3.2.1. Lịch sử hình thành bản, dân số và lao động
Bản Na Pêng được thành lập năm 1630, ngày xưa là có người di chuyển từ Bản Ta Long(bản giáp ranh phía bắc của Bản Na Pêng hiện nay) xuống định cư tại vùng này và dần được gọi thành bản Na Pêng. lúc đầu là có gia đình của hai anh em sinh sống ở đây, mưu sinh bằng việc phát rừng làm ruộng và làm nương, thời gian dài sau số người dân nhập cư vào sống ở Bản này mới lớn dần lên.
Hiện nay, Bản có 76 hộ gia đình, có tổng dân số 448 người, trong đó có nữ 221 người, có tổng số lao động 209 người trong đó có nữ 108 người. Dân toàn Bản là dân tộc Lào Lùm.
- Về lao động: 100% dân số trong Bản là làm nghề nông dân sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi là chính.
3.2.2. Văn hóa - Xã hội
+ Về giáo dục:
Trong Bản có hai ngôi trường, 1 trường mẫu giáo và 1 trường tiểu học, có 4 giáo viên trong đó có 1 nữ giáo viên, có tổng học sinh 175 người, trong Bản có người biết chữ 234 người; cấp tiểu học có 213 người, cấp trung học cơ sở có 13 người, trung học phổ thông 13 người.
+ Về văn hoá:
Dân toàn Bản na Pêng là dân tộc Lào Lùm nên hầu hết hướng theo tin đồ phật giáo trong Bản có một ngôi chùa có 1 ông sư. Hàng năm dân trong Bản thường xuyên hay tổ chức lễ hội phật giáo như: Bun Pi May ( tết cổ truyền Lào), Bun koong khẩu, Bun koong hốt, Bun khẩu phăn sa, Bun Oóc phăn sa, Bun hò khẩu...
+ Về y tế:
- Trong Bản Na Pêng chưa có trạm xã của Bản, khi đau ốm phải đi bệnh viện huyện cách Bản 12km.
- Trong Bản mỗi hộ đã có nhà vệ sinh , nhưng chưa có hệ thống nước sạch sử dụng. Cả bản hầu hết là sử dụng nước suối được dẫn từ vùng đầu nguồn bằng hệ thống ống sắt dẫn dầu xăng ngày xưa hồi chiến tranh chống Mỹ, người dân đã sử dụng để làm ống dẫn nước từ vùng đầu nguồn xuống Bản để làm nước sinh hoạt.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng
+ Về giao thông:
Hệ thống đường giao thông trong huyện là đường đất đỏ việc đi lại nhìn chung còn nhiều khó khăn, mùa khô thì bụi, còn mùa mưa thì bùn và nước ngập kéo dài cả tuần.
+ Về thuỷ lợi:
Trong vùng lân cận cũng như Bản Na Pêng chưa có hệ thống thuỷ lợi, vì vậy người dân chỉ có thể làm ruộng được 1 vụ trong một năm.
+ Điện;
Điện có điện lưới quốc gia, nên mọi hoạt động dịch vụ phương tiện thông tin đều thuận lợi như TV, VIDEO ..., và các xưởng sản xuất thủ công khác đều phát triển.
3.2.4: Hiện trạng sản xuất
3.2.4.1: Hiện trạng sử dụng đất
- Căn cứ vào quyết định của TTCP về tổ chức uỷ ban quy hoạch và giao đất - giao rừng cấp trung ương số 173/TT, ngày 17.7.1988.
- Căn cứ vào đề nghị và sự thống nhất giữa các trưởng Bản và tổ chức trong Bản ngày 29 tháng 7 năm 2008.
