Tổng hợp trữ lượng gỗ trên các OTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 49 - 51)

05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La

4.3: Tổng hợp trữ lượng gỗ trên các OTC

OTC Trạng thái Vị trí Mật độ (Cây/ha) Dtb (cm) Htb (m) G (m2/ha) M (m3/ha) 1 Rừng giàu Lớn hơn 200 567 27,10 17,15 24,8 230,0 2 Rừng TB Nhỏ hơn 200 550 24,64 13,97 22,5 173,6 3 Rừng nghèo Nhỏ hơn 200 567 21,62 13,56 14,3 94,3 4 Rừng TB Lớn hơn 200 617 21,97 12,85 21,9 167,3 5 Rừng nghèo Lớn hơn 200 500 19,00 11,80 10,5 73,0 6 Rừng TB Lớn hơn 200 583 65,00 20,00 17,2 117,3 7 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 467 25,39 12,86 23,4 196,1 8 Rừng TB Lớn hơn 200 633 24,50 13,64 18,4 135,3 9 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 700 28,24 14,72 34,1 290,2 10 Rừng giàu Lớn hơn 200 483 30,24 14,51 29,5 269,0 11 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 433 28,23 14,10 27,2 243,8 12 Rừng giàu Lớn hơn 200 533 33,58 14,69 32,2 269,3 13 Rừng giàu Nhỏ hơn 200 483 32,24 16,26 30,1 297,0 Trung bình 328,46 29,37 14,62 23,55 196,63

Nhìn chung, khu vực nghiên cứu có trữ lượng rừng tương đối lớn. Trung bình trên các trạng thái đạt: 196,63m3/ha. Trữ lượng rừng tại trạng thái rừng giàu lớn nhất dao động trong khoảng 196,1 - 297,0m3/ha. Trữ lượng rừng nghèo ít nhất chỉ đạt dưới 100m3/ha. Trữ lượng rừng tại những vị trí điều tra nhỏ hơn 200 thường có trữ lượng nhỏ hơn những vị trí có độ dốc 200, điều này đã được giải thích là do vị trí độ dốc nhỏ hơn 200 thường bị tác động của con người qua hoạt động khai thác gỗ.

Như vậy, qua quá trình điều tra về hiện trạng và đặc điểm rừng tại bản Na Pêng cho thấy rừng tại khu vực nghiên cứu tương đối phong phú về tổ

thành và số lượng loài cây, trong rừng còn nhiều loại cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Diện tích rừng giàu và trung bình chiếm hơn 50% tổng diện tích rừng của bản và trữ lượng rừng còn tương đối lớn. Tuy nhiên, do nhu cầu của người dân cũng như chưa có sự quản lý hợp lý rừng nên đã có nhiều vụ khai thác gỗ trộm diện đe dọa tới sự phát triển không bền vững của rừng tại khu vực nghiên cứu. Đây là lý do cần phải có một biện pháp quản lý rừng mới, phù hợp hơn.

4.2: Tình hình biến động tài nguyên rừng tại khu vực

Để có cái nhìn tổng quan về việc biến đổi tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu cũng như tìm xem nguyên nhân của sự biến động, nhóm nghiên cứu tiến hành xem xét và so sánh tài nguyên rừng của năm 2010 với năm 2000 theo hai nội dung là:

+ Biến động tài nguyên rừng theo chức năng: Xem xét phần diện tích rừng chia theo chức năng (Phòng hộ, rừng sản xuất và rừng bảo tồn) và biến động của nó so với năm 2000. Mục đích của sự so sánh này là nhằm làm sáng tỏ sự chuyển dịch diện tích rừng theo hướng nào và dự đoán về tương lai của rừng tại khu vực nghiên cứu.

+ Biến động tài nguyên rừng theo trạng thái: Xem xét động thái rừng và sự biến đổi về chất lượng cũng như số lượng diện tích rừng trong 2 năm so sánh nhằm tìm ra biện pháp kỹ thuật tác động làm phục hồi và bảo vệ diện tích rừng còn lại.

4.2.1. Biến động tài nguyên rừng theo chức năng

Nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh diện tích đất rừng được chia theo chức năng của năm 2000 và năm 2010. Kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng đất năm 2010 được nhóm nghiên cứu thống kê tại biểu 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu của năm 2000 được thể hiện tại bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)