Biến động tài nguyên rừng theo chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 50 - 52)

Nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh diện tích đất rừng được chia theo chức năng của năm 2000 và năm 2010. Kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng đất năm 2010 được nhóm nghiên cứu thống kê tại biểu 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu của năm 2000 được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu năm 2000

TT Chức năng Diện tích (ha) Tỷ lệ %

I. Đất lâm nghiệp 2179,62 88,4

1 Rừng bảo tồn 856,5 34,7

2 Rừng phòng hộ 235,7 9,6

3 Rừng sản xuất 1080,92 43,9

4 Rừng thiêng 6,5 0,3

II. Đất nông nghiệp 171 6,9

5 Đất sản xuất nông nghiệp 171 6,9

III. Đất phi nông nghiệp 114,13 4,6

6 Đất nghĩa địa 10,88 0,4

7 Núi đá vôi 66,75 2,7

8 Đất ở 36,5 1,5

Tổng diện tích 2464,75 100

So sánh diện tích rừng năm 2000 và diện tích rừng năm 2010 tại khu vực nghiên cứu ta thấy tổng diện tích đất rừng tại khu vực nghiên cứu không có nhiều thay đổi. Để tiện cho việc so sánh diện tích rừng phân theo chức năng của 2 năm 2000 và năm 2010. Nhóm nghiên cứu tiến hành vẽ biểu đồ so sánh diện tích đất rừng phân theo chức năng của năm 2000 và năm 2010. Kết quả được thể hiện tại biểu đồ so sánh tỷ lệ diện tích đất rừng theo chức năng của năm 2000 và năm 2010.

Hình 4.2: Biểu đồ so sánh tỷ lệ diện tích đất rừng của bản Na Pêng

Qua bảng 4.4 và biểu đồ so sánh tỷ lệ diện tích đất của bản Na Pêng ta thấy: Diện tích rừng sản xuất chiếm diện tích lớn nhất so với các diện tích đất rừng còn lại. Diện tích rừng sản xuất năm 2000 chiếm 43,9% tổng diện tích đất rừng, so với năm 2010 diện tích đất rừng sản xuất ít hơn năm 2000. Cụ thể: diện tích rừng sản xuất năm 2010 là 53,4%. Diện tích rừng sản xuất năm 2010 là hơn 1316ha, trong khi đó diện tích này của năm 2000 mới chỉ hơn 1000.

Các diện tích rừng bảo tồn, rừng phòng hộ của năm 2010 đều giảm so với năm 2000. Dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và 2000 ta thấy nguyên nhân giảm diện tích rừng phòng hộ và rừng bảo tồn là do người dân đã khai phá một phần diện tích này thành rừng sản xuất. Những phần diện tích bị chuyển đổi thường nằm gần khu vực sinh sống của người dân. Đây là điều đáng lo ngại do việc phá rừng phòng hộ sẽ làm ảnh hưởng tới việc cung cấp và điều tiết nước vốn là chức năng chính của rừng phòng hộ nơi này. Việc phá rừng phòng hộ sẽ làm giảm khả năng giữ nước và tăng nguy cơ gây xói mòn đất của khu vực. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)