Mức độ khai thác ĐVR của người dân Bản Na pêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 74)

05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La

4.12: Mức độ khai thác ĐVR của người dân Bản Na pêng

TT Các loại ĐVR Số lượng ĐVR, con/năm TB SLĐVR(con /hộ/ năm) Tỉ trọng (%) Phân cấp sách đỏ Lào Nơi săn bắt sử dụng Giá trị 1 Chuột 2696 35.47 52.95 RBT,ven rừng đồng ruộng Thực phẩm 2 Chim 1434 18.87 28.16 RBT,RSX T.phẩm 3 Nhím 6 0.08 0.12 II RBT T.phẩm 4 Têtê 7 0.09 0.14 II RBT T.phẩm 5 Đon 11 0.14 0.2 RBT T.phẩm 6 Lợn rừng 12 0.16 0.24 RBT T.phẩm 7 Mang lớn 2 0.03 0.04 II RBT T.phẩm 8 Nai 2 0.03 0.04 I RBT T.phẩm 9 Khỉ 12 0.16 0.24 II RBT T.phẩm 10 Gấu chó 1 0.01 0.02 I RBT T.phẩm 11 Sơn dương 2 0.03 0.04 I RBT T.phẩm 12 Kha nhụ (local name) 4 0.05 0.08 I RBT T.phẩm 13 Sóc 448 5.89 8.8 RBT,RSX T.phẩm 14 Đồi 189 2.49 3.7 RBT,RSX T.phẩm 15 Gà rừng 209 2.75 4.1 RBT T.phẩm 16 Gà lôi vằn 18 0.24 0.35 I RBT T.phẩm 17 Soóc bay côn đảo 5 0.07 0.1 I RBT T.phẩm 18 Rựa 24 0.32 0.47 II RBT T.phẩm 19 Cầy 5 0.07 0.1 RBT T.phẩm 20 Chà vá chân nâu 4 0.05 0.08 I RBT T.phẩm Tổng 5092 67 Số hộ tham gia 71 Tỉ trọng (%) 93,4

Qua kết quả Bảng 4.12 cho thấy: Trong tổng số 76 hộ,có hộ tham gia săn bắt ĐVR là 71 HGĐ, chiếm tỉ trọng 93,4 % . Những loại ĐVR mà họ thường bắt được bao gồm 21 loài. Trong đó có 8 loài nằm trong sách đỏ cấp I,

5 loài thuộc cấp II sách đỏ của Lào. Trong đó Kha Nhụ (Laotian rock rat), là một loại rất quý hiếm và chỉ được phát hiện tại Lào mấy năm trước đây.

Kết quả bảng 4.12 tổng số lượng cá thể các loài động vật được mà người dân bắt được là: 5092 con, Trung bình trong một năm mỗi hộ gia đình săn bắt và tiêu thụ 67 con các loại động vật. Qua bảng kết quả trên cho ta thấy rằng: những loài ĐVR mà người dân săn bắt được nhiều nhất là: chuột và chim với tỉ trọng 52,95 % và 28,16 % theo thứ tự. Đây cho thấy rằng những loại này còn rất nhiều, nhưng là loại động vật nhỏ. Song các loại động vật lớn cũng thường xuyên săn bắt được như: Lợn rừng, Mang lớn, Nai,….

- Mục đích chính của người dân trong việc săn bắt động vật rừng chủ yếu là để làm thực phẩm, sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình họ, sau rồi với số lượng dư thừa các sản phẩm kiếm được như các loại trên thì họ cũng bán để cùng chia sẻ và thưởng thức những sản phẩm tử rừng trên. Họ thường bán chia sẻ sản phẩm trên với chính người hàng xóm, dân cùng Bản. Nhìn chung thu nhập từ việc bán ĐVR này không thường xuyên và không đáng kể.

- Hình thức săn bắt động vật rừng của người dân hầu hết là dùng bẫy để bắt. Vì đây là hình thức săn bắt động vật rừng truyền thống và đây cũng là một kiến thức bản địa mang lại hiệu quả tốt trong việc săn bắt các loại ĐVR của người dân nơi đây, ngoài ra trong Bản, những hộ nào mà có súng săn thì đã được chính quyền địa phương tịch thu để hạn chế mức độ tác động và khai thác cạn kiệt của người dân đối với tài nguyên ĐVR. Ngoài ra hình thức sử dụng bẫy thuốc độc vẫn được sử dụng để bắt một số loài như: sóc, đồi,…

- Những nơi mà người dân trong Bản đi săn bắt là : rừng bảo tồn, rừng sản xuất và ven rừng đồng ruộng.

