Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tại bản Na Pêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 43)

4.1.1. Trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

Hiện trạng về trạng thái rừng và diện tích của trạng thái rừng được thống kê tại bảng 4.1 sau:

Đề tài đã thu thập đựơc kết quả trong bảng 4.1 thông qua phương pháp kế thừa số liệu của đơn vị lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu.

Bảng 4.1: Diện tích và trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2010 tại khu vực nghiên cứu năm 2010

TT Trạng thái rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ %

Phân theo chức năng Rừng bảo tồn Rừng sản xuất Rừng phòng hộ 1 Rừng giàu 573,7 26,4 350,9 188,1 34,7 2 Rừng trung bình 579,6 26,7 287,6 285,5 6,5 3 Rừng nghèo 205,7 9,5 175,5 30,4 0 4 Rừng trồng 800,5 36,8 0 800,5 0 5 Rừng tre nứa 12,4 0,6 0 12,4 0 Tổng cộng 2172,1 100 814,00 1316,9 41,2

Tổng diện tích đất có rừng tại khu vực nghiên cứu là 2172,12ha trong đó diện tích rừng trồng chiếm 36,8%. Diện tích rừng phân theo chức năng diện tích rừng sản xuất lớn nhất: 1316,9ha chiếm hơn 60% diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu trong đó diện tích rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng, với các loại cây trồng là Keo, Lát hoa, Bạch đàn.

Diện tích rừng giàu và rừng trung bình tại khu vực nghiên cứu còn tương đối lớn. Tổng diện tích của 2 trạng thái chiếm trên 50% diện tích rừng

tại khu vực nghiên cứu. Điều này cho thấy tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu còn tương đối giàu và có giá trị về kinh tế lớn. Trong rừng trung bình và rừng giàu còn nhiều loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên do nhu cầu của cuộc sống nhiều người dân đã vào rừng khai thác gỗ trái phép khiến cho diện tích cũng như trữ lượng rừng giàu và rừng trung bình tại khu vực nghiên cứu đang giảm đi một cách nhanh chóng. Trong khi đó các nhà chức trách và cán bộ kiểm lâm chưa có giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn vấn nạn này. Điều này chứng tỏ cần có một biện pháp quản lý rừng mới nhằm ngăn chặn nạn khai thác gỗ trái phép tại đây.

Rừng chiếm diện tích lớn so với diện tích đất tại khu vực nghiên cứu (diện tích rừng chiếm 88,1% tổng diện tích tự nhiên của bản) nên có thể khẳng định rằng việc người dân sống dựa vào rừng là điều tất yếu. Tại khu vực nghiên cứu diện tích rừng trồng chiếm hơn 1/3 diện tích rừng cho thấy người dân đã có ý thức trồng rừng, kinh doanh rừng. Tuy nhiên với vị trí là bản trong khu bảo tồn thiên nhiên việc trồng rừng này cần phải có quy hoạch và được sự đồng ý của ban quản lý khu bảo tồn. Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, một số diện tích rừng trồng là do người dân đã phá một phần diện tích rừng phòng hộ gần bản để trồng rừng Keo.

Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng năm 2010

- Trên bản đồnhư hình 4.1, đây là bản đồ hiện trạng tại khu vực nghiên cứu năm 2010, thông qua phương pháp kế thừa số liệu đề tài đã được đơn vị chức năng tại khu vực nghiên cứư cấp bản đồ hiện trạng trên.

4.1.2. Tổ thành và cấu trúc rừng

Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài thực vật trong quần xã. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết số loài cây và tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành của một lâm phần rừng nói lên toàn bộ giá trị của lâm phần.

Trong lâm học, để biểu thị tổ thành rừng người ta thường sử dụng dưới dạng công thức tổ thành. Về bản chất công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ qua lại giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh.

Để nghiên cứu về tổ thành và cấu trúc loài tại bản Na Pêng nhóm nghiên cứu đã tiến hành lập 13 OTC trên các trạng thái rừng. Kết quả nghiên cứu về tổ thành loài cây trọng 13 OTC tiến hành ngiên cứu được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 4.2: Công thức tổ thành trên các OTC điều tra

