8. Bố cục đề tài
2.3.2 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Thu từ lãi của chi nhánh được xác định từ các khoản lãi thu từ hoạt động cấp tín dụng. Chi từ lãi là những khoản chi trả cho việc huy động vốn của chi nhánh. Tài sản sinh lời của chi nhánh là các khoản tiền gửi có phát sinh lãi tại các tổ chức tín dụng khác, NHNN và các khoản cấp tín dụng, trong đó các khoản cấp tín dụng chiếm tỷ trọng trên 90% trong giai đoạn nghiên cứu.
Bảng 2.4: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2014 - 2018
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng (%) 15/14 16/15 17/16 18/17
Thu từ lãi 821.4 818.8 897 1,051 1,156 (0.3) 9.6 17.2 10.0
Chi từ lãi 715.5 438 513 561 634 (38.8) 17.2 9.5 12.9
Thu nhập lãi thuần 105.9 381.2 384.45 489.77 522.2 260.0 0.9 27.4 6.6
Tổng tài sản sinh
lời bình quân 7,138 8,352 9,769 10,997 12,063 17.0 17.0 12.6 9.7
NIM (%) 1.5 4.6 3.9 4.5 4.3 207.7 (13.8) 13.2 (2.8)
Nguồn: Báo cáo hoạt động Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre
Biến động tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Agribank Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2014 – 2018 được thể hiện trong bảng 2.5. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu, từ 1.5% năm 2014 tăng lên 4.3% năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập lãi thuần của chi nhánh cũng biến động liên tục trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2015, tỷ lệ thu nhập lãi thuần tăng mạnh từ 1.5% lên 4.6%, tương ứng với tốc độ tăng trưởng lên đến 207%. Nguyên nhân của việc tăng mạnh tỷ lệ thu nhập lãi thuần năm 2015 là do chi phí lãi của chi nhánh giảm mạnh 38.8% so với năm 2014 nên mặc dù thu nhập lãi giảm nhẹ 0.3%, thu nhập lãi thuần vẫn tăng 260%. Cắt giảm chi phí lãi phần lớn là do chi nhánh huy động được
nguồn lớn tiền gửi không kỳ hạn, bên cạnh đó, lãi suất huy động trên thị trường có sự sụt giảm mạnh sau giai đoạn ở mức cao.
Năm 2016, tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM giảm nhẹ so với năm 2015, ở mức 3.9%. Nguyên nhân sụt giảm NIM trong năm 2016 chủ yếu là do tăng chi phí lãi lên đến 17.7% trong khi đó thu nhập lãi chỉ tăng 9.6%. Thu nhập lãi tăng trong năm 2016 chủ yếu do số lượng khoản vay tăng lên. Đến năm 2017, thu nhập từ lãi của chi nhánh tăng lên 1051 tỷ đồng, tăng 17.2% đã góp phần không nhỏ làm cho NIM tăng lên 4.5%, tương ứng với mức tăng 13.2%. Thu nhập lãi đến từ các khoản cho vay, cấp tín dụng của chi nhánh. Trong bối cảnh lãi suất cho vay khá ổn định, thậm chí còn có những chương trình cho vay lãi suất ưu đãi thì việc tăng thu nhập lãi chủ yếu là do quy mô cho vay của chi nhánh tăng cao. Các khoản cho vay của chi nhánh chủ yếu là cho vay nông dân thông qua hình thức tổ hợp tác vay vốn. Ngoài ra, để hỗ trợ cho chính sách khuyến khích khởi nghiệp của địa phương, chi nhánh còn có nhiều chương trình thu hút khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp vay vốn. Trong khi thu nhập lãi tăng cao 17% nhưng chi phí lãi chỉ tăng lên 9%. Nếu so sánh lãi suất huy động với các NHTM cổ phần trên địa bàn thì lãi suất huy động của chi nhánh ở mức thấp.
Tuy nhiên, đến năm 2018, tỷ lệ thu nhập lãi thuần giảm nhẹ, chỉ còn 4.3%. Nguyên nhân là do thu nhập lãi chỉ tăng 10%, không đủ bù cho mức tăng chi phí là 13% và tăng của tổng tài sản bình quân là 10%. Trong đó, chi phí tăng mạnh lên 13% là do tỷ lệ nguồn tiền gửi không kỳ hạn giảm xuống thấp, nguồn tiền gửi có thời hạn, đặc biệt từ 12 tháng trở lên tăng cao. Nguyên nhân là do NHNN đang giảm dần tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nên các ngân hàng tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài để thu hút khách hàng gửi tiền. Tại địa bàn tỉnh Bến Tre, khi khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi, nhân viên cũng tư vấn khách hàng lựa chọn gửi kỳ hạn dài để được hưởng lãi suất cao. Do đó, mức tăng của thu nhập lãi không tương xứng với mức tăng của chi phí lãi, làm cho NIM giảm nhẹ so với năm 2017.
Mặc dù có biến động trong giai đoạn nghiên cứu nhưng nhìn chung, tỷ lệ thu nhập lãi ở mức trên 4% trở lên cho thấy kết quả tốt vì theo Standard& Poor nếu 1 ngân hàng có tỷ lệ NIM từ 3% – 5% được xem là ngân hàng hoạt động khá ổn định về thu nhập lãi.