Chính quyền huyện cùng với cán bộ sở Lâm nghiệp đã hoàn thành việc giao đất giao rừng cho Bản Na Pêng xong trong năm 2008 vừa qua; trong đó Bản Na Pêng được giao đất giao rừng như sau:
Bản Na pêng có tổng diện tích 2464,75 ha trong đó
- Rừng bảo tồn với diện tích 814 ha, chiếm khoảng 33% tổng diện tích Bản. - Rừng phòng hộ có diện tích 34,7 ha, chiếm khoảng 1.4 %
- Rừng sản xuất có diện tích 1316.92 ha, chiếm khoảng 53,43% - Đất nghĩa địa có diện tích 10.88 ha, chiếm khoảng 0,44% - Rừng thiêng có diện tích 6.50 ha, chiếm khoảng 0,26% - Núi đá vôi có diện tích 66.75 ha, chiếm khoảng 2,7% - Đất ở có diện tích 36,5 ha, chiếm khoảng 1,48%
- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 178,5 ha, chiếm khoảng 7,24% Hiện trạng sử dụng đất của bản Na Pêng được thể hiện tại bảng 3.1:
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất trong Bản Na Pêng
TT Đất Đai Diện tích (ha) Tỷ lệ %
I. Đất lâm nghiệp 2172.12 88,12
1 Rừng bảo tồn 814 33
2 Rừng phòng hộ 34,7 1.4
3 Rừng sản xuất 1316.92 53,43
4 Rừng thiêng 6.50 0,26
II. Đất nông nghiệp 178.5 7.24
5 Đất sản xuất nông nghiệp 178,5 7,24
III. Đất phi nông nghiệp 114.13 4.63
6 Đất nghĩa địa 10.88 0,44
7 Núi đá vôi 66.75 2,7
8 Đất ở 36,5 1,48
Tổng diện tích 2464.75
Kết qủa từ bảng 3.1 cho thấy rằng:
+ Diện tích đất Lâm nghiệp là chiếm đại đa số với 88,12% của tổng diện tích Bản,
Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng bảo tồn, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất và đất rừng thiêng. Trong đó lớn nhất là diện tích rừng sản xuất với 1316.92 ha, chiếm 53,43 % của tổng diện tích Bản, thứ 2 là rừng bảo tồn với diện tích 814 ha, chiếm 33 % tổng diện tích Bản. Tất cả diện tích đất lâm nghiệp đều do sở lâm nghiệp của tỉnh quản lý.
+ Đất sản xuất nông nghiệp là đất mà đã được điều tra quy hoạch giao cho mỗi hộ gia đình, bao gồm có: đất ruộng, đất vườn, đất chăn nuôi và vân vân...kể cả đất mà đã có rồi để quản lý và sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, và kể cả đất mà quy hoạch để mở rộng thêm diện tích đất ruộng, đất
trông cây nông nghiệp và công nghiệp và đất trồng cây ăn quả và đất trồng cỏ để chăn nuôi.
Tất cả tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 178,5 ha. Trong đó có 112 ha mà là đất đã được sử dụng rồi, còn lại 66,5 ha là đất đã được quy hoạch nhưng chưa được sử dụng.
Phần đất sản xuất nông nghiệp 66.5 ha mà chưa được sử dụng là sẽ đựoc cấp và phân cho hộ gia đình sử dụng trong trường hợp có ai đó lập gia đình và tách ra thành hộ mới và trong trường hợp có gia đình mới nào đó nhập cư vào sinh sống ở Bản hoặc là gia đình nào mà có nhu cầu mở rộng thêm đất nông nghiệp với mục đích sản xuất thành hàng hoá thì sẽ được phân chia và cấp đất nông nghiệp cho gia đình và hộ đó sử dụng.
Nhìn chung đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 178,5 ha, chiếm 7,24% của tổng diện tích đất của Bản, dù con số này tương đối nhỏ so với tổng diện tích nhưng so với số hộ khẩu bây giờ thì là tương đối rộng, với diện tích đã được sử dụng rồi : 126,3 ha, vậy diện tích đất sản xuất nông nghiệp cho 76 hộ gia đình là mỗi hộ có khoảng 1,66 ha đất sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung là đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
+ Đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở, đất nghĩa địa và núi đá vôi với tổng diện tích 114,13 trong đó diện tích đất ở là 36,5 ha chiếm 1,48 tổng diện tích của Bản.
Đất ở nhìn chung đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt cho các hộ gia đình trong Bản.
3.2.4.2: Sản xuất nông nghiệp:
+ Về trồng trọt:
Dân trong Bản chủ yếu là trồng lúa, đây là nghề chính của người dân, tổng diện tích ruộng hiện nay là 112 ha, có sản lượng 144,8 tấn /năm. Trong bản còn có vài hộ dân còn làm nương rẫy, tổng diện tích nương rẫy toàn Bản
là 5 ha, cho sản lượng 4,5 tấn. Ngoài ra họ còn trồng vài loài cây lương thực như là: ngô, xắn, đậu xanh, dưa và một số loại rau.
Về máy móc áp dụng trong việc trồng trọt gồm có: - Có máy cày 33 chiếc.
- Có 4 nhà máy xay gạo. - Có 1 máy tuốt thúc.
