2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận Nam – Chi nhánh Ninh Thuận
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận Thuận
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp (nay là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn) tỉnh Ninh Thuận được thành lập theo Quyết định số 17/QĐ- NH9 ngày 29/1/1992 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1992, trên cơ sở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp của 3 huyện: Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn. Khi mới thành lập, toàn chi nhánh có 211 cán bộ- công nhân viên, trong đó trình độ chuyên môn cao đẳng- đại học: 32 người (15%), trung cấp: 110 người (52%), còn lại là sơ cấp và chưa qua đào tạo. Tổng dư nợ đến cuối năm 1992 là 17 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn, nợ khó đòi và nợ có khả năng mất trắng chiếm gần 50%.
Qua hơn 26 năm hình thành và phát triển, từ chỗ cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn lạc hậu, nguồn vốn và dư nợ tín dụng thấp; bộ máy biên chế cồng kềnh, trình độ đội ngũ cán bộ - công nhân viên chức bất cập, hoạt động kém hiệu quả.... Đến nay hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn có mạng lưới rộng khắp trên địa bàn tỉnh; với các trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại; đội ngũ cán bộ - công nhân viên chức có trình độ năng lực chuyên môn cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.
Có thể khái quát quá trình hình thành và phát triển của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận qua 3 giai đoạn như sau:
% Giai đoạn 1992- 1996
Trong những năm đầu tái lập tỉnh, hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận gặp rất nhiều khó khăn thử thách, đó là: Chất lượng tín dụng kém, hiệu quả đầu tư vốn không cao, dư nợ bình quân đầu người thấp, cơ cấu tài chính của Ngân hàng còn bất cập… Để tồn tại và phát triển, Chi nhánh đã chuyển
hướng hoạt động vào cho vay kinh tế hộ là chủ yếu, chỉ duy trì quan hệ tín dụng với một số ít doanh nghiệp và hợp tác xã làm ăn có hiệu quả; mở rộng thị phần tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, tư nhân, cá thể...
Năm 1993 khi Chính phủ ban hành Nghị định 14/NĐ-CP ngày 2/3/1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thông tư số 01, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có quyết định số 499A/TDNT ngày 2/9/1993 về “Biện pháp nghiệp vụ cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển kinh tế nông- lâm- ngư- diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” thì việc hướng hoạt động tín dụng vào hộ sản xuất, vào kinh tế nông thôn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận mới thật sự khởi sắc, mở rộng và nâng lên. Thực hiện Quyết định số 18/QĐ-NH5 ngày 16/12/2994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã mở rộng đầu tư vào cho vay phát triển kinh tế gia đình và cho vay tiêu dùng.
% Giai đoạn 1997- 2005
Từ năm 1996, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã sửa đổi và xây dựng Điều lệ mới cho hoạt động toàn ngành theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, có Hội đồng Quản trị và Ban điều hành riêng, đồng thời đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp& phát triển nông thôn Việt Nam. Giai đoạn này Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp& phát triển nông thôn Ninh Thuận đã mở rộng quan hệ với cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương, củng cố các Tổ vay vốn của hộ sản xuất. Mô hình cho vay lưu động, thu nợ lưu động, Ngân hàng lưu động bắt đầu được chú trọng phát triển; chính mạng lưới này đã góp phần rất lớn trong việc tăng trưởng tín dụng cho kinh tế hộ, nâng cao hiệu quả quản lý vốn tín dụng, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Đến cuối năm 1998, tổng dư nợ trong toàn chi nhánh là 160 tỷ đồng, trong đó dư nợ sản xuất là 155,742 tỷ đồng (chiếm 96,8% tổng dư nợ) với 29.241 hộ nông dân vay vốn.
Ngoài việc duy trì và mở rộng hoạt động tín dụng truyền thống là cho vay kinh tế hộ trên mọi lĩnh vực, tập trung đầu tư khai thác các thế mạnh của nền kinh tế địa phương như nuôi tôm thịt, sản xuất tôm giống, đánh bắt và chế biến hải sản, phát triển vùng cây công nghiệp sản xuất nguyên liệu chế biến công nghiệp... Agribank –
Ninh Thuận còn mở rộng đầu tư tín dụng vào doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp khác; đầu tư bằng nguồn vốn khắc phục hậu quả lũ lụt của Chính phủ; tranh thủ tiếp cận các nguồn vốn từ các dự án của Trung ương để đầu tư cho các thành phần kinh tế tại địa phương như nguồn vốn ADB, RDF, dự án tài chính nông thôn. Mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng, tăng tỷ lệ thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của toàn Chi nhánh (tỷ lệ thu dịch vụ bình quân trong giai đoạn này là 3,3% tổng thu, vượt so với năm 1996 là 0,37%).