Nhận xét: Tại địa bàn chúng ta thấy rằng công tác bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và động vật rừng nói riêng chưa thực sự tốt, kết quả điều tra

cho chúng ta thấy một số loài ĐVR trong nhóm nghiêm cấm như là: Hươu, Nai, Kha nhụ, … vẫn thường xuyên bị săn bắt. Đây là mối nguy hại lớn đối với bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Tình hình săn bắt các loại thuỷ sinh:

Ngoài việc săn bắt động vật rừng, khai thác gỗ. Người dân bản Na Pêng Có một con suối bắt nguồn từ vùng thượng lưư trong rừng chảy qua bản Na Pêng còn thường ra suối mà người dân ở đây gọi là suối Pêng đánh bắt cá và khai thác thủy sản. Con suối Pêng là nguồn nước chính mà người dân dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời cũng là nguồn nước phong phú bởi các loại thuỷ sinh khác nhau như: các loại cá, cua, ếch nhái, tôm tép,… kết quả về điều tra khai thác các loại thủy sản tại khu vực nghiên cứu được thể hiện tại bảng 4.13:

Bảng 4.13: Mức độ săn bắt và tiêu thụ các loại thuỷ sinh của người dân Bản Na Pêng TT Các loại thuỷ sinh Số lượng các loại thuỷ sinh kg/năm Tỉ trọng (%) TB các loại TS kg /hộ / năm Nơi săn bắt Mục đich săn bắt Giá trị sử dụng

1 Các loại cỏ 4775 52.98 62.8 Suối Pêng,

đồng ruộng Sử dụng , Bán phẩm Thực 2 ếch, nhái 1652 18.33 21.7 SP,ĐR SD,Bán TP 3 Cua 1474 16.35 19.4 SP,ĐR SD,Bán TP 4 Lươn 294 3.26 3.9 SP,ĐR SD,Bán TP 5 ốc 489 5.43 6.4 SP,ĐR SD,Bán TP 6 Tôm, tép 173 1.92 2.3 SP,ĐR SD,Bán TP 7 Niệu(local name ) 115 1.28 1.5 SP,ĐR SD,Bán TP 8 Ba ba 41 0.45 0.5 SP SD,Bán TP Tổng 9013 118.5 Số hộ tham gia 72 Tỉ trọng(%) 94.73

Kết quả trong bảng 4.13 cho thấy: có 72 hộ tham gia săn bắt các loại thuỷ sinh, chiếm tỉ trọng 94,73 (%). Tổng khối lượng các loại thuỷ sản là: 9, 013 tấn bao gồm các loài thuỷ sinh như: các loại cá, cua, ếch nhái, lươn, ốc, tôm tép, Niệu(Local name), và ba ba,… Trung bình mỗi hộ kiếm và tiêu thụ 118,5 kg/năm. Trong đó loại thuỷ sinh mà người dân kiếm được nhiều nhất là: các loại cá với 4,775 tấn, chiếm tỉ trọng 52,98 % tổng sản lượng các loại thuỷ sinh bắt được. Sau đó là các loại ếch nhái và các loại cua với tổng số lượng: 1,652 tấn và 1,474 chiếm tỉ trọng 18,33 %, 16,35 %.

Những nơi mà người dân đi săn bắt các loại thuỷ sinh là suối Pêng và đồng ruộng trong mùa mưa. Mục đích chính của việc đi săn bắt các loại động vật trên là để làm thực phẩm, sử dụng trong gia đình, ngoài ra nếu thừa ăn thì họ sẽ bán cho những hộ khác ở trong Bản.

Về hình thức đi săn bắt các loại thuỷ sinh thì chủ yếu người dân nơi đây áp dụng phượng pháp cơ bản đó là dùng: lưới, câu và dùng tay để bắt. Về mùa săn bắt thì họ đi bắt và đánh lưới quanh năm, nhưng tập trung nhiều nhất là vào mùa mưa.

Qua nghiên cứu về tác động của người dân địa phương tới tài nguyên rừng rất lớn. Người dân sống phụ thuộc vào rừng rất lớn từ việc xây dựng nhà tới các nhu yếu phẩm hàng ngày như củi đun, thức ăn… người dân đều lấy được từ rừng. Kết quả điều tra đã chỉ ra rằng người dân địa phương có nhu cầu về sử dụng gỗ và củi rất lớn, tuy nhiên tỷ lệ lợi dụng sản phẩm thấp đã làm cho tài nguyên rừng mất đi nhiều hơn so với nhu cầu của người dân địa phương.

4.3.4. Cơ cấu tổ chức quản lý bảo vệ rừng của Bản Na Pêng

Ngày 28 tháng 1 năm 2004, chủ tịch tỉnh Khăm Muôn đó ra quyết định số 0014/CT.KM về thạnh lập rừng khu vực núi: Pêng, núi Thắm Binh, Núi Quang, Núi Lạc Đin thành rừng bảo tồn của Tỉnh.

