Nội dung và giới hạn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 28)

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tại bản Na Pêng, Huyện Bua La pha.

- Nghiên cứu tình hình biến động tài nguyên rừng tại khu vực.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội và những tác động của người dân đến công tác quản lý bảo vệ rừng.

- Đề xuất một số giải pháp quản lý rừng bền vững dựa vào sự tham gia của người dân.

2.2.2. Giới hạn nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu về thực trạng tài nguyên rừng, tình hình kinh tế xã hội dân sinh và mức độ tác động của người dân đối với tài nguyên rừng trên Bản Na Pêng.

2.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

- Cộng đồng dân cư Bản trong mối quan hệ tương quan giữa người dân với tài nguyên rừng.

- Trạng thái và mức độ phong phú của tài nguyên rừng. - Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của bản Na Pêng

- Luật pháp và các chính sách của Trung ương, địa phương liên quan đến bảo vệ rừng.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1.1. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa có chọn lọc những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn của khu vực nghiên cứu.

- Các số liệu thống kê về vị trí địa lý, đất đai, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất nông – lâm nghiệp được thu thập tại phòng khuyến nông khuyến lâm của Huyện.

- Các bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Huyện cũng như Bản ở hai giai đoạn khác nhau đó là: trước khi thành lập rừng bảo tồn ( Năm 2004) và thời điểm hiện tại.

- Các văn bản chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Các văn bản về phương hướng, đường lối chính sách, chủ trương của tỉnh đối với hoạt động sử dụng đất, hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

- Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: báo cáo về công tác quản lý bảo vệ rừng, tình hình giao đất giao rừng, báo cáo của dự án phát triển lâm nghiệp do chính phủ tài trợ,…

2.4.1.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và số liệu ngoài hiện trường:

- Phỏng vấn ban quản lý Bản, công cụ này được thực hiện đầu tiên khi tới bản nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của Bản như: Dân

số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng…

- Phỏng vấn hộ gia đình: Bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị trước. Trong Bản có 76 hộ, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 100% HGĐ trong bản.

- Phân tích tổ chức: xác định các tổ chức tồn tại trong cộng đồng, các thể chế cộng đồng và sự ảnh hưởng của chúng tới việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng.

- Phỏng vấn cán bộ hạt kiểm lâm rừng bảo tồn Pha Thặm Binh, cán bộ huyện. - Tổ chức cuộc thảo luận nhóm để xác định những phong tục, tập quán , kiến thức và thể chế bản địa liên quan đến việc BVR và tiềm năng BVR của cộng đồng cũng như vai trò của các bên liên quan đến công tác bảo vệ rừng. Trong quá trình thảo luận, những người thực hiện đề tài giữ vai trò thúc đẩy và định hướng cuộc thảo luận, không đưa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho các thành viên tham gia thảo luận.

2.4.1.3. Phương pháp điều tra hiện trạng rừng

Thông qua phương pháp kế thừa số liệu của đơn vị lâm nghiệp phụ trách quản lý rừng bảo tồn tại khu vực đã cho chúng ta biết được rằng mật độ và trạng thái rừng khác nhau ở độ cao trên và dưới độ cao 20o vì trong những năm qua tại khu vực nghiên cứu đã từng bị khai thác các loại gỗ ở vị trí trên và dưới 20o, cho nên đến thời điểm mà khu vực nghiên cứu được thành lập thành rừng bảo tồn của tỉnh đến hiện nay thi mật độ ở hai vị trí đó đã bị thay đổi về trạng thái cũng như mật độ.

Thu thập số liệu về trữ lượng rừng, chúng tôi tiến hành điều tra rừng bằng cách lập ô tiêu chuẩn 600 m2 (20m x 30m) theo phương pháp chọn ô điển hình, với tổng số tiêu chuẩn là 13 ô ở hai vi trí khác nhau: 6 ô ở độ dốc

trên 20 % và 7 ô ở độ dốc dưới 20 % để tiến hành điều tra tầng cây cao với các chỉ tiêu:

- Đường kính thân cây (D1.3 cm): được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.

