Chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 55 - 62)

Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận

$ Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.3: Cơ cấu thu nhập của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị: Tỷđồng

Năm 2014 2015 2016 2017

Thu lãi 314 346 433 554

Tổng thu nhập 344 389 468 589

Tỷ lệ thu lãi/tổng thu nhập 91.3% 88.9% 92.5% 94.1%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận giai

đoạn 2014 – 2017

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Ninh Thuận

Cũng giống như những ngân hàng khác, tỷ lệ thu nhập lãi của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận chiếm phần lớn trên tổng thu nhập của ngân hàng (hơn 90%). Mặc khác nguồn thu lãi cho vay qua các năm có chiều hướng tăng trưởng tốt từ năm 2014 đạt 314 tỷ đồng đến 2017 đạt 554 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng là 94.1% trên tổng thu nhập của chi nhánh). Với tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ cao như trên, nếu chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Hiện tại hoạt động tín dụng là hoạt động chính đem lại nguồn thu cho ngân hàng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm trên 90% thu nhập của chi nhánh, đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng lợi nhuận của chi nhánh. Chính vì vậy mà ngân hàng, đặc biệt là đội ngũ làm công tác tín dụng luôn ý thức được vấn đề này, bằng mọi biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, theo xu hướng đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, thu nhập từ lãi nên giảm dần so với thu nhập từ các hoạt động khác, vì có như thế thì ngân hàng mới đa dạng hoá được danh mục sử dụng vốn của mình như phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ ngân hàng hiện đại… phù hợp với định hướng phát triển chung của Hội sở chính cũng như các NHTM khác trong bối cảnh hiện nay. $ Chỉ tiêu nợ quá hạn 314 346 433 554 344 389 468 589 0 100 200 300 400 500 600 700 2014 2015 2016 2017 Thu nhập từ lãi Tổng thu nhập

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận từ năm 2014 – 2016 Đơn vị: Tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Thực hiện Tỷ lệ/tổng DN Tổng dư nợ 2.837 100% 3.558 100% 4.319 100% 5.192 100% Nợ nhóm 1 2.648 93% 3.418 96% 4.184 96,9% 4.978 96% Nợ nhóm 2 128 5% 99 3% 88,1 2,0% 148 2,9% Nợ nhóm 3 7 0,2% 18 1% 6,2 0,1% 6 0,1% Nợ nhóm 4 15 0,5% 6 0,2% 6,4 0,1% 8 0,2% Nợ nhóm 5 39 1,4% 17 0,5% 34,1 0,8% 52 1,0% Tỷ lệ NQH/tổng dư nợ 189 6,7% 140 3,9% 134,8 3,1% 214 4%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận

Hiện nay các NHTM đang thực hiện phân loại nợ vay theo quy định tại điều 10, 11 Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013, cụ thể nợ vay sẽ được phân vào 5 nhóm nợ: nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 – nợ cần chú ý, nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 – nợ nghi ngờ, nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn. Dư nợ vay được phân vào nhóm nợ càng cao thì rủi ro tín dụng càng tăng, nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ vay được xếp từ nhóm 2 trở đi càng cao thì chứng tỏ ngân hàng đó đang có chất lượng tín dụng thấp.

Qua bảng 2.4 cho thấy, nợ nhóm 1 – đủ tiêu chuẩn của chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dư nợ vay và tương đối ổn định trong 4 năm từ 2014 – 2017 lớn hơn 90% tổng dư nợ vay. Tỷ lệ 4 nhóm còn lại trên tổng nợ vay là 4.2%, dưới mức chuẩn cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%, điều này cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh được đảm bảo. Đáng chú ý trong 4 nhóm nợ còn lại là nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn, các khoản nợ rất khó có khả năng thu hồi. Từ năm 2014 –

2017, tỷ lệ nợ khó có khả năng mất vốn có xu hướng giảm từ 1,4% năm 2014 xuống còn 1% năm 2017 là do chi nhánh đã thực hiện các biện pháp xử lý nợ bằng cách bán nợ cho VAMC, đồng thời thu hồi được đáng kể nợ xấu.

Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ, tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng được đánh giá là có chất lượng cao, nó phản ánh sự tăng trưởng quy mô tín dụng của ngân hàng có lành mạnh hay không. Khi dư nợ tín dụng tăng nhưng khả năng thu hồi nợ không cao hay không thu hồi được nợ, tỷ lệ nợ quá hạn cao thì hoạt động tín dụng không được coi là có chất lượng. Qua bảng 2.2 ta thấy tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận có dấu hiệu giảm dần (từ 6.7% năm 2014 xuống còn 4% năm 2017). Có được kết quả này là do chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp thu hồi và xử lý nợ quá hạn và nợ xấu như: thực hiện việc cơ cấu lại kỳ hạn nợ, thực hiện việc miễn giảm lãi tiền vay đối với khách hàng thực sự khó khăn nhưng có thiện chí trả nợ, hỗ trợ khách hàng tiếp tục sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để khách hàng trả nợ ngân hàng.

$ Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian

Bảng 2.5: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian tại Agribank –Chi nhánh Ninh Thuận giai đoạn 2014 – 2017

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Dư nợ quá hạn 189 140 134.8 214

Nợ quá hạn ngằn hạn 75 71.54 65.65 85.17 Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn/Nợ qúa hạn 39.8% 51% 48.7% 39.8% Nợ quá hạn trung dài hạn 114 68.46 69.15 128.83 Tỷ lệ nợ trung dài hạn quá hạn/Nợ quá hạn 60.2% 49% 51.3% 60.2%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận

Qua bảng 2.5 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn của chi nhánh chiếm tỷ lệ luôn cao hơn 50% qua các năm từ 2014 đến 2017 (trừ năm 2015), và tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy chi nhánh đã tập trung cấp tín dụng trung dài hạn với tỷ trọng lớn hơn so với tín dụng ngắn hạn. Cấp tín dụng trung, dài hạn có mức độ rủi ro cao hơn so với tín dụng ngắn hạn. Do đó, chi nhánh phải dự báo tình hình cân đối nguồn huy động của mình để có những quyết định cấp tín dụng theo cơ cấu kỳ hạn cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Trong thời gian tới chi nhánh nên mở rộng đối tượng khách hàng có nhu cầu cấp tín

dụng ngắn hạn để gia tăng cơ cấu dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ, từ đó giúp giảm tỷ lệ nợ trung dài hạn quá hạn/tổng dư nợ.

$ Cơ cấu nợ quá hạn theo ngành

Bảng 2.6: Cơ cấu nợ quá hạn theo ngành tại Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị: Tỷđồng

Năm 2014 2015 2016 2017

Dư nợ quá hạn (tỷ đồng) 189 140 134.8 214 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 53% 65% 71% 69.8% Sản xuất, chế biến 6% 5.4% 4.9% 4% Thương mại, dịch vụ 23.1% 18% 12% 12%

Xây dựng 5% 3% 4% 3.8%

Các ngành khác 12.9% 8.6% 8.1% 9.9%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Ninh Thuận

Dư nợ quá hạn của ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ quá hạn theo ngành nghề tại chi nhánh. Trong giai đoạn 2014 – 2017, tỷ lệ này luôn ở mức trên 50%. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy vì chi nhánh Ninh Thuận chủ yếu tập trung cho vay chủ yếu phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Dư nợ quá hạn của ngành sản xuất và chế biến có xu hướng giảm từ 6% năm 2014 xuống còn 4% trong năm 2017. Do khách hàng được cơ cấu lại nợ, khi ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sẽ tốt hơn trong chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.

$ Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.7: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận

Đơn vị: tỷđồng

Năm 2014 2015 2016 2017

Dư nợ quá hạn 189 140 134.8 214

Nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân 143.6 109.2 102.4 141.2 Tỷ lệ nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân 76% 78% 76% 66% Nợ quá hạn DN ngoài quốc doanh 36.3 24.1 23.2 49.6 Tỷ lệ nợ quá hạn DN ngoài quốc doanh 19% 17% 17% 23%

