Biểu đồ tỷ lệ phần trăm diện tích rừng theo các trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 56)

Dựa vào biểu đồ và bảng 4.4 ta thấy: Diện tích rừng giàu và rừng trung bình năm 2010 giảm so với năm 2000. Năm 2000 diện tích rừng giàu chiếm tới 57,1% tổng diện tích rừng trong khi đến năm 2010 diện tích rừng này chỉ còn 26,4% như vậy trong vòng 10 năm diện tích rừng giàu giảm đi gần. Diện tích rừng trung bình tăng từ 21,5% năm 2000 lên 26,7% năm 2010.

Diện tích rừng nghèo và rừng trồng tăng, diện tích rừng trồng đã tăng gấp đôi so với năm 2000, diện tích rừng nghèo năm là 30,31ha trong khi đó diện tích rừng này vào năm 2010 là 175,51ha. Tăng gần 8 lần so với năm 2000. Tính trung bình diện tích này mỗi năm tăng thêm khoảng 14,5ha.

Trong năm 2000 hiện trạng rừng tại bản Na Pêng không có rừng tre nứa. Tuy nhiên đến năm 2010 tại bản đã có khoảng 12ha rừng tre nứa. Đây là hậu quả của việc khai thác rừng quá mức làm cho rừng bị kiệt quệ và kết quả

là rừng tự nhiên bị tre nứa xâm lấn. Mặc dù vậy, người dân tại bản đã cải tạo rừng tre nứa này và hiện nay rừng tre nứa cũng đã có thu nhập thường xuyên cho người dân tại bản.

Có thể nói rằng việc giữ được đất rừng là rất quan trọng, tuy nhiên việc giữ nguyên được giá trị và hiện trạng rừng còn quan trọng hơn rất nhiều. Qua việc so sánh diện tích rừng năm 2000 và năm 2010 của khu vực nghiên cứu ta nhận thấy rằng trạng thái rừng tại khu vực này đang thay đổi theo chiều diễn biến xấu đi, phần diện tích rừng giàu với nhiều loài cây gỗ giá trị bị thu hẹp dần và thay vào đó là những phần diện tích của những trạng thái rừng có trữ lượng thấp ít có cây gỗ quý giá trị kinh tế cao.

Nguyên nhân của việc thay đổi trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là do sự khai thác quá mức tài nguyên rừng của người dân.

4.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến công tác bảo vệ rừng rừng

4.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

4.3.1.1. Thuận lợi

- Bản Na Pêng với lợi thế tiềm năng về đất đai, có tổng diện tích tự nhiên 2464,7 ha, diện tích đất có rừng có 2172,1 ha, đất có độ phì ở mức trung bình đến khá. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, có hai mùa rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng tự nhiên phục hồi và phát triển.

- Tài nguyên rừng trên địa bàn bản Na Pêng cũng như vùng lân cận trong khu rừng bảo tồn, đa dạng về thực vật, phong phú về động vật, có khả năng thu hút dự án đầu tự phát triển Lâm nghiệp, do đó công tác QLBVR ngày càng được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và phát huy khả năng bảo vệ môi trường trên địa bàn.

4.3.1.2. Khó khăn

- Diện tích rừng chủ yếu phân bố ở vùng sâu vùng xa, đường đi lại khó khăn, địa hình phức tạp, do vậy cản trở lớn cho các hoạt động phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Tài nguyên về thực vật và động vật rừng phong phú như: Lim xanh, Giáng hương, Gõ đỏ,… các loài động vật thì có: Lợn rừng, Hươu, Nai, và đặc các loại động vật khác, đây thực sự là miếng mồi lớn cho các đối tượng khai thác lâm sản trái phép.

4.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội

4.3.2.1: Thuận lợi

- Trên địa bàn Huyện Bua la Pha mấy năm gần đây đó có dự án: vốn đầu tư và phát triển lâm nghiệp của chính phủ hỗ trợ, do vậy các công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện cũng như bản được lãnh đạo các ngành, các cấp quan tâm và chỉ đạo thực hiện sát sao.

- Nhà nước ban hành những văn bản quy định trách nhiệm BVR của UBND các cấp, các cơ quan ban ngành liên quan, do vậy công tác BVR trên địa bàn Huyện cũng như Bản ngày càng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hơn.

- Thông qua các hoạt động tuyên truyền các văn bản chính sách pháp luật, trong đó có luật bảo vệ và phát triển rừng, ý thức chấp hành của người dân được nâng cao, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia BVR, tố giác các hành vi vi phạm lâm luật cho các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

- Dân số tại bản tương đối thấp và sống tập chung tại một nơi nên dễ quản lý và tuyên truyền, kêu gọi người dân trong việc bảo vệ rừng.

4.3.2.2: Khó khăn

- Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, lao động nhàn rỗi trong dân còn nhiều. Vì vậy họ thường xuyên vào rừng khai thác gỗ, lâm sản , săn bắt động vật rừng trái phép để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

- ý thức chấp hành phápluật về BVR đó có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn công còn một số bộ phận nhân dân cố tình vi phạm, trong công tác xử lý đôi khi còn để xảy ra tình hình che dấu, nể nang, thiếu cương quyết.

- Cơ cấu lao động còn chưa phù hợp với tình hình địa phương, tỉ lệ hộ nghèo còn nhiều. Đây cũng là những thách thức lớn trong việc tổ chức phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, quản lý rừng nhất là công tác BVR và PCCCR.

- Trên địa bàn Huyện cũng như Bản chưa có hệ thống thuỷ lợi vì vậy người dân chỉ có thể làm ruộng được một vụ, làm cho những hộ mà có diện tích đất ít thì thu hoạch được ít, không đủ ăn, dẫn đến việc họ càng phụ thuộc vào tài nguyên rừng nhiều hơn.

4.3.3. Những tác động của người dân đối với tài nguyên rừng

4.3.3.1. Tình hình canh tác của người dân

Canh tác nương rẫy:

Từ bao đời nay, canh tác nương rẫy là hình thức canh tác đặc trưng của một số dân tộc vùng cao vùng xa, tuy nhiên với dân tộc kinh ở một số vùng cũng vẫn còn có hình thức canh tác này, nhưng không phổ biến như vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Từ kết quả điều tra ở Bản Na Pêng thấy rằng trên địa bàn Bản Na Pêng có 5 hộ vẫn canh tác nương rẫy.

Bảng 4.6: Mức độ đốt nương làm rẫy của các HGĐ Số hộ tham Số hộ tham gia Tỉ trọng (%) Số lần đốt nương làm rẫy(lần/năm) Tổng diện tích nương rẫy ( ha ) Tổng sản lượng thóc lúa nương ( tấn/năm ) 5 6.6 1 5 4,5

Kết quả ở Bảng 4.6 cho thấy: với 76 HGD toàn bản, có 5 hộ vẫn còn làm nương rẫy, chiếm tỉ trọng 6,58 %, với tổng diện tích 5 ha, cho sản lượng thóc lúa 4,5 tấn/ năm. Một năm họ tiến hành làm nương một mùa đó là vào mùa mưa, bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Các mùa khác, do không có nước nên đã không trồng gì. Đây là một cách lãng phí tài nguyên đất đai cực lớn, do khi không làm nương nữa thì diện tích đất này bị bỏ hoang, không có thảm thực vật che phủ, đất dễ bị rửa trôi làm cho dinh dưỡng có trong đất bị mất dần.

Diện tích nương rẫy chủ yếu nằm ở vùng ven rừng của Bản, cách Bản không xa. Hoạt động canh tác nương rẫy này đã làm cho nguồn nước của bản bị giảm, vào cuối mùa khô nguồn nước sinh hoạt của bản thường khan hiếm. Đặc biệt là vào những năm gần đây, do tình hình thiên tai và hoạt động canh tác nương rẫy của người dân diễn ra mạnh hơn đã làm cho khả năng điều tiết và giữ nước của rừng tại khu vực bản bị giảm đi đáng kể, kết quả là nguồn nước về bản đã ít đi nhiều so với các năm trước.

- Lý do canh tác nương rẫy của người dân:

Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ dân và trưởng Bản cho thấy rằng: Năm hộ có nương rẫy hầu hết là những hộ có gốc bản địa ở vùng này và là những hộ sinh sống tại bản đầu tiên.

Diện tích nương rẫy này được tiến hành canh tác từ rất lâu rồi, trước luật bảo vệ và phát triển lâm nghiệp có điều khoản nghiêm cấm về hình thức canh tác này, và trước khi rừng bảo tồn này được thành lập, cho nên sau khi rừng bảo tồn được thạnh lập và sau khi kế hoạch giao đất giao rừng của Huyện đó được tiến hành xong thì diện tích canh tác nương rẫy này vẫn được phép cho người dân giữ lại và có thể canh tác nhu thường xuyên, nhưng

không được phép mở rộng thêm diện tích đó, cũng như là không cho phép cho những hộ nào khác làm nương rẫy nữa.