OTC TT Vị trí Công thức tổ thành Số cây/ OTC 1 Rừng giàu Lớn hơn 200 0,9Va + 0,9To + 0,6Gm + 0,6Cc + 0,6Cod + 5,4Lk 34 2 Rừng TB Nhỏ hơn 200 1,5Vg + 0,6Vk + 0,6Va + 0,6 Lx + 0,6Kl + 0,6Ch + 0,6Co + 4,9Lk 33 3 Rừng nghèo Nhỏ hơn 200 4,6Trd + 1,5Nr + 0,8Gđ + 0,8Vk + 0,8Co + 1,5Lk 34 4 Rừng TB Lớn hơn 200 1,9Trd + 1,4Va + 0,8Vk + 5,9Lk 37 5 Rừng nghèo Lớn hơn 200 1,7Mc + 1,0Tl + 1,0Ht + 0,7Hn + 0,7Lm + 4,9Lk 30

OTC TT Vị trí Công thức tổ thành Số cây/ OTC 200 0,6Pe + 0,6Tl + 4,6Lk 7 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 1,4Kh + 1,4Lkh + 0,7Va + 0,7Do + 0,7Bl + 5,1Lk 28 8 Rừng TB Lớn hơn 200 1,8Lm + 0,8Bl + 0,8Mc + 0,5Mk + 0,5Tl + 5,6Lk 38 9 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 2,1Bl + 1,4Ht + 1,0Kh + 0,7Mk + 4,8LK 42 10 Rừng giàu Lớn hơn 200 2,8Bl + 0,7Cx + 0,7Co + 0,7Ks + 5,1Lk 29 11 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 1,5Gn + 1,2Va + 0,8Lkh + 6,5Lk 26 12 Rừng giàu Lớn hơn 200 2,5Bl + 1,2Ns + 1,0Ck + 0,6Cl +0,6Da + 0,6Gn + 0,6Lh + 2,9Lk 32 13 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 1,4Gn + 1,0Trb + 0,7An + 0,7Ck + 0,7Co + 0,7Đa + 0,7Kh + 0,7Kp + 0,7Mo + 2,7Lk 29 Ghi chú

Va: Vả(Local name) To: Toong nang(Local name) Gm: Gụ mật

Cc: Cúc chuột Cod: Cà ổi đỏ Vg: Vải guốc

Vk: Vàng kiên Lx: Lim xanh Kl: Kha lụ

Ch: Chò chỉ Lào Co: chiếc ít hoa Trd: Trường duyên hải

Mc: Mắt cáo Tl: Thị lắc Ht: Hi te

Gn: Gội nhăn Lm: Lòng mang quả to Lkh: lát khét

Da: Dẻ anh Bl: Bằng lăng hoa nhiều Kh: Khôi hến

Do: Đô(Local name) Mk: Mắc peng(Local name) Tl: Ta lung

Cx: Căm xe Ks: Kháu sán Ns: Nga sáng

Tổ thành rừng tại khu vực nghiên cứu có sự phong phú về số loài. Số lượng loài cây/OTC không biến động nhiều và dao động trong khoảng 29 - 42 loài/OTC, số lượng loài cây tại các trạng thái rừng khác nhau không có sự khác biệt nhiều về số lượng loài cây. Theo các vị trí độ dốc, số lượng cây tại vị trí độ dốc nhỏ hơn 200 có số lượng cây ít hơn so với vị trí độ dốc lớn hơn 200, đây là điều tương đối khác biệt khi tại những độ dốc nhỏ thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên qua điều tra, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra: tại các vị trí độ dốc thấp rừng bị tác động và khai thác là do tại các vị trí này dễ khai thác hơn, nhiều người dân địa phương đã khai thác trộm các loài cây gỗ để dùng vào việc nhà như: xây nhà, làm bàn ghế, tủ, giường....

Theo kết quả điều tra, có 56 loài cây gỗ xuất hiện tại khu vực nghiên cứu trong đó có 29 loài tham gia trong công thức tổ thành. Kết quả này cho thấy tại khu vực điều tra tính đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu là khá cao. Kết quả này càng được minh chứng rõ nét khi tại một địa điểm điều tra vẫn số loài cây gỗ quý như Gụ mật, Lim xanh, Vàng kiên còn tương đối nhiều, kết quả điều tra cho thấy các loài này đều xuất hiện trong công thức tổ thành. Điều này cho thấy trong rừng tại khu vực nghiên cứu vẫn còn nhiều loài cây gỗ quý với số lượng lớn.

4.1.3. Trữ lượng rừng tại khu vực nghiên cứu

Để duy trì và khai thác rừng bền vững, người ta thường quan tâm đến trữ lượng rừng. Nhân tố liên quan trực tiếp đến trữ lượng rừng là G - Tiết diện ngang, D1.3 – đường kính thân cây và Hvn - chiều cao của cây. Trữ lượng rừng cũng thể hiện sự giàu có và và khả năng cung ứng gỗ của khu rừng đó ra ngoài thị trường.