Với tổng diện tích 126,3 ha của diện tích sảnh xuất nông nghiệp hiện tại bây giờ, vậy diện tích bình quân cho 76 hộ là : 1,66 ha, Nhìn chung diện tích này tương đối rộng và có thể đáp ứng được nhu cầu trồng trọt của các hộ gia đình. Tuy nhiên do ngày xưa và đến hiện tại trong vùng chưa có hệ thống thuỷ lợi nên người dân hàng năm chỉ có thể làm ruộng được một vụ thôi. Nên một số hộ gia đình có diện tích trồng lúa ít thì vẫn thiếu gạo ăn.
Theo kết quả điều tra cho kết quả như sau:
Trong năm 2010, có 11 hộ thiếu gạo ăn , có 30 hộ đủ gạo ăn và có 35 hộ thừa gạo ăn.
+ Về chăn nuôi:
Đây là nghề phụ của người dân trong Bản, họ chăn nuôi chủ yếu là để trang trại cho gia đình, nhìn chung là ngừơi dân họ chăn nuôi theo mô hình nhỏ để sử dụng trong gia đình chứ không phải vì mục đích kinh tế.
Tổng gia súc gia cầm : bò 100 con , trâu 40 con, lợn 30 con, gia cầm 740 con.
Gia súc được nuôi chủ yếu trong Bản là: bò, trâu, lợn , gà và vịt. Trong đó trâu là gia súc cho sức kéo và để làm đất. Đàn gia súc chủ yếu được nuôi theo kiểu thả rông .
3.2.4.3. Tài nguyên rừng
Tài nguyên thực vật rừng
Diện tích rừng nằm trong vùng Bản có diện tích 2172.12 ha, chiếm 88,12 % của diện tích Bản. Trong đó bao gồm 4 phân khu rừng:
- Rừng bảo tồn, có diện tích 814 ha chiếm 33 % diện tích Bản. - Rừng phòng hộ, có diện tích 34,7 ha, chiếm 1,4 % diện tích Bản. - Rừng sản xuất, có diện tích 1316,92 ha, chiếm 53,43 % diện tích Bản - Rừng thiêng, có diện tích 6,5 ha, chiếm 0,26% diện tích Bản.
Trạng thái rừng trong vùng bao gồm:
+ Rừng nguyên sinh khô hạn vùng đai cao (Upper dry evegreen forests) ở trạng thái rừng này phân bố theo vùng có độ dốc từ 20 % trở lên. ở vùng này có loại gỗ có giá trị như: Lim xanh, Côm lá kèm, Gõ đỏ, Gụ mật, Giáng hương, Dầu cát, Chò chỉ Lào...
+ Rừng xanh nửa rụng lá ( mixed deciduous forests ), trạng thái rừng này phân bố ở vùng có độ dốc dưới 20% trở xuống, bao gồm có loại gỗ giá trị như: Bằng lăng hoa nhiều, Dầu cát, Chò chỉ Lào,... và còn có nhiều loại gỗ giá trị kinh tế khác nữa.
+ Rừng dự trữ (unstocked forests), trạng thái rừng này phân bố ở vùng có độ dốc thấp dưới 20%, vùng này là vùng mà người dân đã từng sử dụng để làm nương làm rẫy trong những năm qua, ở vùng này đa số là loại gỗ nhỏ, giá trị kinh tế không cao.
Từ năm 1999 trở lại đây, trong lãnh thổ rừng tự nhiên này, ở vùng thấp, có độ dốc ít đã được khai thác bởi những công ty tư nhân, những loại gỗ đó bị khai thác hồi đó bao gồm: Lim xanh, Gụ mật, Gõ đỏ, Giổi xanh, Sao đen, Giáng hương, Côm lá kèm,... đây đều là những loài gỗ quý của Lào cũng như trên thế giới. Việc khai thác với cường độ lớn và không theo quy
hoạch đã làm cho rừng tại khu vực nghiên cứu giảm đi về trữ lượng và chất lượng rất nhanh chóng.
3.2.4.3.2: Tài nguyên động vật rừng:
Nhìn chung hiện nay tài nguyên động vật rừng ở đây vẫn còn rất phong phú, bao gồm các loại như: Hươu, Nai, Sơn dương, Lợn rừng, Hoẵng, các loại chim, ....
Tuy nhiên từ trước đến nay số lượng và các thành phần loài đã giảm đi nhiều do săn bắt bừa bãi.
