Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2017, trong hoạt động tín dụng của mình, Agribank – Chi nhánh Ninh Thuận vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cụ thể là:
Thứ nhất, dư nợ vẫn tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2014 – 2017, tuy
nhiên, tập trung chính vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Dư nợ trong lĩnh vực này tăng liên tục tăng qua các năm và đến cuối năm 2017 đạt 1.046 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ trọng dư nợ nông nghiệp nông thôn chiếm 81% trên tổng dư nợ. Việc tập trung dự nợ quá lớn vào một lĩnh vực ngành nghề kinh doanh dễ dẫn đến rủi ro danh mục, theo đó, khi có rủi ro danh mục xảy ra sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp rủi ro nội tại xuất phát từ những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hạn hán, mất mùa…
Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu tuy nhỏ hơn mức cho phép của hội sở chính (< 2.5%), nhưng giai đoạn 2014 – 2017 tỷ lệ nợ xấu năm 2017 là 1.3% tăng so với 2016 là 1.1%. Trong đó, đáng chú ý là nhóm nợ có khả năng mất vốn đã tăng rất cao trong
năm 2017 (tăng 52%), trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp hơn (chỉ đạt 20%). Việc gia tăng nợ xấu nhóm 5 làm gia tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và làm giảm thu nhập của chi nhánh.
Thứ ba, hoạt động tín dụng tăng trưởng không đồng đều ở các thành phần kinh
kế, chủ yếu tập trung tăng trưởng cho vay cá nhân, chưa quan tâm nhiều đến cho vay pháp nhân nên dư nợ thành phần này mới chiếm tỷ trọng 24% trên tổng dư nợ. Chi nhánh thực hiện chưa đạt hiệu quả việc tìm kiếm khách hàng là pháp nhân để đầu tư tín dụng gắn với việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ. Để từ đó giúp gia tăng hiệu quả hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng cho chi nhánh.
Thứ tư, ngoài việc cho vay đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bất động sản, Agribank
– chi nhánh Ninh Thuận đang cho vay mua nhà để ở, vay để xây dựng và sữa chữa nhà mà nguồn trả nợ từ lương có dấu hiệu gia tăng trong khi các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng chưa chặt chẽ tìm ẩn nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Thứ năm, việc xử lý nợ xấu chủ yếu bằng nguồn dự phòng rủi ro đã trích lập (55%). Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro biến động theo tình hình nợ xấu của chi nhánh, đã tăng mạnh đặc biệt trong năm 2016, trong khi tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2016 lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2015, cho thấy chất lượng tín dụng rất đáng lo ngại, nguy cơ rủi ro từ hoạt động tín dụng ngày càng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thời gian tới. Số tiền trích lập DPRRTD năm 2014 cao làm tăng chi phí, ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của chi nhánh.
Thứ sáu, chỉ tiêu xử lý rủi ro tín dụng có xu hướng tăng do số dư nợ xấu cần xử
lý tăng, nên dư nợ phải xử lý được lấy từ quỹ dự phòng đã trích lập cũng tăng lên. Vì vậy, chi nhánh cần thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nợ xấu phát sinh.