Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank –Chi nhánh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 47 - 51)

Tình hình kinh tế trong nước giai đoạn 2014 – 2017 tiếp tục phục hồi và chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu, lạm phát được kiểm soát, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn; các vướng mắc về chính sách thể chế vẫn chưa được tháo gỡ triệt để: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tiếp tục suy giảm; tiến độ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới còn chậm, kết quả đạt được còn thấp; tiến độ triển khai một số dự án đầu tư các thành phần kinh tế chậm chuyển biến; hoạt động doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; nắng hạn kéo dài, dịch bệnh trong chăn nuôi ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Tình hình trên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn nói chung và Agribank Ninh Thuận nói riêng.

Agribank Chi nhánh Ninh Thuận đã lựa chọn các mục tiêu, giải pháp kinh doanh phù hợp, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh kiên quyết, gắn với tình hình thực tế tại từng đơn vị trực thuộc, triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm khơi tăng nguồn vốn, đẩy mạnh đầu tư tín dụng, tăng cường các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ

đã XLRR, phát triển dịch vụ ... Thành lập các Ban chỉ đạo, Đoàn công tác tổ chức đôn đốc thực hiện kế hoạch kinh doanh, các Chi nhánh loại 3 và Phòng Giao dịch trực thuộc đã nỗ lực khắc phục khó khăn, phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững thị phần và xây dựng thương hiệu.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 11 TCTD đang hoạt động, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cổ phần đang mở rộng các phòng giao dịch về các huyện, thị trấn nên mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, quyết liệt; xu hướng lãi suất huy động, cho vay ngày càng đa dạng, linh hoạt tăng, giảm theo yếu tố thị trường... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của chi nhánh. Với những chỉ đạo điều hành sát sao, chi nhánh luôn có mức tăng trưởng tốt, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, cụ thể:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận giai đoạn 2014 – 2017 Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 I. Thu nhập thuần 344 389 468 589 1. Thu nhập lãi 314 346 433 554 2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 17 31 29 26

3. Thu nhập từ thanh toan quốc

tế và kinh doanh ngoại hối 2 4 3 4

4. Thu nhập từ hoạt động khác 11 9 4 5

II. Chi phí 291 310 396 485

1. Chi phí trả lãi 265 276 366 456

2. Chi phí hoạt động dịch vụ 4 4 6 7

3. Chi phí hoạt động khác 21 30 25 22

III. Lợi nhuận thuần trước chi

phí rủi ro tín dụng 53.4 78.6 71.8 104.3 IV. Chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng 20.8 15.5 25.1 16.7 V. Lợi nhuận trước thuế 74.2 94.1 96.9 121

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank – Ninh Thuận

Thu nhập thuần của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm, năm 2014 đạt 344 tỷ đồng, năm 2015 đạt 389 tỷ đồng tăng 13,1% so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 – 2017 là 19,7%. Nhìn chung mức tăng trưởng thu nhập thuần của chi nhánh khá tốt so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.

Trong đó:

Thu nhập lãi do lãi từ hoạt động tín dụng và huy động vốn là nguồn thu chủ yếu cho chi nhánh. Nguồn thu này tăng trưởng liên tục qua các năm: năm 2014 là 314 tỷ đồng, năm 2015 đạt 346 tỷ đồng tăng 10.2% so với năm 2014, năm 2017 là 554 tỷ đồng, tăng 28%. Trong khi đó, chi phí lãi tín dụng và chi phí lãi huy động tương tự cũng tăng theo quy mô tín dụng và huy động vốn.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: Theo từng dòng sản phẩm, gồm các sản phẩm: thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, Western Union, BSMS, hoa hồng bảo hiểm, tài trợ thương mại, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ phi tín dụng và dịch vụ khác. Trong đó thu nhập cao nhất là dịch vụ bảo lãnh chiếm gần 35% tổng thu nhập dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ còn lại nguồn thu tương đồng nhau ít chênh lệch.

