8. Bố cục đề tài
1.2.3.1 Nhân tố vĩ mô
* Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
Là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thương mại chịu sự tác động rất lớn của môi trường kinh tế, chính trị xã hội. Sự ổn định về chính trị - xã hội kết hợp với sự thịnh vượng của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả, có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng được mở rộng và chất lượng tín dụng được đảm bảo do năng lực tài chính của các khách hàng vay lành mạnh. Ngược lại, trong bối cảnh kinh tế có dấu hiệu suy giảm hay tình hình chính trị xã hội nhiều bất ổn sẽ làm cho
hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp khó khăn như nhu cầu vay vốn giảm, nợ quá hạn gia tăng do khách hàng không trả được nợ…
* Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung. Môi trường pháp lý gồm tính đồng bộ, sự đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Do đó, nếu hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, không phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế cũng như các ngân hàng thương mại thì sẽ cản trở quá trình hoạt động và phát triển của các ngân hàng thương mại. Trái lại, hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, đồng bộ và phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thương mại phát triển bền vững.
* Sự thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương các cấp
Hoạt động trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, muốn hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, cần phải có cơ quan đứng đầu để kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, ngân hàng trung ương ra đời với nhiệm vụ đề ra các quy định, những biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế rủi ro xảy ra, bảo đảm và nâng cao tính an toàn cho hệ thống ngân hàng nói riêng và sự ổn định của nền kinh tế nói chung. Đóng vai trò ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước đang thể hiện vai trò của mình trong việc điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Như vậy, hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
* Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại là một yếu tố tất yếu khách quan. Sự ra đời và phát triển hàng loạt các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài trong khi thị trường khách hàng là cố định sẽ kéo theo tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao. Sự cạnh tranh này buộc các ngân hàng thương mại phải sử dụng và phân bổ nguồn lực hiệu quả nhằm đạt được
nào hoạt động hiệu quả hơn sẽ tồn tại và phát triển. Do đó, tính cạnh tranh của thị trường cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Như vậy, nhóm nhân tố khách quan gồm môi trường kinh tế - chính trị xã hội, môi trường pháp lý và những nhân tố ngành ngân hàng như sự điều hành của Ngân hàng trung ương, tính cạnh tranh của thị trường ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Những thay đổi của các nhân tố này đều có thể đem đến cơ hội cũng như thách thức cho ngân hàng tùy thuộc vào khả năng phân tích, đưa ra chính sách phù hợp của từng ngân hàng.