Như vậy tài nguyên thiên nhiên tại khu vực bản Na Pêng còn phong phú và đa dạng, tại khu vực nghiên cứu còn nhiều loài động thực vật quý hiếm như Hươu, Nai, Chà vá chân nâu... các loài cây có gỗ quý như Lim xanh, Giáng hương, Vàng kiên... Tuy nhiên, trong một vài năm lại gần đây, do nhu cầu cuộc sống nạn săn bắn và chặt cây bừa bãi đã làm cho tài nguyên tại khu vực giảm đi rất nhiều. Nếu để tình trạng này kéo dài, trong tương lai không xa sẽ làm cho tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu suy giảm ảnh hưởng tới đời sống của người dân sinh sống tại nơi này. Để giải quyết được vấn đề này, việc đề xuất các giải pháp nhằm quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân bản tại khu vực nghiên cứu là việc làm cần thiết.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tại bản Na Pêng 4.1.1. Trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu 4.1.1. Trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu
Hiện trạng về trạng thái rừng và diện tích của trạng thái rừng được thống kê tại bảng 4.1 sau:
Đề tài đã thu thập đựơc kết quả trong bảng 4.1 thông qua phương pháp kế thừa số liệu của đơn vị lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu.
Bảng 4.1: Diện tích và trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2010 tại khu vực nghiên cứu năm 2010
TT Trạng thái rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ %
Phân theo chức năng Rừng bảo tồn Rừng sản xuất Rừng phòng hộ 1 Rừng giàu 573,7 26,4 350,9 188,1 34,7 2 Rừng trung bình 579,6 26,7 287,6 285,5 6,5 3 Rừng nghèo 205,7 9,5 175,5 30,4 0 4 Rừng trồng 800,5 36,8 0 800,5 0 5 Rừng tre nứa 12,4 0,6 0 12,4 0 Tổng cộng 2172,1 100 814,00 1316,9 41,2
Tổng diện tích đất có rừng tại khu vực nghiên cứu là 2172,12ha trong đó diện tích rừng trồng chiếm 36,8%. Diện tích rừng phân theo chức năng diện tích rừng sản xuất lớn nhất: 1316,9ha chiếm hơn 60% diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu trong đó diện tích rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng, với các loại cây trồng là Keo, Lát hoa, Bạch đàn.
Diện tích rừng giàu và rừng trung bình tại khu vực nghiên cứu còn tương đối lớn. Tổng diện tích của 2 trạng thái chiếm trên 50% diện tích rừng
tại khu vực nghiên cứu. Điều này cho thấy tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu còn tương đối giàu và có giá trị về kinh tế lớn. Trong rừng trung bình và rừng giàu còn nhiều loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên do nhu cầu của cuộc sống nhiều người dân đã vào rừng khai thác gỗ trái phép khiến cho diện tích cũng như trữ lượng rừng giàu và rừng trung bình tại khu vực nghiên cứu đang giảm đi một cách nhanh chóng. Trong khi đó các nhà chức trách và cán bộ kiểm lâm chưa có giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn vấn nạn này. Điều này chứng tỏ cần có một biện pháp quản lý rừng mới nhằm ngăn chặn nạn khai thác gỗ trái phép tại đây.
Rừng chiếm diện tích lớn so với diện tích đất tại khu vực nghiên cứu (diện tích rừng chiếm 88,1% tổng diện tích tự nhiên của bản) nên có thể khẳng định rằng việc người dân sống dựa vào rừng là điều tất yếu. Tại khu vực nghiên cứu diện tích rừng trồng chiếm hơn 1/3 diện tích rừng cho thấy người dân đã có ý thức trồng rừng, kinh doanh rừng. Tuy nhiên với vị trí là bản trong khu bảo tồn thiên nhiên việc trồng rừng này cần phải có quy hoạch và được sự đồng ý của ban quản lý khu bảo tồn. Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, một số diện tích rừng trồng là do người dân đã phá một phần diện tích rừng phòng hộ gần bản để trồng rừng Keo.
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng năm 2010
- Trên bản đồnhư hình 4.1, đây là bản đồ hiện trạng tại khu vực nghiên cứu năm 2010, thông qua phương pháp kế thừa số liệu đề tài đã được đơn vị chức năng tại khu vực nghiên cứư cấp bản đồ hiện trạng trên.
4.1.2. Tổ thành và cấu trúc rừng
Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài thực vật trong quần xã. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết số loài cây và tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành của một lâm phần rừng nói lên toàn bộ giá trị của lâm phần.
Trong lâm học, để biểu thị tổ thành rừng người ta thường sử dụng dưới dạng công thức tổ thành. Về bản chất công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu