Một số đề xuất cụ thể về công tác tổ chức quản lý bảo vệ rừng dựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 91)

vào người dân tại khu vực nghiên cứu

4.4.4.1 Xây dựng Quy ước bảo vệ phát triển rừng

Bản quy ước bảo vệ phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu được hiểu như một hương ước. Trong quá trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu nhận thấy

tại khu vực nghiên cứu mặc dù đã có những bản hương ước của làng, tuy nhiên đây là những hương ước được xây dựng dựa trên chủ trương của đảng và nhà nước Lào, người soạn thảo chỉ là trưởng bản mà chưa có sự tham gia của người dân trong bản. Trong quá trình phổ biến hương ước không có sự hưởng ứng và tham gia của người dân nên hiệu quả của hương ước này chưa cao. Để công tác quản lý rừng được tốt hơn nữa, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng cho riêng khu vực nghiên cứu với các phần sau:

Phần 1: Những việc phải làm

1. Mọi người dân trong bản phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ và phát triển rừng của thôn như sau:

- Thành lập Tổ Quản lý bảo vệ rừng dưới sự chỉ đạo của Ban quản lý rừng thôn, có trách nhiệm thường xuyên tuần tra, quản lý bảo vệ diện tích rừng của thôn.

- Người xin khai thác gỗ làm nhà, gỗ gia dụng phải làm đơn được cộng đồng nhất trí được phê duyệt và phải nộp vào quỹ của cộng đồng theo quy định: 500 kíp đối với 1m3 gỗ nhóm 1,2 nộp 200 kíp đối với 1 m3 gỗ nhóm 3, 4 và 100 kíp đối với 1m3 gỗ nhóm 5, 6.

- Khi khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, khoanh nuôi bảo vệ rừng phải theo đúng kế hoạch, quy định kỹ thuật đã được cộng đồng xây dựng. Khai thác gỗ xong phải dọn vệ sinh rừng theo quy định.

- Mọi người dân trong thôn tích cực tham gia bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng do đội chữa cháy rừng cộng đồng thôn tổ chức, (theo phương châm 4 tại chỗ). Khi phát hiện cháy rừng phải báo ngay cho Ban quản lý rừng huy động lực lượng chữa cháy rừng.

- Làm nương rẫy phải đúng theo quy hoạch của cộng đồng; Trước khi xử lý thực bì, đốt nương làm rẫy phải làm đường ranh cản lửa; phải báo cáo với Ban quản lý rừng để có phương án phòng chống cháy rừng.

- Chăn nuôi phải có chuồng trại, có người chăn dắt gia súc; chăn thả đúng nơi quy định.

2. Phát hiện và tố giác các đối tượng (trong và ngoài cộng đồng ) khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, tham gia bắt giữ đối tượng giao cho thôn và cơ quan chức năng xử lý.

3. Các hộ gia đình phải đóng góp ngày công lao động trong việc bảo vệ và phát triển rừng khi có yêu cầu của cộng đồng. Nếu hộ nào không tham gia lao động thì phải nộp tiền, số tiền do cộng đồng quy định.

4. Nghiêm túc thực hiện các hình thức xử lý của cộng động.

Phần 2: Những việc được làm

1. Được tham gia các họat động bảo vệ và phát triển rừng do cộng đồng tổ chức.

2. Được quyền viết đơn xin khai thác gỗ làm nhà, làm đồ gia dụng trong gia đình; được khai thác củi, lâm sản ngoài gỗ theo quy định.

3. Được quyền phê bình, tố giác các đối tượng vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

4. Được chăn nuôi gia súc dưới tán rừng theo đúng quy định.

5. Được bẫy bắt các động vật phá hoại mùa màng (trừ các loại động vật cấm).

6. Được làm nương theo quy hoạch; được trồng các loài cây theo địa hình, đất đai.

Phần 3: Những việc khuyến khích làm

1. Khuyến khích các hộ ứng dụng khoa học kỹ thuật tạo các mô hình về trồng cây bản địa, cây đặc sản, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng để các hộ trong thôn học tập kinh nghiệm.