Để đánh giá được trữ lượng rừng tại khu vực nghiên cứu đề tài đã tiến hành xử lý số liệu của 13 OTC đã tiến hành nghiên cứu để đưa ra kết quả về trữ lượng rừng tại khu vực nghiên cứu.

Kết quả điều tra và tính toán về trữ lượng trên các OTC nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.3:

Bảng 4.3: Tổng hợp trữ lượng gỗ trên các OTC

OTC Trạng thái Vị trí Mật độ (Cây/ha) Dtb (cm) Htb (m) G (m2/ha) M (m3/ha) 1 Rừng giàu Lớn hơn 200 567 27,10 17,15 24,8 230,0 2 Rừng TB Nhỏ hơn 200 550 24,64 13,97 22,5 173,6 3 Rừng nghèo Nhỏ hơn 200 567 21,62 13,56 14,3 94,3 4 Rừng TB Lớn hơn 200 617 21,97 12,85 21,9 167,3 5 Rừng nghèo Lớn hơn 200 500 19,00 11,80 10,5 73,0 6 Rừng TB Lớn hơn 200 583 65,00 20,00 17,2 117,3 7 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 467 25,39 12,86 23,4 196,1 8 Rừng TB Lớn hơn 200 633 24,50 13,64 18,4 135,3 9 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 700 28,24 14,72 34,1 290,2 10 Rừng giàu Lớn hơn 200 483 30,24 14,51 29,5 269,0 11 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 433 28,23 14,10 27,2 243,8 12 Rừng giàu Lớn hơn 200 533 33,58 14,69 32,2 269,3 13 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 483 32,24 16,26 30,1 297,0 Trung bình 328,46 29,37 14,62 23,55 196,63

Nhìn chung, khu vực nghiên cứu có trữ lượng rừng tương đối lớn. Trung bình trên các trạng thái đạt: 196,63m3/ha. Trữ lượng rừng tại trạng thái rừng giàu lớn nhất dao động trong khoảng 196,1 - 297,0m3/ha. Trữ lượng rừng nghèo ít nhất chỉ đạt dưới 100m3/ha. Trữ lượng rừng tại những vị trí điều tra nhỏ hơn 200 thường có trữ lượng nhỏ hơn những vị trí có độ dốc 200, điều này đã được giải thích là do vị trí độ dốc nhỏ hơn 200 thường bị tác động của con người qua hoạt động khai thác gỗ.

Như vậy, qua quá trình điều tra về hiện trạng và đặc điểm rừng tại bản Na Pêng cho thấy rừng tại khu vực nghiên cứu tương đối phong phú về tổ

thành và số lượng loài cây, trong rừng còn nhiều loại cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Diện tích rừng giàu và trung bình chiếm hơn 50% tổng diện tích rừng của bản và trữ lượng rừng còn tương đối lớn. Tuy nhiên, do nhu cầu của người dân cũng như chưa có sự quản lý hợp lý rừng nên đã có nhiều vụ khai thác gỗ trộm diện đe dọa tới sự phát triển không bền vững của rừng tại khu vực nghiên cứu. Đây là lý do cần phải có một biện pháp quản lý rừng mới, phù hợp hơn.

4.2: Tình hình biến động tài nguyên rừng tại khu vực

Để có cái nhìn tổng quan về việc biến đổi tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu cũng như tìm xem nguyên nhân của sự biến động, nhóm nghiên cứu tiến hành xem xét và so sánh tài nguyên rừng của năm 2010 với năm 2000 theo hai nội dung là:

+ Biến động tài nguyên rừng theo chức năng: Xem xét phần diện tích rừng chia theo chức năng (Phòng hộ, rừng sản xuất và rừng bảo tồn) và biến động của nó so với năm 2000. Mục đích của sự so sánh này là nhằm làm sáng tỏ sự chuyển dịch diện tích rừng theo hướng nào và dự đoán về tương lai của rừng tại khu vực nghiên cứu.

+ Biến động tài nguyên rừng theo trạng thái: Xem xét động thái rừng và sự biến đổi về chất lượng cũng như số lượng diện tích rừng trong 2 năm so sánh nhằm tìm ra biện pháp kỹ thuật tác động làm phục hồi và bảo vệ diện tích rừng còn lại.

