Mức độ khai thác và sử dụng củi của các HGĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 67 - 69)

05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La

4.9: Mức độ khai thác và sử dụng củi của các HGĐ

Số hộ tham gia Tỉ trọng(%) Tổng khối lượng

củi (ste) Trung bình ste/ HGĐ/năm

76 100 1142 15

Kết quả trong bảng 4.3 cho thấy mỗi năm là 100 % các HGĐ đều sử dụng gỗ củi từ rừng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hạng ngày của họ, với tổng khối lượng hàng năm khoảng 1142 (ste), trung bình mỗi HGĐ tiêu thụ gỗ củi khoảng 15 (ste )/năm. Hộ sử dụng củi đốt nhiều nhất là hộ mà sử dụng củi để đốt sưởi ấm cho gia súc của họ, là những hộ mà chăm chỉ đi kiếm củi với thói quen đốt để sưởi ấm trong gia đình và cùng những người hàng xóm. Trong đó hộ mà sử dụng gỗ củi nhiều nhất là có mức tiêu thụ tới 48 ste/năm. Những hộ mà sử dụng gỗ củi ít nhất là những hộ ít người và không có gia súc như là trâu, bò. Là những hộ mà chỉ sử dụng vừa đủ cho nhu cầu sinh hoạt cần thiết

thôi như là: đun nước, nấu cơm. Trong đó mức tiêu thụ của hộ mà sử dụng ít gỗ củi nhất là: 8 ste/năm.

+ Nơi khai thác và hình thức khai thác củi của người dân:

Hầu hết những người dân trong bản đều có nhu cầu sử dụng gỗ để đun nấu, nhưng không phải là củi do mua, hầu hết các hộ gia đình đều vào rừng để kiếm củi.

Qua điều tra điều tra phỏng vấn thực tế cho thấy rằng: những nơi để khai thác củi đốt là: rừng bảo tồn, rừng sản xuất và rừng ven làng đầu đồng ruộng.

Người dân tại khu vực nghiên cứu khai thác củi bằng cách đi chặt và nhặt lấy những cây chết khô trong rừng và chặt những cây gỗ tươi, những cây có đường kính khoảng 10 - 15cm và là những cây có chất lượng xấu, khó có khả năng phát triển được.

Qua điều tra phỏng vấn người dân họ thấy rằng nguồn tài nguyên củi này còn rất nhiều và có thể đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của họ trong tương lai dài. Cùng với hoạt động kiếm củi, người dân còn thường kết hợp với việc đốt củi lấy than để bán, kiếm mật ong trong rừng đã làm ảnh hưởng tới đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu.

Như vậy, khai thác củi đã có những tác động tiêu cực đến bảo tồn đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên rừng nhất là khai thác rừng trong rừng bảo tồn.

+ Tình hình sử dụng tre nứa của người dân địa phương - Mục đích sử dụng tre nứa của người dân:

Qua điều tra thực tế và phỏng vấn nhóm nghiên cứu thấy rằng trên khu vực rừng Bản Na Pêng có diện tích tre nứa nhỏ, các loài tre nứa được trồng chủ yếu là các loài như: tre, vầu, mai, nứa,…Người dân Bản Na Pêng khai thác tre nứa để phục vụ cho nhu cầu làm nhà, chuồng trại chăn nuôi, làm hàng rào quanh nhà, rào vườn, làm dụng cụ sản xuất đồ thủ công như đan sọt, rổ

rá…chủ yếu là họ khai thác tre nứa để phục vụ trong gia đình, không phải vì mục đích kinh tế, đến mùa tre nứa ra măng, rừng tre nứa là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho cộng đồng trong dân bản.

- Hình thức khai thác

Hình thức khai thác tre của người dân ở đây là họ dùng dao để chặt tre, trong một cụm tre họ thường chọn chặt những cây tre mà tốt và đẹp để lại những cây tre không đạt yêu cầu như là tre còn non hay quá già…

- Mức độ khai thác tre nứa của người dân:

Qua điều tra phỏng vấn về mức độ khai thác tre nứa, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp số liệu như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)