- Chiều cao vút ngọn (HVN, m) và chiều cao dưới cành (HDC, m): được đo bằng thước Blumeleiss với độ chính xác đến dm. HVN của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, HDC được xác định từ gốc cây đến cành cây đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng.

- Đường kính tán lá (DT, m): được đo bằng thước dây có độ chính xác đến dm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Từ bản đồ hiện trạng hai giai đoạn khác nhau, sử dụng phần mềm MapInfo xử lý và phân tích bản đồ.

- Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hướng được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel. Kết quả xử lý được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả, bảng.

- Số liệu thu thập được trên ô tiêu chuẩn được xử lý như sau: • Tính toàn trữ lượng chung.

+ Tính thể tích cây bình quân theo công thức:

f H D V VN * 4 * * 2 3 . 1   (3-1)

Trong đó: f là hình số thân cây, f = 0.5 + Tính tổng trữ lượng cho ô tiêu chuẩn

Mi = n.Vi (3-3) n là số lượng cây trong ô tiêu chuẩn thứ i

Vi là thể tích bình quân của cây tiêu chuẩn trong ô + Tính trữ lượng bình quân trên 1 ha (theo trạng thái).

M/ha = Mi (bình quân) * 10000/600 (m3/ha) (3-4)

Trong quá trình xử lý số liệu, đề tài tiến hành nghiên cứu thống kê lại các thông tin đã phát hiện được trong thời gian ngoại nghiệp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, thứ tự quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm để lựa chọn và tìm giải pháp thích hợp.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1. Đặc điểm tự nhiên Bản Na Pêng, huyện Bua La Pha 3.1.1. Vị trí địa lý

3.1.1.1 Vị trí địa lý huyện Bua La Pha

Huyện Bua La Pha là một huyện trong vùng miền núi, nằm ở Đông tỉnh Khăm muôn, cách trung tâm 140 km, có tổng diện tích 3.736 km2, phía Bắc giáp với huyện Na Kai, phía Nam giáp với huyện Say Bua Thoong và huyện Vi La Bu Ly tỉnh Sa Vân Na Kệt, phía Tây giáp huyện Mạ Ha Say và huyện Nhôm Ma Lát, phía Đông giáp với huyện Minh Hoà, huyện Bò Rạch và huyện Quang Ninh tỉnh Quảng Bình Nước CHXHCN Việt Nam, huyện Bua La Pha là một trong 2 huyện nghèo nàn nhất của Tỉnh và là một trong 47 huyện nghèo nàn nhất Nước.

Hiện tại Huyện Bau La Pha có 11 cụm bản, có 4 vùng trọng yếu.có 77 Bản, có 4.825 ngôi nhà, có 5.426 hộ gia đình, có tổng dân số 28.155 người, trong đó có nữ 14.216 người, Dân tộc Lào Lùm chiếm 49,29%. Dân tộc Lào Thâng chiếm 50,71%, nghề nghiệp chính của người dân là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chủ yếu.

3.1.1.2: Vị trí địa lý Bản Na Pêng

Bản Na Pêng nằm ở phía tây Bắc của huyện Bua La Pha, cách trung tâm huyện 12 km, có địa hình tương đối bằng phẳng và phần lớn được bao quanh bởi đồi núi non

Có tổng diện tích 2443,75 ha.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Địa hình Bản Na Pêng mang những nét đặc thù riêng, Bản nằm trên vùng đất tương đối phẳng, xen kẽ với sông suối và đồng ruộng, tiến về phía Đông Nam là vùng đồi núi cao, có độ dốc tương đối cao, độ dốc từ 20o – 33o ,

độ cao so với mặt nước biển là 200 – 305(m) và là khu rừng tự nhiên mà chiếm phần lớn diện tích.

3.1.3. Địa chất , thổ nhưỡng

Đất trong vùng Bản Na Pêng là đất cát lẫn bùn theo số liệu điều tra từ viện khảo sát và thiết kế đất nông nghiệp. Trong vùng này là loại đất Gleysols (GL) nghĩa là đất có nước ngập trong khoảng thời gian dài nửa năm hay là một năm. Đất này có nhiều trong vùng tương đối bằng phẳng, có nước ngập trong mùa mưa, đất có màu đen độ dày của tầng đất 50 cm. Được chia thành 2 loại đất như sau:

+ Dystric Gleysols (GLD), đất này thích hợp với sản xuất nông nghiệp như làm ruộng lúa nước.