Từ số liệu điều tra thực tế cho thấy rằng: hiện nay những hộ canh tác nương rẫy này có diện tích đất ruộng nước ít và sản lượng gạo từ ruộng nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của gia đình họ, nên hiện tại họ vẫn tiến hành canh tác nương rẫy để tăng thêm sản lượng về gạo cũng như các loại thực phẩm khác.

Như vậy việc tiến hành canh tác nương rẫy của những hộ này đã làm tăng thêm sản lượng lượng thực của họ nhất là gạo ăn, làm đáp ứng nhu cầu về gạo ăn của họ, là những hộ mà có diện tích làm ruộng nước ít. Tuy đây là hình thức canh tác nương rẫy theo kiểu cố định, dù không ảnh hưởng nhiều đến môi trường tài nguyên rừng, nhưng nhình chung đây vẫn là một mối hiểm nguy có khả năng gây ra cháy rừng, vì khi họ tiến hành canh tác nương rẫy, người dân thường sử dụng lửa để xử lý thực bì, cộng với việc sử dụng lửa thiếu kiểm soát và có phần thiếu ý thức của họ thì có thể dẫn đến nạn cháy rừng, và điều này nếu xảy ra thì đây là sự thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng và môi trường.

Tình hình canh tác ruộng nước

Trên địa bàn Huyện cũng như bản, công tác giao đất khoán rừng vừa được thực hiện xong trong năm 2008. Qua kế thừa số liệu có chọn lọc và qua kết quả phỏng vấn cho chúng tôi thấy tình hình sản xuất ruộng nước ở bản Na Pêng như sau:

- Trên bản Na Pêng toàn bộ đất được quy hoạch để sản xuất lâm nghiệp có 178,5 ha. Hiện tại đất được sử dụng rồi có 126,3 ha, số đất này chủ yếu được dùng để canh tác ruộng nước.

Qua kết quả điều tra cho thấy rằng: các hộ canh tác ruộng nước thu được sản lượng lúa thóc khác nhau, theo kết quả điều tra có 3 nhóm như sau: nhóm

hộ dư gạo ăn, nhóm hộ đủ gạo ăn và nhóm hộ thiếu gạo ăn. Trong đó có 35 hộ dư gạo ăn, 30 hộ đủ gạo ăn và 11 hộ thiếu gạo ăn. Tổng diện tích đất canh tác ruộng nước hiện tại là 126,3 ha, với tổng sản lượng thóc là: 203,3 tấn, trung bình sản lượng thóc là 2,7 tấn / HGĐ, năng suất trung bình là: 1,6 tấn / ha. Số lượng thóc thiếu ăn là 6,4 tấn trong toàn Bản.

Bảng 4.7: Tình hình sử dụng đất để canh tác ruộng nước của người dân.

Các nhóm hộ Số lượng hộ làm ruộng nước Diện tích đất ruộng ( ha ) Sản lượng thóc (tấn) Sản lượng thóc trung bình Tấn/HGĐ Nhu cầu đáp ứng gạo ăn ( tấn thóc) Số lượng gạo thiếu ăn ( tấn thóc ) Nhóm hộ dư gạo ăn 35 83.7 134.9 3.85 64 Nhóm hộ đủ gạo ăn 30 36.8 56.8 1.89 56.8 Nhóm hộ thiếu gạo ăn 11 5.8 11.6 1.05 19.8 8.2 Tổng 76 126,3 203.3 Trung bình / HGĐ 1.66 2.7 Năng suất TB(tấn / ha) 1.6

Mức độ hỗ trợ của chính phủ cho 11 hộ thiếu gạo ăn (Mỗi hộ gia đình nghèo được hỗ trợ 100kg gạo /năm)

1,1 tấn gạo # 1,8 tấn thóc

Mức độ thiếu gạo ăn sau khi được chính phủ trợ cấp 6,4 tấn thóc

Qua kết quả như bảng trên cho chúng ta thấy rằng: diện tích đất đang được canh tác bây giờ có 126,3 ha, so với 76 hộ thì trung bình mỗi hộ có diện tích đất làm ruộng nước là 1,6 ha, đây là một diện tích rất rộng lớn và có thể đáp ứng được nhu cầu canh tác của người dân. Tuy nhiên vì tại khu vực chưa có hệ thống thuỷ lợi nên việc canh tác ruộng nước nơi đây còn bị hạn chế và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Người dân trong bản chỉ có thể làm ruộng

