8. Bố cục đề tài
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, một trong những phương pháp truyền thống được áp dụng đó là phân tích thông qua các chỉ số tài chính. Có nhiều chỉ số tài chính để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhưng thường sử dụng nhiều nhất là các chỉ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời và các chỉ tiêu phản ánh về quy mô vốn tự có, quy mô và chất lượng tài sản. Trong đó, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được xem như là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trực tiếp còn nhóm chỉ tiêu về vốn và tài sản được xem như phản ánh hiệu quả hoạt động gián tiếp.
Hiệu quả hoạt động được đánh giá dựa trên lợi nhuận mà ngân hàng thu được, phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của NHTM còn được phản ánh qua nhóm chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng sinh lời gồm: chỉ tiêu suất sinh lời trên thu nhập (ROS), suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất biên gồm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM)
- Lợi nhuận: Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên chênh lệch tổng thu nhập mà ngân hàng tạo ra và tổng chi phí ngân hàng phải chi ra để hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận càng cao càng cho thấy NHTM hoạt động hiệu quả.
- Chỉ số suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA)
ROA là chỉ tiêu tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời từ tài sản của ngân hàng thương mại.
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân
= (1) Lợi nhuận sau thuế/Tổng thu nhập * (2) Tổng thu nhập/Tổng tài sản bình quân
Phân tích chỉ tiêu này giúp ta đánh giá một đồng tài sản của ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng kinh doanh, đầu tư có hiệu quả, ngược lại, ROA thấp có thể là kết quả của một danh mục đầu tư, kinh doanh kém hiệu quả. Ngoài ra, việc phân tích hai nhân tố là tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và vòng quay tài sản cho ta thấy:
(1): Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu chỉ ra hiệu quả trong quá trình quản lý chi phí. Ngân hàng có thể giảm thiểu chi phí tới mức tốt nhất, hoặc tăng doanh thu tối đa để làm tăng lợi nhuận sau thuế và thu nhập của mỗi cổ đông.
(2): Vòng quay tổng tài sản hay còn gọi là hệ số sử dụng tài sản phản ánh việc ngân hàng sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. Nếu ngân hàng có chính sách quản trị danh mục tài sản hợp lý thì có thể gia tăng khả năng sinh lời trên tổng tài sản.
- Chỉ số suất sinh lời trên thu nhập (ROS)
ROS là chỉ tiêu tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và thu nhập của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy trong 100 đồng thu nhập tạo ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận trên thu nhập của ngân hàng càng cao.
ROS = Lợi nhuận sau thuế/Tổng thu nhập
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
(Thu từ lãi – Chi phí trả lãi) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = —————————————
Thu từ lãi bao gồm: tiền lãi, lãi phạt …khi cho vay khách hàng, các tổ chức tín dụng khác, các khoản thu từ đầu tư chứng khoán, các khoản lãi tiền gửi của ngân hàng tại các TCTD khác… còn chi phí phải trả lãi là chi phí phải trả cho các khoản vay, tiền gửi, giấy tờ có giá… Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng biên thể hiện cách thức đo