05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La
4.6: Mức độ đốt nương làm rẫy của các HGĐ
Số hộ tham gia Tỉ trọng (%) Số lần đốt nương làm rẫy(lần/năm) Tổng diện tích nương rẫy ( ha ) Tổng sản lượng thóc lúa nương ( tấn/năm ) 5 6.6 1 5 4,5
Kết quả ở Bảng 4.6 cho thấy: với 76 HGD toàn bản, có 5 hộ vẫn còn làm nương rẫy, chiếm tỉ trọng 6,58 %, với tổng diện tích 5 ha, cho sản lượng thóc lúa 4,5 tấn/ năm. Một năm họ tiến hành làm nương một mùa đó là vào mùa mưa, bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Các mùa khác, do không có nước nên đã không trồng gì. Đây là một cách lãng phí tài nguyên đất đai cực lớn, do khi không làm nương nữa thì diện tích đất này bị bỏ hoang, không có thảm thực vật che phủ, đất dễ bị rửa trôi làm cho dinh dưỡng có trong đất bị mất dần.
Diện tích nương rẫy chủ yếu nằm ở vùng ven rừng của Bản, cách Bản không xa. Hoạt động canh tác nương rẫy này đã làm cho nguồn nước của bản bị giảm, vào cuối mùa khô nguồn nước sinh hoạt của bản thường khan hiếm. Đặc biệt là vào những năm gần đây, do tình hình thiên tai và hoạt động canh tác nương rẫy của người dân diễn ra mạnh hơn đã làm cho khả năng điều tiết và giữ nước của rừng tại khu vực bản bị giảm đi đáng kể, kết quả là nguồn nước về bản đã ít đi nhiều so với các năm trước.
- Lý do canh tác nương rẫy của người dân:
Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ dân và trưởng Bản cho thấy rằng: Năm hộ có nương rẫy hầu hết là những hộ có gốc bản địa ở vùng này và là những hộ sinh sống tại bản đầu tiên.
Diện tích nương rẫy này được tiến hành canh tác từ rất lâu rồi, trước luật bảo vệ và phát triển lâm nghiệp có điều khoản nghiêm cấm về hình thức canh tác này, và trước khi rừng bảo tồn này được thành lập, cho nên sau khi rừng bảo tồn được thạnh lập và sau khi kế hoạch giao đất giao rừng của Huyện đó được tiến hành xong thì diện tích canh tác nương rẫy này vẫn được phép cho người dân giữ lại và có thể canh tác nhu thường xuyên, nhưng
không được phép mở rộng thêm diện tích đó, cũng như là không cho phép cho những hộ nào khác làm nương rẫy nữa.
Từ số liệu điều tra thực tế cho thấy rằng: hiện nay những hộ canh tác nương rẫy này có diện tích đất ruộng nước ít và sản lượng gạo từ ruộng nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của gia đình họ, nên hiện tại họ vẫn tiến hành canh tác nương rẫy để tăng thêm sản lượng về gạo cũng như các loại thực phẩm khác.
Như vậy việc tiến hành canh tác nương rẫy của những hộ này đã làm tăng thêm sản lượng lượng thực của họ nhất là gạo ăn, làm đáp ứng nhu cầu về gạo ăn của họ, là những hộ mà có diện tích làm ruộng nước ít. Tuy đây là hình thức canh tác nương rẫy theo kiểu cố định, dù không ảnh hưởng nhiều đến môi trường tài nguyên rừng, nhưng nhình chung đây vẫn là một mối hiểm nguy có khả năng gây ra cháy rừng, vì khi họ tiến hành canh tác nương rẫy, người dân thường sử dụng lửa để xử lý thực bì, cộng với việc sử dụng lửa thiếu kiểm soát và có phần thiếu ý thức của họ thì có thể dẫn đến nạn cháy rừng, và điều này nếu xảy ra thì đây là sự thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng và môi trường.
Tình hình canh tác ruộng nước
Trên địa bàn Huyện cũng như bản, công tác giao đất khoán rừng vừa được thực hiện xong trong năm 2008. Qua kế thừa số liệu có chọn lọc và qua kết quả phỏng vấn cho chúng tôi thấy tình hình sản xuất ruộng nước ở bản Na Pêng như sau:
- Trên bản Na Pêng toàn bộ đất được quy hoạch để sản xuất lâm nghiệp có 178,5 ha. Hiện tại đất được sử dụng rồi có 126,3 ha, số đất này chủ yếu được dùng để canh tác ruộng nước.
Qua kết quả điều tra cho thấy rằng: các hộ canh tác ruộng nước thu được sản lượng lúa thóc khác nhau, theo kết quả điều tra có 3 nhóm như sau: nhóm
hộ dư gạo ăn, nhóm hộ đủ gạo ăn và nhóm hộ thiếu gạo ăn. Trong đó có 35 hộ dư gạo ăn, 30 hộ đủ gạo ăn và 11 hộ thiếu gạo ăn. Tổng diện tích đất canh tác ruộng nước hiện tại là 126,3 ha, với tổng sản lượng thóc là: 203,3 tấn, trung bình sản lượng thóc là 2,7 tấn / HGĐ, năng suất trung bình là: 1,6 tấn / ha. Số lượng thóc thiếu ăn là 6,4 tấn trong toàn Bản.