Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận đến năm 2025
Định hướng chiến lược của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2025 là giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến; hoạt động kinh doanh đa năng, hiệu quả; đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vai trò nòng cốt, chủ đạo về cung ứng tín dụng, cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Lần đầu tiên trong quy chế cho vay khách hàng, Agribank đã mạnh dạn dành hẳn một phần quy định về “cho vay hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn” trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Agribank đang hướng đến cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn như: cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; cho vay chứng minh tài chính; cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, cho vay theo các chương trình tín dụng… Đặc biệt, trước xu thế của cuộc cách mạng 4.0, Agribank cũng đẩy mạnh phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đáp ứng thị hiếu của người dùng như: A Transfer Service (cho phép khách hàng thực hiện giao dịch chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tin nhắn SMS tại bất kỳ nơi nào có phủ sóng viễn thông di động);
Dựa trên định hướng chiến lược của Agribank, Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận đã đề ra chiến lược kinh doanh cho mình là giữ vững thị phần nông nghiệp, nông thôn, tăng suất đầu tư tín dụng cho đối tượng vay và phát triển thêm khách hàng mới. Phấn đấu tăng trưởng tín dụng hàng năm đạt 18-20%. Để đạt được mục tiêu đề ra, Agribank Ninh Thuận tiếp tục thực hiện các giải pháp, chính sách đầu tư tín dụng: Ưu tiên vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn; các chương trình thu mua nông, thủy sản; cho vay xuất khẩu, cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp sản xuất, cho vay đóng tàu cá. Tiếp tục mở rộng hình thức cho vay khép kín từ sản xuất,
chế biến, xuất khẩu, gắn với công tác thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và các sản phẩm dịch vụ khác. Chú trọng củng cố mô hình cho vay qua tổ Nông dân, Phụ nữ để tạo thuận lợi hơn cho công tác đầu tư tín dụng về các vùng nông thôn. Tăng cường tiếp thị và có chính sách dài hạn để tiếp cận các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực tài chính để phát triển tín dụng an toàn và hiệu quả.
Đồng thời để thực hiện được chiến lược kinh doanh đề ra, Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận cần phải:
Thay đổi tác phong, lề lối làm việc, phong cách giao dịch, tiếp cận với khách hàng theo bộ quy tắc ứng xử của chi nhánh và cẩm nang văn hoá Agribank thích ứng với nhiệm vụ được giao, nâng cao tính cạnh tranh, giữ vững thị trường, thị phần đối với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Tăng trưởng nguồn vốn huy động tại địa phương để chủ động cân đối được vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng cho hộ nông dân, nông thôn theo chính sách của Đảng và Nhà nước. Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp cho vay chế biến hàng xuất khẩu, hộ gia đình, cá nhân hoạt động có hiệu quả, đồng thời củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời, thực hiện tốt cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy định.
Tăng cường xử lý, thu hồi nợ xấu để giữ tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Tích cực thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro và thu lãi cho vay theo tháng, quý. Đồng thời, tăng cường các hoạt động thu ngoài tín dụng, nhằm đảm bảo tình hình tài chính và đủ lương cho CBNV hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sắp xếp, bố trí, chuyển đổi nhân lực theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trên cơ sở phù hợp với khả năng, trình độ nghiệp vụ chuyên môn để hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao.
Phát triển và bán tất cả các sản phẩm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, phổ biến và thực hiện các sản phẩm mới đến cán bộ của chi nhánh.