+ Trong đó chủ tịch tỉnh cũng đã chỉ định và giao cho Sở Nông – Lâm nghiệp của Tỉnh và các bên chức năng của Huyện cùng nhau tổ chức và thực hiện những mục tiêu đề ra.

+ Đây là rừng bảo tồn của tỉnh có diện tích 12.000 ha, và nằm trong lãnh thổ của 9 Bản. Vậy để làm cho công tác quản lý bảo vệ rừng đạt kết quả tốt nhất, chính quyền huyện đã phân và giao rừng cho 9 Bản trên để người dân cùng nhau tham gia và có trách nhiệm trong việc quản lý bảo vệ rừng.

+ Để thực hiện mục tiêu trên, huyện đó tổ chức cuộc họp để cùng nhau thảo luận, có sự tham gia của các bên như: Phòng Nông – Lâm của huyện và các trưởng thôn và một số người trong hội đồng quản lý Bản của 9 Bản có lãnh địa trong rừng Bảo tồn, với mục đích là:

• Phân vùng ranh giới quản lý rừng bảo tồn giữa các Bản trên

• Bầu chọn lấy một số người bao gồm: trưởng thôn, những người trong hội đồng quản lý Bản để thạnh lập thạnh ban quản lý rừng bảo tồn cấp Bản trong 9 Bản trên.

• Thành lập những nội quy, quy chế trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Sau khi bầu chọn ra được uỷ ban quản lý rừng bảo tồn cấp Bản, chủ tịch huyện là người ký quyết định xác nhận thạnh lập uỷ ban quản lý rừng cấp Bản và ra quyết định thạnh lập những nội quy, quy chế về quản lý rừng bảo tồn trên qua sự thảo luận của các bên liên quan như đó nêu trên.

4.3.4.1. Những nội quy, quy chế về quản lý bảo vệ rừng của Bản.

Để làm cho công tác quản lý đất đai và quản lý tài nguyên rừng của Bản thực hiện được đúng và tốt theo mục tiêu đề ra và kết hợp hài hoà với đường lối và chính sách của Đảng nhằm củng cố công tác quản lý bảo vệ rừng và nâng cao đời sống của người dân ngày càng tốt hơn. Vậy các bên chức năng bao gồm: Sở Nông – Lâm nghiệp tỉnh, Phòng Nông – Lâm nghiệp huyện Bua la Pha và hội đồng quản lý bảo vệ rừng của Bản cùng với người

dân trong Bản đó đồng ý và thống nhất về việc đề ra những nội quy và quy chế Quản lý của Bản Na Pêng như sau:

+ Những nội quy về quản lý và sử dụng tài nguyên rừng.

1. Cấm săn bắt động vậ rừng trong mùa mưa và mùa Khẩu Phăn Sá(từ 1 tháng 5 đến 31 tháng 10 dương lịch hạng năm).

2. Cấm người dân trong Bản hoặc người Bản nào sắn bắt động vật trong khu vực rừng bảo tồn.

3. Cấm săn bắt động vật rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như: voi rừng, gấu, hươu, bò rừng, bò tót, sao la và những loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác.

4. Cấm sử dụng các loại vũ khí mang tính chất hủy diện săn bắt các loại thuỷ sinh và các loại động vật chất mang tính huỷ diệt cao như: thuốc nổ, chất độc và vân vân,...

5. Cấm tạo ra ô nhiễm môi trường trong vùng đầu nguồn.

6. Cấm khai thác gỗ và đốt rừng bừa bãi, nếu hộ gia đình nào cần gỗ để xây nhà phải được sự cho phép của các bên chức năng mới được khai thác gỗ theo loại gỗ và trữ lượng được phép. Trước khi phát nương hoặc sử dụng lửa để đốt cỏ để canh tác công phải được sự cho phép của các bên chức năng.

7. Cấm khai thác lâm sản ngoài gỗ theo cách bừa bói không bền vững. 8 Cấm chặt, phát rừng làm nương rẫy.

9 Cấm khoanh đất rừng bừa bói để xây nhà hoặc bón mà không được sự cho phép của các bên chức năng.

Cách sử lý đối với những người vi phạm quy chế trên:

- Trong trường hợp vi phạm những nội quy trên, là giao đối tượng cho hội đông QLBVR Bản cùng với Trưởng Bản xem xét và tiến hạnh vu việc hoặc phạt theo mức độ hợp lý.

- Trong trường hợp nặng thì giao cho Phòng Nông – Lâm nghiệp của Huyện là người xem xét xử lý.

- Về xử lý vi phạm khai thác gỗ và tài nguyên khác bừa bãi:

• Lần đầu tiên cảnh cáo và giáo dục đồng thời tịch thu hiện vật. • Lần thứ 2 cầm giữ hiện vật và xử phạt theo giá trị thực tế .

