Mức độ khai thác tre nứa của HGĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 69 - 71)

05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La

4.10: Mức độ khai thác tre nứa của HGĐ

Số hộ tham gia Tỉ trọng(%) Tổng khối lượng (cây)

Trung bình cây/ HGĐ/năm

67 88.16 5157 68

Kết quả trong bảng 4.10 ta thấy: số hộ tham gia khai thác và sử dụng tre nứa là 67 hộ, chiếm tỉ trọng 88.16 %. Tổng khối lượng tre nứa đó khai thác là 5157 cây, trung bình là 68 cây/HGĐ/năm.

Trong đó hộ sử dụng tre nứa nhiều nhất là khoảng 350 cây/năm, chủ yếu được sử dụng để làm hàng rào và đan thành tấm tre làm chuồng trại vật nuôi. Hộ sử dụng ít tre nứa nhất là khoảng 2 cây / năm, có 2 hộ, đây là hộ mà chỉ sử dụng tre nứa để làm thủ công như là: làm dây buộc, đan tre thành các loại đan sọt, rổ, giá …. Phục vụ đời sống hàng ngày. Hầu hết các hộ trong bản đều sử dụng các sản phẩm từ việc khai thác tre nứa. Song trong Bản vẫn có một số hộ mà không có nhu cầu sử dụng loại lâm sản này, thực tế là có 9 hộ không sử dụng tre nứa. Qua điều tra cho thấy các hộ này không vào trong rừng khai thác tre nứa, tuy nhiên đã cùng với những người dân trong bản chế biến các sản phẩm mà người đi rừng mang về. Tre nứa mang về chỉ được một

số người trong thôn bản (thường là phụ nữ) chế biến và làm thành các sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày trong cả bản.

Nhận xét: Như vậy chúng ta thấy rằng mức độ tiêu thụ tre nứa của người dân là tương đối lớn, chủ yếu là dùng để làm chuồng trại chăn nuôi và làm hàng rào, việc khai thác tre nứa nhiều như vậy cũng góp phần làm giảm đa dạng sinh học.

+ Tình hình khai thác một số lâm sản ngoài gỗ khác:

LSNG bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học cả các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó (FAO,1995). Giá trị kinh tế, xã hội và sinh thái của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ, dược liệu, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hoá, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân.

Qua điều tra phỏng vấn người dân Bản Na Pêng ta thấy rằng trên địa bàn nói chung và trên Bản Na Pêng nói riêng, tài nguyên LSNG vẫn còn rất đa dạng phong phú, rừng là chỗ thu hái LSNG, là kho lượng thực thực phẩm chính của người dân ở đây.

- Qua điều tra phỏng vấn chúng ta biết được mức độ khai thác LSNG của người dân Bản Na Pêng theo bảng 4.11 dưới đây như sau:

Từ kết quả trên bảng 4.11 cho ta thấy rằng: các loại LSNG chủ yếu mà người dân thường hay khai thác và sử dụng được phân thành 12 loại, bao gồm: măng các loại tre nứa, thuốc, rau rừng, nấm, măng Bun, Mật cật Lào, Đùng đình lá kép 1 lần, giềng rừng, các loại quả rừng, rau dọc mùng và sa nhân. Với tổng sản lượng khai thác các loại LS trên khoảng 23,890 tấn / năm, trung bình mỗi hộ gia đình khai thác các loại LSNG được 314,4 kg / năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)