Để tạo điều kiện thuận lợi mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM nói chung và Agribank nói riêng thì ngoài sự nỗ lực của ngân hàng cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chính quyền, vì vậy tác giả đề xuất một số kiến nghị với NHNN Việt Nam như sau:
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là đầu mới cung cấp thông tin tín dụng rất quan trọng cho các NHTM trong việc đánh giá rủi ro khách hàng. Tuy nhiên thực tế thời gian qua cho thấy nguồn thông tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính thống kê, hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về thông tin cập nhật và thông tin cảnh báo. Do đó trong thời gian tới Ngân hàng nhà nước cần phối hợp nhiều hơn với các cơ quan chức năng như: thuế, thống kê, Bộ thương mại... để cung cấp cho các NHTM các thông tin mới nhất về tình hình phát triển ngành cũng như tình hình hoạt động các doanh nghiệp trong ngành. Ngân hàng nhà nước cần có những quy định bắt buộc các NHTM cung cấp đầy đủ các thông tin và số liệu của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng mình để trung tâm có thể kịp thời cung cấp những thông tin cảnh báo rủi ro cho các NHTM.
Nhìn chung hệ thống văn bản pháp quy của NHNN về hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm mới thuận lợi hơn cho các NHTM, tháo gỡ phần nào những khó khăn cho các NHTM trong quá trình thực hiện các thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tằ sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Nhờ đó mà hoạt động tín dụng của của các NHTM hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên một số uy định trong các văn bản pháp luật về đảm bảo tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành. NHNN cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ và tính pháp lý để tạo điều kiện cho công tác tín dụng tại các NHTM được an toàn và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, các văn bản liên quan đến cơ chế tín dụng còn quá nhiều, ngoài cơ chế cho vay của NHNN còn có nhiều công văn, quyết định, thông tư, chỉ thị của các cấp ngành có liên quan chỉ đạo cho từng ngành nghề. Mỗi ngành nghề được thêm bớt một số điều kiện nên khi thực hiện cho vay phải tham chiếu nhiều loại văn bản. Do
đó cần thiết phải có biện pháp cơ cấu lại hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng hoạt động tín dụng được thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng, an toàn.
Tăng cường công tác giám sát bên cạnh công tác thanh tra tại chỗ của NHNN đối với các NHTM. Xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát hệ thống ngân hàng có hiệu quả và độ an toàn cao nhất. Tạo điều kiện nâng cao trình độ quản trị kinh doanh của các NHTM, đảm bảo cho toàn ngành hoạt động tốt và theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó, NHNN cần thường xuyên tiến hành kiểm tra và giám sát các ngân hàng để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao tính ổn định và phát triển trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, hiệu quả; tăng cường năng lực về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực của VAMC để VAMC triển khai thực hiện việc mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt; triển khai có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu đã mua từ TCTD. Thúc đẩy việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ.
Thực thi chính sách ổn định kinh tế vĩ mô trong đó có việc kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự vận hành của hệ thống tài chính – tiền tệ có hiệu quả. Thực thi chính sách lãi suất và tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu, phù hợp với việc phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất, cần tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng cũng như nâng cao vai trò của NHNN trong việc điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng.
NHNN Việt Nam xem xét đề xuất: Chính phủ có cơ chế xử lý rủi ro đặc thù hỗ trợ ngân hàng và các chủ tàu trong trường hợp các chủ tàu vay vốn theo Nghị định 67 hoạt động không hiệu quả, không có nguồn thu trả nợ, ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ...; Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 114/2014/TT-BTC theo hướng cho phép các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được hỗ trợ lãi suất để tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn giảm bớt khó khăn, tiếp tục thực hiện việc khai thác đánh bắt; đồng thời, bổ sung nội dung về hỗ trợ lãi suất đối với cơ chế chuyển đổi chủ tàu, trong đó hướng dẫn các trường hợp cụ thể; Bộ, ngành Trung Ương sớm ban
hành Văn bản quy định về chính sách thuế, thủ tục xử lý tranh chấp tài sản đảm bảo trong xử lý nợ xấu theo phạm vi điều chỉnh của Nghị Quyết 42