Nợ quá hạn hợp tác xã 0.0 6.7 8.8 23.1

Nhìn vào bảng 2.7, có thể thấy cơ cấu nợ quá hạn của chi nhánh tập trung chủ yếu ở đối tượng khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, chiếm tỷ trọng trên 70% từ năm 2014 và đạt 66% trong năm 2017. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế tại chi nhánh vì cơ cấu khách hàng của chi nhánh đối tượng khách hàng vay là cá nhân và hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng khoảng 70%. Tiếp theo là nợ quá hạn của đối tượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã với tỷ lệ lần lượt là 23% và 10.8% trong năm 2017

$ Chỉ tiêu nợ xấu

Bảng 2.8: Nợ xấu tại Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị: Tỷđồng Năm 2014 2015 2016 2017 Nhóm 3 7 18 6.2 6 Nhóm 4 15 6 6.4 8 Nhóm 5 39 17 34.1 52 Tổng nợ xấu 61 41 46.7 66 Tổng dư nợ 2,837 3,558 4,319 5,192 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 2.2% 1.2% 1.1% 1.3%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận

Tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh giai đoạn 2014 - 2017 khá thấp và có xu hướng giảm. Năm 2014 có nợ xấu là 61 tỷ đồng chiếm 2,2% trong tổng dư nợ, sang năm 2015 giảm xuống chỉ còn 41 tỷ đồng, chiếm 1,2%/tổng dư nợ, năm 2017 tăng lên thành 66 tỷ đồng chiếm 1,3% so với tổng dư nợ. Qua số liệu trên có thể thấy nợ xấu của chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng hoạt động tín dụng của chi nhánh khá tốt. Phần lớn nợ xấu của ngân hàng rơi vào nợ nhóm 5 (nợ không có khả năng thu hồi). Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh thấp, nhưng nợ nhóm 5 lại có dấu hiệu tăng dần, cho thấy rủi ro tiềm ẩn cao. Nợ xấu ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tốn kém thời gian để xử lý và thu hồi nợ. Vì vậy chi nhánh cần tăng cường quản lý nợ xấu trong thời gian tới.

$ Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 2.9: Vòng quay vốn tín dụng tại Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận giai đoạn 2014 – 2017

(%) 15/14 16/15 17/16 Doanh số thu nợ (tỷ đồng) 3,466 4,189 4,844 5,659 20.8 15.7 16.8 Dư nợ bình quân (tỷ đồng) 2,567 3,198 3,939 4,756 24.5 23.2 20.7 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1.35 1.31 1.23 1.19 -2.96 -6.11 -3.25

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh 2014 – 2017

Bảng 2.9 cho thấy vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh từ năm 2014 – 2017 có xu hướng giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đều đạt trên 1, điều này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tương đối nhanh và an toàn, đồng thời cho thấy ngân hàng đã làm tốt công tác xử lý và thu hồi nợ thể hiện qua doanh số thu nợ luôn tăng. Tuy nhiên, từ năm 2015 thì tỷ lệ này lại có xu hướng giảm điều này phản ánh thời gian thu hồi vốn của chi nhánh đang chậm lại, ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay trung dài hạn với tỷ lệ khá cao (>60%), do đó làm cho vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh liên tục giảm từ 1.35 vòng năm 2014 xuống 1.19 vòng vào năm 2017. Vòng quay vốn tín dụng thấp chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn của chi nhánh chưa cao. Vì vậy, chi nhánh cần chú trọng hơn trong công tác quản lý vốn và thu nợ trong thời gian tới. $ Chỉ tiêu trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Bảng 2.10: Số liệu trích dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2014 – 2017 Đơn vị: tỷđồng Năm 2014 2015 2016 2017 DP RRTD trích lập 20.8 15.5 25.1 16.7 Dư nợ bình quân 2,603 3,198 3,939 4,756 Tỷ lệ trích lập DPRRTD 0.8% 0.5% 0.6% 0.4%

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2014 – 2017

Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập theo quy định của NHNN bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể, muốn chỉ tiêu này thấp cần phải hạn chế dư nợ xấu và nhất là nhóm nợ có khả năng mất vốn. Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh diễn biến theo tình hình nợ xấu và dư nợ của chi nhánh. Năm 2014 tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là 08% và đến năm 2017, tỷ

lệ này giảm xuống còn 0.4% trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân của chi nhánh tăng nhanh hơn. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn tăng, đây là tín hiệu tích cực trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)