Giải pháp quy hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 86 - 87)

Quy hoạch sử dụng đất là sự bố trí sắp xếp hệ thống các biện pháp kỹ thuật trong quá trình sử dụng đất nhằm tạo ra thế cân bằng động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Quy hoạch sử dụng đất giúp cho việc xác định ranh giới quỹ đất đai cho phát triển những lợi ích về rừng cũng như mọi ngành mọi nghề trên địa bàn lãnh thổ. Như vậy, quy hoạch sử dụng đất cấp xã cần phải đảm bảo được 3 tính chất cơ bản sau đây:

- Quy hoach sử dụng đất phải dựa vào chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển kinh tế của địa phương, phù hợp với quy hoạch chung của các cấp huyện, tỉnh, vùng và quốc gia.

- Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo được sự cân đối giữa nhu cầu sử dụng và khả năng quỹ đất, điều kiện kinh tế xã hội của xã. Cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo tính thích nghi của cây trồng với điều kiện sinh thái, đồng thời có hiệu quả và bền vững lâu dài.

- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đảm bảo được nhu cầu của đại bộ phận nhân dân, có sự tham gia trực tiếp của các bên liên quan trong suốt quá trình sử dụng đất.

Đồng thời quy hoạch phải đảm bảo được 3 nguyên tắc cơ bản đó là: + Nguyên tắc đảm bảo cho phát triển bền vững

Trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững luôn xảy ra những mâu thuẫn giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt. Theo nhu cầu thực tiễn trong từng thời kỳ mà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của các bên liên quan có sự quan hệ tương tác nhất định. Quá trình giải quyết những mâu

thuẫn giữa các lợi ích này là tạo ra thế cân bằng động trong quá trình phát triển bền vững.

+ Nguyên tắc toàn diện tổng hợp và đa ngành

Quy hoach sử dụng đất được xác định cho nhiều ngành trong cùng một thời điểm, bố trí sắp xếp một cách hợp lý theo không gian và thời gian trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

+ Nguyên tắc đảm bảo quan hệ chặt chẽ giữa quy hoạch vĩ mô và vi mô Đây là nguyên tắc dựa trên mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, đảm bảo kết hợp hài hoà giữa quy hoạch phát triển chung của quốc gia với nhu cầu nguyện vọng của địa phương và cộng đồng dân cư.

Tại khu vực nghiên cứu, quy hoạch về đất đai vẫn ở mức độ sơ sài. Chính vì vậy việc quy hoạch lại đất đai là một công việc cần được làm trước tiên. Toàn thôn có hơn 2000 ha rừng. Tuy nhiên diện tích rừng này chưa được giao cho cá nhân hoặc các hộ gia đình bảo vệ và cũng chưa phân định được nơi nào người dân được phép khai thác và nơi nào không được phép khai thác chính vì vậy mà trên địa bàn thôn việc khai thác gỗ trở nên lộn xộn khó quản lý.

Việc quy hoạch đất đai cũng tạo được sự chủ động trong sản xuất và làm giảm đi tập quán phá rừng làm nương của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)