• Lần thứ 3 cầm giữ hiện vật và xử phạt cáp đôi theo giá trị thực tế.

- Trường hợp khai thác LSNG theo hinh thức khai thác triệt phá công bị xử lý theo mức hình phạt trên.

- Trường hợp phát rừng làm nương làm rẫy hoặc khoanh đất rừng bừa bãi làm thiệt hại rừng sẽ bị phạt như sau:

• Lần đầu tiên phạt, tính theo diện tích rừng bị phá hoại, 1 ha = 200,000 kíp • Lần đầu tiên phạt, tính theo diện tích rừng bị phá hoại, 1 ha = 300,000 kíp • Lần đầu tiên phạt, tính theo diện tích rừng bị phá hoại, 1 ha = 500,000 kíp. - Trường hợp săn bắt động vật rừng không đúng theo phép luật cho phép trên , nếu có giá trị trên 50.000 kíp:

• Lần đầu tiên và lần thứ 2 sẽ bị phạt cấp đôi giá grị thực tế ĐVR đó trên địa bàn. Đồng thời tịch thu hiện vật.

• Lần thứ 3 sẽ bị phạt sẽ bị phạt cấp đôi giá trị thực tế ĐVR đó trên địa bàn. Đồng thời tịch thu hiện vật, sau đó giao người sai phạm cho Huyện xử lý.

Có thể nói, hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng tại bản Na Pêng tương đối đầy đủ và chi tiết. Các luật lệ được đưa ra đều rõ ràng và không bị trồng chéo với nhau. Tuy nhiên do sự tuyên truyền và phổ biến luật lệ cho người dân trong bản chưa được chú trọng và triển khai nên số người biết về luật bảo vệ rừng và môi trường tại khu vực nghiên cứu còn rất ít. Đây chính là một trong những nguyên nhân của nạn phá rừng tại khu vực.

4.3.4.2. Những hoạt động có sự tham gia của người dân trong công tác QLBVR.

Thông qua phương pháp kế thừa số liệu từ các cơ quan liên quan: Huyện và các phòng quản lý rừng bảo tồn trên địa bàn đã cho chúng ta biết được những hoạt động có sự tham gia của người dân trong công tác QLBVR như sau:

1. Tham gia phân chia ranh giới giữa Bản với Bản công như phân chia ranh giới rừng để quản lý bảo vệ.

2. Tham gia thảo luận để xây dựng những luật lệ công như các nội quy sử dụng tài nguyên rừng trong vùng.

3. Tuyên truyền những luật lệ về sử dụng tài nguyên rừng trong khu vực. 4. Tuần tra rừng và ranh giới của rừng bảo tồn trong lĩnh vực của Bản. 5. Đóng cột mốc đánh dấu biên giới của rừng bảo tồn.

6. Tham gia điều tra đa dạng sinh học trong rừng bảo tồn.

7. Tham gia nghe tuyên truyền giáo dục, xây dựng ý thức về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên rừng và được nhận những sản phẩm tuyên truyền như: bài báo, tạp chí và biển quảng cáo vân vân,….

8. Tham gia trồng rừng trong rừng bảo tồn. 9. Tham gia công tác phòng cháy chữa cháy.

10. Tham gia giao lưu và học hỏi rút kinh nghiệm với các bộ phận khác. 11. Tham gia hoạt động xúc tiến phát triển du lịch sinh thái.

12. Người dân được cung cấp thông tin 13. Người dân được nghe về các quyết định.

14. Người được đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các luật lệ trong việc sử dụng rừng của Bản.

15. Người dân không có quyền đóng góp ý kiến về việc xây dựng quyết định nào đó.

16. Người dân không có quyền phủ quyết về quyết định nào đó.

Qua phương pháp phỏng vấn cán bộ huyện, cán bộ Bản và cán bộ lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu và thông qua cuộc thảo luận nhóm, nhìn chung những người dân trong Bản đều tham gia đầy đủ những hoạt động trên như là một nghĩa vụ của họ nhưng lợi ích mà họ được hưởng từ những hoạt động trên còn ít, cho nên nhìn chung tinh thần tự nguyện của người dân trong việc tham gia quản lý bảo vệ rừng chưa cao.

4.3.4.3. Những quyền lợi và điêù được hưởng của người dân khi tham gia bảo vệ rừng.

- Có thể khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ một cách bền vững.

- Có thể săn bắt động vật rừng nhóm không bị đe doạ tuyệt chủng cấp 1 và cấp 2 để làm thức ăn và sử dụng trong gia đình theo mùa được cho phép ( Từ 1 tháng 11 đến ngày 30 tháng 4 dương lịch hàng năm).

- Những cá nhân có công lao góp phần trong công tác bảo vệ và ngăn chặn được những hành động xấu gây thiệt hại cho tài nguyên rừng như: đốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)