4.2.1. Biến động tài nguyên rừng theo chức năng

Nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh diện tích đất rừng được chia theo chức năng của năm 2000 và năm 2010. Kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng đất năm 2010 được nhóm nghiên cứu thống kê tại biểu 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu của năm 2000 được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu năm 2000

TT Chức năng Diện tích (ha) Tỷ lệ %

I. Đất lâm nghiệp 2179,62 88,4

1 Rừng bảo tồn 856,5 34,7

2 Rừng phòng hộ 235,7 9,6

3 Rừng sản xuất 1080,92 43,9

4 Rừng thiêng 6,5 0,3

II. Đất nông nghiệp 171 6,9

5 Đất sản xuất nông nghiệp 171 6,9

III. Đất phi nông nghiệp 114,13 4,6

6 Đất nghĩa địa 10,88 0,4

7 Núi đá vôi 66,75 2,7

8 Đất ở 36,5 1,5

Tổng diện tích 2464,75 100

So sánh diện tích rừng năm 2000 và diện tích rừng năm 2010 tại khu vực nghiên cứu ta thấy tổng diện tích đất rừng tại khu vực nghiên cứu không có nhiều thay đổi. Để tiện cho việc so sánh diện tích rừng phân theo chức năng của 2 năm 2000 và năm 2010. Nhóm nghiên cứu tiến hành vẽ biểu đồ so sánh diện tích đất rừng phân theo chức năng của năm 2000 và năm 2010. Kết quả được thể hiện tại biểu đồ so sánh tỷ lệ diện tích đất rừng theo chức năng của năm 2000 và năm 2010.

Hình 4.2: Biểu đồ so sánh tỷ lệ diện tích đất rừng của bản Na Pêng

Qua bảng 4.4 và biểu đồ so sánh tỷ lệ diện tích đất của bản Na Pêng ta thấy: Diện tích rừng sản xuất chiếm diện tích lớn nhất so với các diện tích đất rừng còn lại. Diện tích rừng sản xuất năm 2000 chiếm 43,9% tổng diện tích đất rừng, so với năm 2010 diện tích đất rừng sản xuất ít hơn năm 2000. Cụ thể: diện tích rừng sản xuất năm 2010 là 53,4%. Diện tích rừng sản xuất năm 2010 là hơn 1316ha, trong khi đó diện tích này của năm 2000 mới chỉ hơn 1000.

Các diện tích rừng bảo tồn, rừng phòng hộ của năm 2010 đều giảm so với năm 2000. Dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và 2000 ta thấy nguyên nhân giảm diện tích rừng phòng hộ và rừng bảo tồn là do người dân đã khai phá một phần diện tích này thành rừng sản xuất. Những phần diện tích bị chuyển đổi thường nằm gần khu vực sinh sống của người dân. Đây là điều đáng lo ngại do việc phá rừng phòng hộ sẽ làm ảnh hưởng tới việc cung cấp và điều tiết nước vốn là chức năng chính của rừng phòng hộ nơi này. Việc phá rừng phòng hộ sẽ làm giảm khả năng giữ nước và tăng nguy cơ gây xói mòn đất của khu vực. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

4.2.2. Biến động tài nguyên rừng theo hiện trạng

Trong quá trình điều tra về hiện trạng rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập bản đồ hiện trạng rừng

của các năm trước nhằm so sánh hiện trạng của các năm trước với thời điểm hiện tại. Kết quả, nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh hiện trạng của rừng khu vực nghiên cứu năm 2010 với trạng thái rừng năm 2000. Trạng thái rừng của khu vực nghiên cứu được thể hiện tại bản đồ hiện trạng rừng năm 2000.

Hình 4.3: Bản đồ hiện trạng rừng năm 2000

- Trên bản đồ như hình 4.3, đây là bản đồ hiện trạng tại khu vực nghiên cứu năm 2000, thông qua phương pháp kế thừa số liệu đề tài đã được đơn vị chức năng tại khu vực nghiên cứư cấp bản đồ hiện trạng trên.

Kết quả về điều tra hiện trạng rừng năm 2010 được thể hiện tại bảng 4.1 trong phần “trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu”. Kết quả điều tra về hiện trạng rừng năm 2000 được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4.5: Diện tích và trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2000 tại khu vực nghiên cứu năm 2000

TT Trạng thái rừng Diện tích

Tỷ lệ %

Phân theo chức năng

Rừng bảo tồn Rừng sản xuất Rừng phòng hộ 1 Rừng giàu 1244,9 57,1 648,7 360,3 235,7 2 Rừng trung bình 469,3 21,5 177,3 285,5 6,5 3 Rừng nghèo 32,9 1,5 30,3 2,5 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)