Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 75 - 77)

và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận

dư nợ trung, dài hạn,… của Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận trong những năm tiếp theo, cần phải đưa ra định hướng cụ thể như sau:

Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng, cân đối thời hạn các khoản vay, đối tượng khách hàng, các ngành nghề đảm bảo an toàn vốn vay. Tăng trưởng tín dụng hợp lý, chú trọng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là lĩnh vực ưu tiên; gắn với chất lượng tín dụng, kiểm soát được dòng tiền, đầu tư đúng mục đích, giám sát được khoản vay nhiều tiềm ẩn tủi ro.

Cơ cấu tín dụng theo thời gian, ngành nghề, đối tượng khách hàng được duy trì hợp lý để đảm bảo an toàn. Tránh tập trung phát triển quá mức vào một ngành, một lĩnh vực có thể dẫn đến những tổn thất lớn nếu xảy ra rủi ro.

Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro, đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ xấu và triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh.

Chi nhánh cũng thường xuyên tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao dịch cho cán bộ; triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, thường xuyên phân tích hoạt động của khách hàng, phân tích dư nợ có tiềm ẩn rủi ro để có giải pháp cụ thể xử lý nợ, giảm thấp nợ xấu đồng thời ngăn ngừa nợ xấu phát sinh. Tập huấn và hướng dẫn lại cho cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng, phòng kế hoạch kinh doanh phải thực hiện đúng quy trình cho vay mới và một số nghiệp vụ xử lý nợ. Phòng Tín dụng hỗ trợ, làm đầu mối tiếp xúc, làm việc và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề khởi kiện, thi hành án, đấu giá tài sản.

Tổ chức triển khai các biện pháp theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu. Tích cực theo dõi hồ sơ xử lý rủi ro để tận thu gốc, lãi. Áp dụng linh hoạt các biện pháp tích cực, hữu hiệu nhằm thu nợ, tái đầu tư các khoản vay đã xử lý và thực hiện đúng mục tiêu xử lý nợ xấu. Tuyệt đối không để nợ xấu phát sinh mới; các chi nhánh, các phòng nghiệp vụ để nợ xấu phát sinh sẽ có biện pháp chế tài thích đáng;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh ninh thuận (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)