Mức độ khai thác LSNG của người dân Bản Na Pêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 71 - 74)

05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La

4.11: Mức độ khai thác LSNG của người dân Bản Na Pêng

TT Các loại LS Khối lượng các loại LS (kg/năm) Tỉ trọng (%) TB KLLS

kg/hộ/năm Nơi thu hái

Giá trị sử dụng 1 Măng tre 4206 17.6 55.3 RBT, RSX Thực phẩm 2 Cỏ chít 220 0.9 2.9 RBT, RSX Làm chổi quột 3 Rau rừng 3405 14.2 44.8 RBT, RSX Thực phẩm 4 Nấm 825 3.5 10.9 RBT, RSX Thực phẩm 5 Măng Bun (Local name) 1666 7 21.9 RBT, RSX Thực phẩm 6 Mật cật lào 3480 14.6 45.8 RBT, RSX Thực phẩm 7 Măng Bương 4529 19 59.6 RBT, RSX Thực phẩm 8 Đùng đình lá kép 1 lần 1636 7 21.5 RBT, RSX Thực phẩm 9 Giềng rừng 495 2 6.5 RBT, RSX Thực phẩm 10 Quả rừng 2482 10.4 32.7 RBT, RSX Thực phẩm 11 Dọc mùng 751 3 9.9 RBT, RSX Thực phẩm 12 Sa nhân 195 0.8 2.6 RBT, RSX Làm thuốc Tổng 23890 100 314.4 Số hộ tham gia 76 Tỉ trọng(%) 100

Loại LS chiếm tỉ lệ cao nhất là loại măng Bương, Luồng, Tre với tổng khối lượng 4,529 tấn chiếm 19 % của tổng sản lượng các loại LSNG, trung bình 59,6 kg /HGĐ/ năm. Sau đó là các loại măng tre nứa với tổng khối lượng 4,206 tấn, chiếm 17,6 % tổng sản lượng các loại LSNG. Mức độ khai thác trung bình là 55,3 kg /HGĐ/năm.

Trên địa bàn Bản Na pêng còn có loại LSNG quý khác như: sa nhân, nhưng do bị khai thác nhiều trong nhiều năm qua nên mấy năm gần đây sản

lượng của loại lâm sản này nhìn chung là ít, với tổng sản lượng là 195 kg, chiếm 0,8 % của tổng sản lượng các loại LSNG.

Người dân Bản Na Pêng khai thác LSNG chủ yếu với mục đích để sử dụng trong sinh hoạt gia đình, ít khi được dùng để bán. Việc bán lâm sản gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc vào số lượng mà họ kiếm được, nếu lần nào họ kiếm được nhiều sản phẩm rừng và thừa lượng để sử dụng trong gia đình thì họ có khi cũng bán để chia sẻ các sản phẩm từ rừng trên với đối tượng khác. Những nơi và người mà họ mang đem bán chính là trong Bản và người dân cùng Bản. Các sản phẩm LSNG ít khi được bán ra ngoài do vị trí của bản là khu bảo tồn thiên nhiên, chính vì vậy hoạt động mua bán lâm sản bị hạn chế và quản lý nghiêm ngặt.

- Mua thu hái các loại LSNG: Người dân khai thác măng trong mùa mưa ( tháng 6 đến tháng 10) ; các loại lâm sản khác như: Mật cật lào, Đùng đình lá kép 1 lần, măng Bun….và các loại rau rừng thì có thể khai thác quanh năm. Các loại quả rừng là khai thác trong mùa hè (tháng 3 – tháng 5). Sa nhân được khai thác khoảng tử tháng 8 đến tháng 9, khai thác nấm từ tháng 7 đến tháng 8.

+ Hình thức khai thác:

Dụng cụ chủ yếu được người dân sử dụng để khai thác là: dao. Theo điều tra phỏng vấn người dân trong Bản cho thấy rằng: người dân bản trong Bản thường khi vào rừng chặt hái những loại lâm sản thì họ sẽ chặt hái hết các sản phẩm của các loại LSNG, nhưng họ vẫn để lại những cây, củ nào mà còn qúa non chưa sử dụng được.

Hình thức khai thác hai loại lâm sản như măng Bun: là một loại mây song, khai thác lấy măng này là họ phải chặt cả cây, và khi lấy họ sẽ chặt lấy những cây nào mà có thể sử dụng được.

- Đùng đình lá kép: bộ phận sử dụng của loại lâm sản này là ngọn non có thể ăn được, sau khi chặt lấy ngọn nó thì không lâu cây chủ cũng bị chết.

- Mật cật lào: bộ phận sử dụng là thân non ở bên trong ( lõi thân )có thể ăn được.

Nhận xét: Qua kết quả điều tra chúng ta thấy rằng trên khu vực nghiên cứu có tiềm năng dồi dào đối với nhiều loài LSNG như: các loại măng, măng bương, Mật cật lào, Sa nhân, các loại rau rừng,…từ vùng kinh tế nghèo nhủ trên địa bàn nghiên cứu chúng ta có thể phát huy được những tiềm năng cũng như những loại LSNG trên để trở thành hàng hoá thường xuyên, từ đó có thể cải thiện cũng như nâng cao cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng tốt lên.

Nhìn chung hiện nay, người dân tại bản Na pêng vẫn còn chưa ý thức được việc khai thác tài nguyên LSNG bền vững. Nó thể hiện ở chỗ họ thường khai thác một cách triệt đề các loại LSNG , dẫn đến cạn kiệt tài nguyên rừng, làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng cũng như chính cuộc sống của họ.

+ Tình hình săn bắt động vật rừng của người dân Bản Na Pêng

Săn bắt động vật rừng là một tập quán lâu đời của các cộng đồng dân cư sống gần rừng, là hoạt động gắn bó với cuộc sống của người dân sống gần rừng nói chung và người dân Bản Na Pêng nói riêng.

Qua điều tra phỏng vấn cán bộ Phòng nông lâm nghiệp, trưởng thôn, và các hộ gia đình chúng ta biết mức độ khai thác ĐVR của người dân Bản Na Pêng được thể hiện tại bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)