Mức độ khai thác gỗ của các HGĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 65 - 67)

05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La

4.8: Mức độ khai thác gỗ của các HGĐ

Năm KT Số hộ tham gia Tỉ trọng(%) Tổng khối lượng trong năm (m3) M3/HGĐ/năm 2000 8 8,5 33 0,33 2001 7 7,5 32 0,47 2002 13 13,5 30,6 0,52 2003 10 8,3 25,8 0,37 2004 14 12,9 29,5 0,39 2005 17 15,6 29 0,38 2006 23 19,2 32 0,42 2007 8 8,5 33 0,43 2008 8 85 27 0,36 2009 7 7,5 32 0,42 2010 5 6,6 30 0,39 Tổng 120 78,8 334 0,41

Trung bình KLKT gỗ/năm (2000 – 2010) 34,36 m3/năm Trung bình KLKT gỗ/hộ/năm 0,4 m3/hộ/năm

Qua bảng 4.8 cho thấy từ năm 2000 đến năm 2010, số hộ có khai thác gỗ để sử dụng với mục đích xây và sửa nhà bao gồm 120 lượt hộ, với tổng khối lượng gỗ được khai thác là 248 m3, khối lượng gỗ trung bình được khai thác/ năm(2000-2010) là 22,5 m3. Tính trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng gỗ

Tính riêng năm 2010 có 5 hộ đó khai thác gỗ để sửa chữa nhà với tổng khối lượng đã khai thác là 30m3.

+ Phương thức khai thác gỗ của người dân:

Họ chọn chặt những cây có kích thước to, dụng cụ được sử dụng để chặt cây là cưa máy. Để chặt đổ cây thường họ sẽ chọn hướng đổ theo hướng dốc hay là hướng ngiêng của cây hay hướng mà tiện lợi trong quá trình chặt

nhất đối với họ. sau khi chặt xong, họ tiến hành cưa khúc và xẻ thành hộp ngay trong rừng, sau đó họ dùng sức người và sức vật để kéo gỗ ra ngoài đường rồi dùng xe công nông để trở gỗ từ rừng ra Bản. Do việc khai thác tài nguyên gỗ tương đối thủ công và chưa có quy hoạch cụ thể (chưa chỉ rõ được nơi nào, loài cây nào được phép khai thác) nên trong quá trình khai thác người dân đã làm lãng phí nguồn tài nguyên rất nhiều. Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, để khai thác lấy được 5m3 phục vụ cho sinh hoạt của mình, người dân cũng đã để lại rừng khoảng 3m3 gỗ mà không dùng làm gì (do chỉ chọn khúc gỗ to và đẹp). Theo một số ý kiến của kiểm lâm trên địa bàn và chuyên gia lâm nghiệp, mức độ lợi dụng gỗ tại của người dân tại khu vực nghiên cứu là khoảng 50%. Có nghĩa là để khai thác được 30m3 gỗ người dân đã phải lấy ra từ rừng 60m3. Qua đây ta có thể thấy rằng khai thác gỗ của người dân tại khu vực nghiên cứu tương đối lãng phí do tỷ lệ lợi dụng gỗ lấy ra từ rừng là rất thấp.

Theo tính toán, trong một năm, 1 ha rừng tăng trưởng khoảng 1 - 2m3

gỗ. So sánh với việc khai thác tài nguyên gỗ trong rừng ta thấy: để phục vụ nhu cầu thiết yếu về gỗ lớn thì phải có từ 40 – 60ha rừng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Điều này có nghĩa là phải có ít nhất 40 - 60ha chỉ dùng để phục vụ cho nhu cầu của địa phương mà không sử dụng vào mục đích khác. Nếu tính trung bình, 1 hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu phải dành một quỹ đất từ 0,5 - 1 ha vào việc trồng rừng phục vụ cho nhu cầu sử dụng gỗ của gia đình mình. Con số này chưa tính đến việc người dân khai thác củi đun trong sinh hoạt chính vì vậy có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng gỗ tại địa phương là rất lớn.

Nhận xét: Như vậy chúng ta thấy rằng phương thức khai thác của người dân là có tác dụng xấu đến hệ sinh thái rừng, vì trong quá trình chặt hạ cây người dân thường không tính đến hướng đổ của cây cũng như là không

tính đến việc ảnh hưởng đến tầng cây con như thế nào. Việc chưa tận dụng hết sản phẩm khi khai thác đã làm lãng phí tài nguyên rừng rất nhiều. Điều này cũng chứng tỏ người dân vẫn chưa ý thức được sự quan trọng của tầng cây con, từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái rừng.

+ Tình hình sử dụng gỗ củi của người dân.

Sau gỗ, củi cũng là một nguồn tài nguyên vô giá đối với người dân vùng sâu vùng xa nói chung và những người dân của bản Na Pêng này nói riêng nơi mà điều kiện kinh tế xã hội vẫn còn thấp kém.

Đối với cuộc sống vùng sâu vùng xa, gắn bó với rừng núi, củi là một nguồn tài nguyên không thể thiếu được đối với sinh hoạt hàng ngày của người dân. Củi là nguồn nhiên liệu đốt được sử dụng để đun, nấu, sưởi ấm,…

Qua điều trap hỏng vấn ban cán bộ Bản công như trực tiếp từng hộ gia đình của người dân bản Na Pêng, chúng ta thu được kết quả như sau:

- Mức độ khai thác và sử dụng củi của người dân bản Na Pêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)