8. Bố cục đề tài
3.2.6 Giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi nhánh cần tăng cường kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch do chi nhánh quản lý. Việc kiểm tra định kỳ, bất thường sẽ giúp chi nhánh nâng cao được hiệu quả hoạt động thông qua việc phát hiện sớm các sai sót, các dấu hiệu có vấn đề trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh cần chủ động thực hiện thống kê, tổng hợp và phân tích các lỗi tác nghiệp tại địa bàn nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời, Bên cạnh đó, thông qua công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, chi nhánh có cơ sở để đánh giá chất lượng nhân viên, từ đó, sàng lọc đội ngũ nhân viên nguồn để tiếp tục phát triển. Những trường hợp sai phạm quy trình nghiệp vụ có thể
nghiêm minh, thậm chí mạnh tay ngừng hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, đối với những cá nhân, đơn vị có năng suất lao động cao, chất lượng công việc tốt, chi nhánh nên có những khen thưởng phù hợp, kịp thời để khuyến khích người lao động.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, đề tài đã phân tích định hướng phát triển cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre đến năm 2025. Kết hợp với kết quả đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2014 – 2018, đề tài đã đưa ra một số giải pháp liên quan đến hoạt động của chi nhánh như: (1) xử lý nợ xấu, (2) nâng cao hoạt động huy động vốn, tín dụng, dịch vụ; (3) phát triển sản phẩm, dịch vụ; (4) ứng dụng công nghệ; (5) giải pháp liên quan đến nhân sự và (6) giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát. Các giải pháp này đều mang tính khoa học, khách quan và khả thi dựa trên kết quả phân tích thực tiễn cũng như lý thuyết, hi vọng góp phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt đông của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng luôn là một chủ đề nghiên cứu mang tính thực tiễn. Là một trong những chi nhánh cấp I của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2014 – 2018 đã có được những kết quả hoạt động kinh doanh nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong thời gian tới, đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bến Tre” đã được thực hiện nhằm tìm ra những giải pháp khách quan, khoa học giúp các nhà quản trị nâng cao hiệu quả hoạt động phù hợp với định hướng phát triển của chi nhánh trong giai đoạn sắp tới.
Để đạt được mục tiêu, đề tài đã thực hiện hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như các chỉ tiêu đánh giá hoạt động, hiệu quả hoạt động kinh doanh và phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Dựa trên cơ sở lý thuyết, đề tài tiến hành phân tích thực trạng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2018. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre như huy động vốn, tín dụng, dịch vụ đều đã được phân tích, cho thấy còn tồn tại những hạn chế dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa được cao. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2018 chưa tăng trưởng ổn định, còn phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng khi mà tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên vẫn đang ở mức âm. Đề tài cũng đã thực hiện phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến hạn chế còn tồn tại để tìm ra những giải pháp phù hợp. Dựa vào kết quả phân tích, đề tài đã đề xuất những giải pháp gắn liền với chi nhánh để giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
Như vậy, đề tài đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra, góp phần nhỏ vào việc đưa ra các giải pháp giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, đề tài vẫn không tránh khỏi những hạn chế do phạm vi nghiên cứu chỉ là đối với một chi nhánh ngân hàng. Do sử dụng số liệu thứ cấp được cung cấp bởi chi nhánh nên một số các số liệu phân tích sâu hơn tác giả chưa tiếp cận được. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nghiên cứu cũng như việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Hoàng Thị Minh Châu (2018), Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam sau đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2014 – 2020”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn, số 12, 53 – 73.
2. Tạ Thị Kim Dung (2018), Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng VIệt Nam năm 2017 – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 197, 8-22.
3. Nguyễn Thu Hà (2019), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính . 4. Quách Mạnh Hào (2012), Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt
Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 23‐ 28.
5. Phùng Thị Lan Hương (2015), Phân tích tài chính với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí KTĐN số 67, thứ 3 ngày 6/1/2015.
6. Nguyễn Quang Minh (2015), “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội, số 117, 22 – 26.
7. Nguyễn Quang Minh (2015), “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 10, tập 147, 48 – 51.
8. Đặng Thị Minh Nguyệt (2017), “Nâng cao hiệu quả của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7, 38 – 40.
Tài liệu tiếng Anh
1. Deloitte (2009), Improving Efficiency The new high ground for banks, The Deloitte Center fof Banking Solutions
2. Mabwe, K. and Robert, W. (2010), A financial Ratio Analysis of Commercial Bank Performance in South Africa”. African Review of Economics and Finance, Vol.2, No.1, 2010
3. Gupta V. K. và Aggarwal M. (2012), Performance Analysis of Banks in India – Pre and Post World Trade Organization
PHỤ LỤC
Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre
Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre là chi nhánh cấp I của hệ thống Agribank nên có đầy đủ các phòng ban chức năng nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng. Phụ trách hoạt động quản lý của chi nhánh là Giám đốc. Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý là bốn Phó Giám đốc với các nhiệm vụ được phân công cụ thể. Trong đó, mỗi Phó Giám đốc phụ trách một số phòng chức năng (Phòng Kế hoạch Nguồn vốn, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, phòng Khách hàng Cá nhân và Hộ sản xuất, Phòng Kế toán và Ngân quỹ, Phòng Tổng hợp, Phòng Kiểm tra Kiểm soát Nội bộ, Phòng Dịch vụ và Marketing, Phòng Điện toán) và một số chi nhánh loại II. Cụ thể, cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Bến Tre được thể hiện ở hình sau:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre
Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre
Với đặc điểm ngành ngân hàng là ngành cung cấp dịch vụ nên đội ngũ nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ đến ngân hàng. Đây là lý do mà chi nhánh luôn chú trọng đến việc hoàn thiện đến đội ngũ nhân sự tại chi nhánh cả về số lượng lẫn chất lượng. Quy mô và cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn trong giai đoạn năm 2014-2018 được thể hiện trong bảng 2.1. Với 29 chi
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
nhánh và phòng giao dịch trải rộng khắp tỉnh Bến Tre, số lượng nhân sự không ngừng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động của chi nhánh. Từ chỉ có 413 người trong năm 2014, đến cuối năm 2018 số lượng nhân sự tại chi nhánh đã tăng lên 482 người. Nhân sự có trình độ đại học trở lên luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70% tổng nhân sự toàn chi nhánh. Đặc biệt, chi nhánh có 11 cán bộ có trình độ trên đại học đang là những cán bộ quản lý chủ chốt quan trọng của chi nhánh. Bản thân đội ngũ nhân viên cũng không ngừng chủ động nâng cao trình đô chuyên môn nghiệp vụ của mình. Ngoài những lớp do chính Agribank và Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre tổ chức bản thân mỗi nhân viên cũng không ngừng học hỏi nhằm phát triển bản thân. Điều này được thể hiện rõ qua số lượng nhân viên có trình độ trung cấp ngày càng giảm, đại học ngày càng gia tăng. Kết quả này phần nào cho thấy chất lượng đội ngũ nhân sự không ngừng được cải thiện tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong giai đoạn nghiên cứu.
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2014 – 2018
ĐVT: người
Chỉ tiêu
2014 2017 2018
Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng
Dưới đại học 86 21% 82 18% 68 14% Đại học 315 76% 347 76% 390 81% Trên đại học 12 3% 16 4% 24 5% Tổng cộng 413 100% 445 100% 482 100%