+ Eutrie Gleysols (GLE), có độ PH trung bình đất giàu dinh dưỡng cao, đất này thích hợp với trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp. Ở trên vùng rừng núi của Bản là đất núi đá vôi K2 , đất feralít mùn trên núi thấp, nhìn chung đất có tầng dầy đến trung bình, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, tỉ lệ đá lẫn thấp, chủ yếu đất có màu vàng, vàng đỏ.

3.1.4. khí hậu thuỷ văn

3.1.4.1: khí hậu

Khí hậu thời tiết của Bản Na Pêng nói riêng và trong vùng nói chung là thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực nghiên cứu có đặc điểm khí hậu thời tiết như sau:

Nhiệt độ bình quân năm là 25,6oc (2005-2009) Nhiệt độ bình quân cao nhất tháng 5 là 31,5oC Nhiệt độ bình quân thấp nhất tháng 1 là 20,1oC

Độ ẩm không khí bình quân cao nhất năm là 95% và thấp nhất là 54% - Lượng mưa bình quân hàng năm đo được là 2.280mm.

Mưa nhiều nhất là tháng 8 đo được 320 mm (1996). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô hạn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, cũng là thời kỳ gây trở ngại lớn cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Nhìn chung khí hậu ở đây tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cho các loại cây.

3.1.4.2: Thuỷ văn:

Trên địa bàn Bản có một con suối chảy qua đó là suôí Pêng. Con suôí này chảy từ trong rừng vùng núi cao của Bản xuống và chảy qua Bản. con suối này là nguồn nước chính cung cấp nước phục vụ sản xuất và tiêu dùng, cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cây trồng vật nuôi. có nước cả năm.

3.2. Đặc điểm Kinh tế – Xã hội

3.2.1. Lịch sử hình thành bản, dân số và lao động

Bản Na Pêng được thành lập năm 1630, ngày xưa là có người di chuyển từ Bản Ta Long(bản giáp ranh phía bắc của Bản Na Pêng hiện nay) xuống định cư tại vùng này và dần được gọi thành bản Na Pêng. lúc đầu là có gia đình của hai anh em sinh sống ở đây, mưu sinh bằng việc phát rừng làm ruộng và làm nương, thời gian dài sau số người dân nhập cư vào sống ở Bản này mới lớn dần lên.

Hiện nay, Bản có 76 hộ gia đình, có tổng dân số 448 người, trong đó có nữ 221 người, có tổng số lao động 209 người trong đó có nữ 108 người. Dân toàn Bản là dân tộc Lào Lùm.

- Về lao động: 100% dân số trong Bản là làm nghề nông dân sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi là chính.

3.2.2. Văn hóa - Xã hội

+ Về giáo dục:

Trong Bản có hai ngôi trường, 1 trường mẫu giáo và 1 trường tiểu học, có 4 giáo viên trong đó có 1 nữ giáo viên, có tổng học sinh 175 người, trong Bản có người biết chữ 234 người; cấp tiểu học có 213 người, cấp trung học cơ sở có 13 người, trung học phổ thông 13 người.

+ Về văn hoá:

Dân toàn Bản na Pêng là dân tộc Lào Lùm nên hầu hết hướng theo tin đồ phật giáo trong Bản có một ngôi chùa có 1 ông sư. Hàng năm dân trong Bản thường xuyên hay tổ chức lễ hội phật giáo như: Bun Pi May ( tết cổ truyền Lào), Bun koong khẩu, Bun koong hốt, Bun khẩu phăn sa, Bun Oóc phăn sa, Bun hò khẩu...

+ Về y tế:

- Trong Bản Na Pêng chưa có trạm xã của Bản, khi đau ốm phải đi bệnh viện huyện cách Bản 12km.

