8. Bố cục đề tài
2.2.2.2 Hoạt động cấp tín dụng
Nếu hoạt động huy động vốn là nguồn đầu vào quan trọng thì hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho các NHTM. Hoạt động tín dụng
là hoạt động kinh doanh chủ lực, mang lại phần lớn thu nhập cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong giai đonạ 2014 – 2018. Khi nguồn vốn huy động đầu vào không ngừng gia tăng, chi nhánh cũng chú trọng mở rộng quy mô hoạt động cấp tín dụng, làm cho tổng tài sản của chi nhánh cũng tăng lên.
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2014 – 2018 ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 1 Dư nợ tín dụng 6989.7 8309.6 9602.0 10843.1 11887.1 2 Tổng tài sản 7189.2 8493.8 9916.2 11146.9 12243.7 3 Tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản (%) 97.2 97.8 96.8 97.3 97.1
4 Tốc độ tăng trưởng dư nợ
(%) 18.9 15.6 12.9 9.6
5 Tốc độ tăng trưởng tổng
tài sản (%) 18.1 16.7 12.4 9.8
Nguồn: Báo cáo hoạt động Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre
Bảng 2.3 cho thấy hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2014 – 2018 là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Điều này được thể hiện rõ qua tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản của chi nhánh khi dư nợ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng trên 96% tổng tài sản của chi nhánh. Do đây là tài sản sinh lời chủ yếu của chi nhánh nên trong giai đoạn nghiên cứu, chi nhánh không ngừng mở rộng hoạt động cấp tín dụng. Cụ thể, dư nợ hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2014 chỉ đạt 6989.7 tỷ đồng tăng dần lên 11887.1 tỷ đồng năm 2018. Để có sự gia tăng nhanh chóng về dư nợ là do trong giai đoạn nghiên cứu, chi nhánh đã thực hiện phân tích thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đẩy mạnh một số các sản phẩm mới như cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh nhỏ hay cho vay lưu vụ đối với các hộ gia đình, cá nhân vay nông nghiệp. Bên cạnh đó, chi nhánh có sự liên kết với Hội nông dân các cấp nhằm hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình trong việc
mạnh của địa phương. Không những vậy, Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre còn đưa ra chính sách lãi suất cho vay hấp dẫn. Cụ thể, bên cạnh những gói cho vay lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc doanh nghiệp quan hệ lâu năm với Agribank do Hội sở triển khai, bản thân Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre còn chủ động cho vay ưu đãi để đáp ứng nhu cầu dự trữ nước ngọt, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đặc biệt có 04 gói ưu đãi dành cho hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân.
Mặc dù quy mô hoạt động tín dụng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng đang có giảm xuống trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, năm 2015, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi nhánh lên đến 18.9%, đến năm 2016 giảm xuống chỉ còn 15.6%. Đà giảm tiếp tục duy trì trong năm 2017 khi tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ còn lại 12.9% và chỉ còn lại 9.6% trong năm 2018. Đây là dấu hiệu cho thấy việc phát triển hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre ngày càng khó khăn. Thị trường ngành ngân hàng ngày càng cạnh tranh khốc liệt trên địa bàn tỉnh. Các NHTM cổ phần ngày càng quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn khi đây là một trong những lợi thế phát triển của địa phương, còn nhiều tiềm năng để phát triển. Các NHTM cổ phần đang thu hút khách hàng dựa trên chất lượng dịch vụ với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết, quy trình cấp tín dụng nhanh gọn, thủ tục được rút gọn đáng kể. Do đó, muốn tiếp tục phát triển hoạt động tín dụng, tăng khả năng thu hút khách hàng, chi nhánh cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động tín dụng theo hướng rút gọn thủ tục cho khách hàng vay vốn, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên cũng cần chú trọng đến quá trình giao dịch với khách hàng, phải lấy khách hàng làm thượng đế, tư vấn tận tình, chu đáo cho khách hàng để giữ chân khách hàng cũng như thu hút khách hàng mới.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2014 – 2018
Nguồn: Báo cáo hoạt động Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre
Không những chỉ chú trọng đến phát triển quy mô hoạt động tín dụng, chi nhánh còn không ngừng kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng thể hiện ở việc tỷ lệ nợ quá hạn luôn duy trì dưới 5% và tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 3% và có xu hướng giảm dần. Năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là 4.7% sau đó giảm xuống 4.5% trong năm 2016. Đến năm 2017, do chịu ảnh hưởng bởi mất mùa nên nợ quá hạn của chi nhánh tăng nhẹ, chiếm tỷ lệ 4.7% dư nợ tín dụng. Đến năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn được kiểm soát tốt, giảm xuống chỉ còn 4.2%. Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn giảm, tỷ lệ nợ xấu cũng được quan tâm, giảm đều trong giai đoạn nghiên cứu từ 2.8% năm 2014 chỉ còn lại 1.8% vào năm 2018.
Để đạt được kết quả nhu vậy, Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre đã thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, từ khâu thu thập thông tin, phân tích thẩm định tín dụng cho đến khi thực hiện giải ngân, giám sát tín dụng nhằm hạn chế rủi ro cũng như chủ động hơn trong việc thu hồi các khoản nợ, đặc biệt là nợ có vấn đề. Mặc dù có những dấu hiệu tốt liên quan đến kiểm soát chất lượng tín dụng nhưng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn cao. Công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh vẫn