷ đồng (trong đó dư nợ được hỗ trợ còn đến 31.12.2017 là 89,3 tỷ đồng), số lãi được hỗ trợ lũy kế là 29,8 tỷ đồng.

Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theoNghị quyết 30a/2008/NQ- CP của Chính phủ và Thông tư 06/2009/77-NHNN: Doanh số cho vay trong năm 45

tỷ đồng; Dư nợ cuối năm 2017 là 65,5 tỷ đồng với 636 khách hàng, tăng 16,5 tỷ đồng so với 31/12/2016; Số lãi được hỗ trợ lũy kế 3.253 triệu đồng.

Cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014: Trong năm 2017, đã ký kết hợp đồng cho vay mới 19 khách hàng, thực hiện giải ngân với số tiền là 221 tỷ đồng; có 38 dự án được phê duyệt đã ký hợp đồng tín dụng. Với 05 tàu dịch vụ hậu cần và 33 tàu khai thác với số tiền cam kết cho vay là 371,2 tỷ đồng, đã giải ngân với doanh số là 340,5 tỷ đồng, dư nợ hiện còn 337,4 tỷ đồng. Trong đó: nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ 1,99 tỷ đồng.

Cho vay các xã thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới: Doanh số giải ngân trong năm 2017 là 1.217 tỷ đồng; Dư nợ cho vay là 2.072 tỷ đồng/25.773 KH (5 Doanh nghiệp), tăng 396 tỷ đồng (23%) so với đầu năm. Nợ xấu 20 tỷ đồng (0,96%).

Nhìn chung, các chương trình cho vay theo chủ trương của Chính phủ đã đem lại nhiều lợi ích, hiệu quả nhằm, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân địa phương và góp phần gia tăng dư nợ tín dụng và thu nhập từ hoạt động cho vay cho chi nhánh.

Thứ hai, Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2014 - 2017 là 22%. Hoạt động tín dụng có mức tăng trưởng mạnh, tập trung chính vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Dư nợ trong lĩnh vực này liên tục tăng qua các năm và đến cuối năm 2017 đạt 1.046 tỷ đồng, tỷ trọng dư nợ nông nghiệp nông thôn chiếm 81% trên tổng dư nợ. Ngoài ra, trong hoạt động tín dụng của mình chi nhánh luôn tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương nên dự nợ tín dụng của chi nhánh đều tăng qua các năm từ 2014 đến 2017 với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 25%, 21% và 20%. Phát triển quy mô nhưng luôn chú trọng về chất lượng các khoản tín dụng nên nợ xấu luôn được kiểm soát chặt chẽ dưới mức Hội sở chính giao hàng năm (< 2.5%). Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận đã thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

+ Quyết liệt trong công tác xử lý, thu hồi và hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh: Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong công tác thu hồi xấu và hạn chế nợ xấu phát sinh, đặc biệt trong các đợt phát động phong trào thi đua, nợ xấu của chi nhánh đều giảm.

Chi nhánh đã triển khai các chính sách của Quốc hội (Nghị Quyết 42), Chính phủ (Chỉ thị 32), NHNN (Chỉ thị 06), các Nghị quyết HĐTV, của Tổng Giám đốc và các văn bản chỉ đạo của Agribank - Chi nhánh Ninh Thuận về các biện pháp để xử lý thu hồi và giảm thiểu nợ xấu như: Thực hiện việc cơ cấu lại kỳ hạn nợ, thực hiện việc miễn giảm lãi tiền vay đối với khách hàng thực sự khó khăn nhưng có thiện chí trả nợ, hỗ trợ khách hàng tiếp tục sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ ngân hàng. Chi nhánh làm tốt việc phối hợp với chính quyền, hội đoàn thể tại địa phương để thu hồi nợ xấu. Thu hồi nợ xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC: Thu hồi nợ xử lý rủi ro cuối năm 2017 đạt 29,597 tỷ đồng (Thu gốc 19,379 tỷ đồng, thu lãi 10,218 tỷ đồng), đạt 118% kế hoạch năm.

Thu hồi nợ đã bán cho VAMC: Chi nhánh rất nỗ lực trong việc thu hồi khoản nợ đã bán cho VAMC, kết quả thu cuối năm 2017 đạt 9,873 tỷ đồng, đạt 110% KH (kế hoạch năm 9 tỷ đồng). Năm 2017 là năm đầu tiên hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thu nợ bán nợ VAMC.

+ Các giải pháp hỗ trợ khách hàng như: Xem xét miễn, giảm lãi suất; cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền nguồn thu của khách hàng… Đồng thời Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận cũng triển khai các giải pháp tư vấn tài chính, tham gia tư vấn hỗ trợ khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho khách hàng nhằm giúp khách hàng sau khi vay vốn sẽ sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất.

Kết quả đạt được giúp tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh giảm xuống từ 2,2% năm 2014 xuống chỉ còn 1,3%/tổng dư nợ thời điểm 31/12/2017 hoàn thành kế hoạch Hội sở chính giao. Đồng thời Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận luôn chú trọng tăng cường giám sát, kiểm tra khách hàng sau khi cho vay để sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh, kiểm soát tốt chất lượng của các khoản vay. Định kỳ chi nhánh thực hiện kiểm tra, rà soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng, nhờ đó mà nhiều sai

phạm trong quá trình tác nghiệp cũng như những rủi ro tiềm ẩn đã được phát hiện.

Thứ ba, Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận luôn chú trọng vào công tác quản lý rủi ro tín dụng, thực hiện tuân thủ các quy định, chính sách tín dụng của Hội sở chính về quy trình cấp tín dụng, chính sách khách hàng đặc biệt chính sách bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế và bù đắp rủi ro tín dụng, do đó nợ quá hạn đối với dư nợ có tài sản đảm bảo có xu hướng giảm, chiếm tỷ trọng lần lượt qua các năm từ 2014 đến 2017 là 76%, 69%, 72% và 65% trong tổng nợ quá hạn, có khả năng thu hồi được vốn vay khi xử lý tài sản đảm bảo.

Thứ tư, thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng lên tiên tục sau mỗi năm về giá trị tuyệt đối đến cuối năm 2017 đạt 94.1% là nhờ vào các khách hàng lớn truyền thống và các khách hàng tiềm năng mà hoạt động tín dụng ngày càng đem lại kết quả cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới chi nhánh nên cơ cấu lại nguồn thu nhập cho phù hợp theo hướng tăng cường nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác, giảm tỷ lệ thu nhập từ lãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)