- Trong Bản mỗi hộ đã có nhà vệ sinh , nhưng chưa có hệ thống nước sạch sử dụng. Cả bản hầu hết là sử dụng nước suối được dẫn từ vùng đầu nguồn bằng hệ thống ống sắt dẫn dầu xăng ngày xưa hồi chiến tranh chống Mỹ, người dân đã sử dụng để làm ống dẫn nước từ vùng đầu nguồn xuống Bản để làm nước sinh hoạt.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

+ Về giao thông:

Hệ thống đường giao thông trong huyện là đường đất đỏ việc đi lại nhìn chung còn nhiều khó khăn, mùa khô thì bụi, còn mùa mưa thì bùn và nước ngập kéo dài cả tuần.

+ Về thuỷ lợi:

Trong vùng lân cận cũng như Bản Na Pêng chưa có hệ thống thuỷ lợi, vì vậy người dân chỉ có thể làm ruộng được 1 vụ trong một năm.

+ Điện;

Điện có điện lưới quốc gia, nên mọi hoạt động dịch vụ phương tiện thông tin đều thuận lợi như TV, VIDEO ..., và các xưởng sản xuất thủ công khác đều phát triển.

3.2.4: Hiện trạng sản xuất

3.2.4.1: Hiện trạng sử dụng đất

- Căn cứ vào quyết định của TTCP về tổ chức uỷ ban quy hoạch và giao đất - giao rừng cấp trung ương số 173/TT, ngày 17.7.1988.

- Căn cứ vào đề nghị và sự thống nhất giữa các trưởng Bản và tổ chức trong Bản ngày 29 tháng 7 năm 2008.

Chính quyền huyện cùng với cán bộ sở Lâm nghiệp đã hoàn thành việc giao đất giao rừng cho Bản Na Pêng xong trong năm 2008 vừa qua; trong đó Bản Na Pêng được giao đất giao rừng như sau:

Bản Na pêng có tổng diện tích 2464,75 ha trong đó

- Rừng bảo tồn với diện tích 814 ha, chiếm khoảng 33% tổng diện tích Bản. - Rừng phòng hộ có diện tích 34,7 ha, chiếm khoảng 1.4 %

- Rừng sản xuất có diện tích 1316.92 ha, chiếm khoảng 53,43% - Đất nghĩa địa có diện tích 10.88 ha, chiếm khoảng 0,44% - Rừng thiêng có diện tích 6.50 ha, chiếm khoảng 0,26% - Núi đá vôi có diện tích 66.75 ha, chiếm khoảng 2,7% - Đất ở có diện tích 36,5 ha, chiếm khoảng 1,48%

- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 178,5 ha, chiếm khoảng 7,24% Hiện trạng sử dụng đất của bản Na Pêng được thể hiện tại bảng 3.1:

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất trong Bản Na Pêng

TT Đất Đai Diện tích (ha) Tỷ lệ %

I. Đất lâm nghiệp 2172.12 88,12

1 Rừng bảo tồn 814 33

2 Rừng phòng hộ 34,7 1.4

3 Rừng sản xuất 1316.92 53,43

4 Rừng thiêng 6.50 0,26

II. Đất nông nghiệp 178.5 7.24

5 Đất sản xuất nông nghiệp 178,5 7,24

III. Đất phi nông nghiệp 114.13 4.63

6 Đất nghĩa địa 10.88 0,44

7 Núi đá vôi 66.75 2,7

8 Đất ở 36,5 1,48

Tổng diện tích 2464.75

Kết qủa từ bảng 3.1 cho thấy rằng:

+ Diện tích đất Lâm nghiệp là chiếm đại đa số với 88,12% của tổng diện tích Bản,

Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng bảo tồn, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất và đất rừng thiêng. Trong đó lớn nhất là diện tích rừng sản xuất với 1316.92 ha, chiếm 53,43 % của tổng diện tích Bản, thứ 2 là rừng bảo tồn với diện tích 814 ha, chiếm 33 % tổng diện tích Bản. Tất cả diện tích đất lâm nghiệp đều do sở lâm nghiệp của tỉnh quản lý.

+ Đất sản xuất nông nghiệp là đất mà đã được điều tra quy hoạch giao cho mỗi hộ gia đình, bao gồm có: đất ruộng, đất vườn, đất chăn nuôi và vân vân...kể cả đất mà đã có rồi để quản lý và sử dụng trong sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)