% Giai đoạn 2006- 2010
Bước vào giai đoạn này, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển
nông thôn trên địa bàn tỉnh tiếp tục mở rộng tín dụng trên các lĩnh vực và các thành phần kinh tế. Với cơ cấu vốn đầu tư ngắn hạn và trung hạn được chuyển đổi từng bước hợp lý, đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế đã cơ bản tạo điều kiện cơ sở vật chất- kỹ thuật cho nền kinh tế địa phương có điều kiện phát triển; mở ra nhiều nghiệp vụ hoạt động mới, với những sản phẩm đa dạng đã đáp ứng được nhu cầu và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.
Bên cạnh đó, Chi nhánh đã mở rộng tín dụng tới các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với những chính sách tín dụng cạnh tranh hợp lý; chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng, từng bước nâng tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế nhằm tạo ra thị trường vốn, cũng như thị trường tín dụng ngắn hạn cho tương lai. Mở rộng tín dụng gắn với đa dạng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và từng bước phát triển sản phẩm tín dụng mới theo xu thế hội nhập như: Tín dụng tiêu dùng, cho vay mua đất ở, xây dựng mới và sửa chữa nhà ở.
Trong công tác huy động vốn Chi nhánh đã có nhiều sản phẩm huy động mới, kết hợp với những hình thức khuyến mãi hấp dẫn bắt đầu được tung ra thị trường như: Huy động kỳ phiếu với nhiều kỳ hạn và các hình thức trả lãi khác nhau; huy động bằng ngoại tệ. Áp dụng công nghệ thanh toán tiền hiện đại như: chuyển tiền điện tử, chuyển tiền thanh toán, thu chi tiền mặt tại gia đình, chi trả kiều hối.
Với trên 70% tổng dư nợ đầu tư cho vay nông nghiệp, nông thôn, nguồn vốn Agribank trực tiếp tạo lực đẩy đối với “tam nông” và nền kinh tế. Với mạng lưới giao dịch mở rộng ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh và linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp đưa nguồn vốn về nông thôn, đã tạo điều kiện cho hộ nông dân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay thuận tiện, dễ dàng để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Tính đến cuối năm 2017, tổng dư nợ toàn chi nhánh đạt 5.192 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ sản xuất 3.949 tỷ đồng. Thời gian gần đây, ngân hàng tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân trong việc thành lập các tổ vay vốn ở các thôn nên càng thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay. Thông qua tổ vay vốn, tạo điều kiện để ngân hàng đầu tư vốn cho các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp; đối tượng được vay vốn có trách nhiệm hơn trong việc hoàn vốn cho ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
Trong hoạt động dịch vụ, Agribank Ninh Thuận triển khai các sản phẩm dịch vụ
tiện ích trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, bám sát định hướng của Agribank
Việt Nam. Cùng hòa vào hệ thống Agribank, năm 2016 là năm đầu Agribank Ninh
Thuận triển khai Đề án chiến lược phát triển SPDV giai đoạn 2016 - 2020. Với sự nỗ
lực của toàn hệ thống, năm 2016, tất cả các dịch vụ của Agribank đều tăng trưởng so
với năm 2015. Trong đó nhóm dịch vụ E-banking, ủy thác đại lý, Thẻ, dịch vụ khác
đạt mức tăng trưởng tích cực trên 20%, nhóm thanh toán trong nước đạt mức tăng trưởng khả quan so với các năm trước.
Là ngân hàng tiên phong trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách. Chi nhánh hiện triển khai 7 chính sách tín dụng, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, đóng vai trò tiên phong chủ lực trong cho vay phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP; cho vay theo chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 63, 65, 68/2013/QĐ-TTg; cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và Thông tư 06/2009/TT-NHNN; cho vay xây dựng nông thôn mới; cho vay gia súc, gia cầm; cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản…Ngoài ra, Agribank Ninh Thuận để lại nhiều dấu ấn khi là ngân hàng “mở đường” với vấn đề phát triển nông
nghiệp sạch thông qua gói tín dụng cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, chủ trang trại tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn; đồng hành cùng nông dân toàn tỉnh với mô hình chăn nuôi mới theo hình thức CP, thúc đẩy phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch đang dần được hình thành trên toàn quốc.
Đối với việc thực hiện chính sách cho vay các lĩnh vực ưu tiên, Agribank Ninh
Thuận chủ động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thu mua, chế biến
hàng nông sản xuất khẩu, công nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà máy, trang bị dây chuyền công nghệ cao phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh trên thị trường, tạo việc làm cho người lao động. Dư nợ cho vay doanh nghiệp là 1.240 tỷ đồng, chiếm trên 24% trong tổng dư nợ. Các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn trên đang triển khai các dự án về nông nghiệp (thủy điện và công nghiệp chế biến), như: Thủy điện Sông Ông, Thủy điện thượng Sông Ông, Thủy điện Sông Pha 1, Thủy điện Sông pha 2 và Nhà máy Chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty TNHH Thông Thuận...