Thu từ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối: Thu từ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối năm 2014, 2015, 2016 và 2017 lần lượt là 2, 4, 3 và 4 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh thanh toán quốc tế đạt hiệu quả qua các năm, thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế năm 2017 tăng so với năm 2016, ngoài lý do là doanh số thanh toán hàng xuất, nhập tăng, bên cạnh đó việc thanh toán các bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức nhờ thu và thư tín dụng (phí thu được từ 02 phương thức này cao hơn so với thanh toán theo phương thức T/T) nhiều hơn so với năm 2016. Doanh số mua bán ngoại tệ không tăng so với năm trước, do tháng 4 và tháng 5/2016, văn bản Agribank yêu cầu dừng cho vay bằng USD đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, dẫn đến giảm một số lượng đáng kể nguồn USD bán lại cho ngân hàng. Tuy nhiên thu nhập về kinh doanh ngoại hối có tăng trưởng khá so với năm trước và kinh doanh mua bán ngoại tệ có hiệu quả hơn, thu nhập vẫn tăng so với năm 2016 do tỷ giá liên tục biến động và biên độ mua bán USD giãn rộng nên tạo cơ hội kinh doanh tỷ giá.

Thu nhập từ hoạt động khác: Trong nguồn thu này tỷ trọng chiếm cao nhất là thu từ ngoại bảng còn lại là thu từ hoạt động khác.

Chi phí: Năm 2014 là 291 tỷ đồng, năm 2015 là 310 tỷ đồng tăng 7% so với 2014, năm 2016 là 396 tỷ đồng và năm 2017 là 485 tỷ đồng, tăng 22% so với năm

2016.

Chi phí trả lãi: Trả lãi tín dụng và chi phí lãi huy động cho Hội sở chính (theo cơ chế điều chuyển vốn nội bộ (FTP) tương tự cũng tăng theo quy mô tín dụng và huy động vốn, năm 2014 là 265 tỷ đồng, năm 2017 là 456 tỷ đồng, tăng 24,6% so với năm 2016.

Chi phí hoạt động dịch vụ: Chi văn phòng phẩm và các chi phí khác chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 55% tổng nguồn chi từ hoạt động dịch vụ.

Chi phí hoạt động khác: Chi lương cán bộ nhân viên chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm gần 80% còn lại là chi hoạt hoạt động khác.

Chi phí trích lập dự phòng rủi ro: Năm 2014 là 20,8 tỷ đồng, năm 2015 là 15.5 tỷ đồng giảm 25.5% so với năm 2014, năm 2017 là 16.7 tỷ đồng giảm 8.4 tỷ đồng so với năm 2016 là 25.1 tỷ đồng. Có được kết quả này là do kết quả của việc tổ chức triển khai các biện pháp theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu. Tích cực theo dõi hồ sơ xử lý rủi ro để tận thu gốc, lãi. Áp dụng linh hoạt các biện pháp tích cực, hữu hiệu nhằm thu nợ, tái đầu tư các khoản vay đã xử lý và thực hiện đúng mục tiêu xử lý nợ xấu. Tuyệt đối không để nợ xấu phát sinh mới; các chi nhánh, các phòng để nợ xấu phát sinh sẽ có biện pháp chế tài thích đáng. Dự phòng rủi to tín dụng đạt kết hoạch do Hội sở chính phân giao.

Lợi nhuận trước thuế: Chi nhánh luôn tạo ra được khoản chênh lệch trong thu chi do hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua 4 năm lợi nhuận của ngân hàng đạt được tương đối cao. Cụ thể năm 2014 đạt 74.2 tỷ đồng, năm 2015 đạt 94.1 tỷ đồng tăng tương đương 26.8%, tuy nhiên năm 2016 lợi nhuận chỉ đạt 96.9 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 3% so với năm 2015. Điều này là do trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện tại có 11 TCTD đang hoạt động nên mức độ cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gây gắt, xu hướng lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay giảm... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Chi nhánh. Tuy nhiên sang năm 2017, lợi nhuận của chi nhánh đạt 121 tỷ đồng, tăng 24.9% so với năm 2016. Nguyên nhân do ngân hàng hoạt động có hiệu quả, kiểm soát được chi phí và kết quả là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí do đó lợi nhuận qua các năm đều tăng.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)