được 1 vụ trong một năm, đó là vào mùa mưa. Như vậy chỉ có những hộ nào có diện tích ruộng lớn thực sự thì mới làm ra sản lượng gạo cho đủ hoặc thừa ăn được, còn những hộ nào có diện tích đất ruộng ít và nhà đông người thì sản lượng gạo làm ra sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của họ. Theo điều tra phỏng vấn và kế thừa số liệu cho chúng ta thấy rằng những hộ mà đủ và dư gạo ăn là những hộ mà có diện tích ruộng lớn, hộ có diện tích ruộng lớn nhất là có tơí 5 ha, còn các hộ trong nhóm thiếu gạo ăn chủ yếu là những hộ mà có diện tích đất ruộng ít, diện tích đất làm ruộng của những hộ thiếu gạo ăn thường ít, nhìn chung chủ yếu là từ 0,2 ha đến 0,5 ha.

Như vậy 11 hộ mà thiếu gạo ăn chiếm khoảng 14 % số hộ trọng khu vực. Trên địa bàn có dự án xóa đói giảm nghèo của chính phủ, theo dự án này thì mỗi hộ nghèo sẽ được cấp miễn phí 100 kg gạo trên năm. Toàn bản có 11 hộ thiếu gạo ăn, với sự mức hỗ trợ của chính phủ là 100 kg gạo ăn/HGĐ thì trong 11 hộ chính phủ đã hỗ trợ 1,1 tấn gạo ăn/năm, tương đương với 1,8 tấn thóc ( 100 kg thóc tương đương với 60 kg gạo), như vậy sau khi được sự hỗ trợ của chính phủ với số lượng gạo trên thì số lượng gạo thiếu ăn còn lại là khoảng 6,4 tấn thóc so với mức độ thiếu gạo ăn ban đầu là 8.2 tấn thóc.

Vậy theo kết quả điều tra trên chúng ta thấy rằng: mức độ hỗ trợ của chính phủ đối với hộ nghèo vẫn còn chưa đủ, cũng như là việc phân chia và cấp đất cho những hộ đó vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho người dân để nâng cao hiệu quả năng suất của chính quyền và các bên liên quan chưa được thực hiện tốt.

Vì thiếu gạo ăn nên cuộc sống của những hộ nghèo sẽ phụ thuộc vào tài nguyên rừng nhiều hơn. Đây là một sức ép đối với diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu. Do thiếu gạo, phần lớn người dân có cuộc sống trung bình và nghèo đã tiến hành vào rừng khai thác các sản phẩn trong rừng đem bán. Do

giá trị và lợi nhuận trong việc bán đi những sản phẩm từ rừng như gỗ Lim xanh, Vàng kiên, Chò chỉ lào, Gõ đỏ,….

4.3.3.2. Tình hình sử dụng gỗ, củi và các loại gỗ khác của người dân:

+ Tình hình sử dụng gỗ của người dân.

Theo chủ tịch hội đồng Nhà nước CHDCND Lào (2007), quy định số 99-LCT/HĐNN, “Về luật bảo vệ và phát triển rừng”, Viêng Chăn, 24/12/2007. Trong đó cho phép mỗi hộ dân sống trong vùng rừng được phép khai thác gỗ để xây nhà mỗi hộ được phép khai thác và sử dụng 5m3. Khối lượng gỗ 5m3 này Nhà nước, chính quyền địa phương chỉ cấp phép cho những hộ gia đình chưa có nhà ở kiên cố để họ làm nhà ở hoặc là để sửa sang lại nhà cửa khi nhà đó bị xuống cấp nặng.

Về vấn đề thủ tục để được cấp phép khối lượng gỗ để xây sửa nhà như trên thì những hộ nào có nhu cầu gỗ để làm nhà hoặc sửa lại nhà thì phải đề nghị lên trưởng Bản trước, sau đó trưởng Bản sẽ họp với các thành viên hội đồng bản để xem xét đề nghị của những hộ đó, sau khi hội đồng bản đồng ý thì mới đưa đề nghị của những hộ đó lên chính quyền Huyện để Huyện xét duyệt theo đề nghị của những hộ trên. Đồng thời sau khi được phép khai thác gỗ với số lượng cho phép thì những hộ có đề nghị trên phải đóng lệ phí cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)