2. Khuyến khích các thành viên trong cộng đồng phát hiện các hành vi vi phạm quy ước bảo vệ và phát triển rừng; phòng cháy chữa cháy rừng.

Phần 4: Những việc không được làm

1. Không được khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép gỗ và các loại lâm sản khác.

2. Không được khai thác các loài cây cấm và các điểm khai thác ảnh hưởng đến nguồn nước của cộng đồng.

3. Không được khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ không đúng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng đã được duyệt, vượt quá khối lượng cho phép, không đúng thiết kế; không được mua bán gỗ và lâm sản ngoài gỗ chưa có sự đồng ý của cộng đồng và xã theo quy ước.

4. Không được săn bắn, bắt bẫy, sử dụng trái phép các loại động vật hoang dã đã quy định cấm.

5. Không được nổ mìn, dùng điện, đánh bả thuốc… để bắt các loài thủy sản

6. Không được nổ mìn khai thác đá, đào bới gây sạt lở làm hủy hoại đất đai.

7. Không được đốt phá rừng làm nương rẫy, đốt than dưới mọi hình thức.

8. Không dùng lửa tùy tiện trong rừng, đốt tổ ong, đốt cây lấy củi, rà phá phế liệu chiến tranh trong rừng.

9. Không được đốt thực bì làm rãy vào thời gian khô nóng cao điểm và chưa có sự đồng ý của chính quyền địa phương.

10. Không được lấn chiếm đất rừng trái phép, xâm chiếm đất đai của nhau. 11. Không được chăn thả gia súc phá hoại rừng phục hồi theo quy định.

Phần 5: Quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng và người dân

2. Được hưởng những sản phẩm trung gian trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng.

3. Được thôn xác nhận đơn xin khai thác gỗ làm nhà; gỗ gia dụng theo kế hoạch đối với những hộ đã thực hiện đầy đủ các quy định của cộng đồng trong quy ước này,theo thứ tự ưu tiên như sau:

3.1. Về đối tượng:

a. Tập thể: ưu tiên cho các công trình phục vụ lợi ích của cộng đồng như: dụng cụ sản xuất nông nghiệp; thuỷ lợi; xây dựng, sửa chữa nhà mẫu giáo… b. Hộ gia đình trong cộng đồng: ưu tiên các hộ sau:

+ Hộ gia đình chính sách đang gặp khó khăn về nhà ở, và đồ dùng thiết yếu. + Hộ gia đình nghèo nhưng có công trong việc Bảo vệ và phát triển rừng được nhân dân trong cộng đồng bầu chọn.

3.2. Về mục đích sử dụng :

- Gỗ phục vụ sản xuất và phúc lợi công cộng, - Gỗ làm nhà, bếp, gỗ phục vụ gia dụng 3.3 Về trích nộp quỹ cộng đồng:

- Đối với tập thể: miễn nộp tiền vào quỹ

- Đối với hộ gia đình: sau khi khai thác gỗ xong, Ban quản lý rừng cộng đồng nghiệm thu, hộ gia đình nộp tiền vào quỹ của cộng đồng theo quy định tại khoản 1 mục I của quy ước này.

4. Lấy củi khô và lâm sản ngoài gỗ

Ban quản lý rừng cộng đồng thông báo mỗi tháng một tuần cho các hộ gia đình được vào rừng lấy củi khô và lâm sản ngoài gỗ.

- Trong tuần thông báo của Ban quản lý rừng cộng đồng, tùy theo nhu cầu và nhân lực của hộ, mỗi hộ được vào rừng 3 ngày để lấy củi khô.

- Trong tuần thông báo của Ban quản lý rừng cộng đồng, tùy theo nhu cầu và nhân lực của hộ, mỗi hộ được vào rừng 2 ngày để lấy lâm sản ngoài gỗ

và được bán cho những người thu mua, nhưng phải nộp cho quỹ của cộng đồng 2% giá trị tiền bán lâm sản ngoài gỗ theo giá thị trường tại thời điểm.

5. Chia sẻ lợi ích chung của cộng đồng

Trong tổng lợi ích của cộng đồng thu từ khai thác, các nguồn thu khác được phân bổ tỷ lệ như sau:

- Trích nộp ngân sách xã: 3%

- Trích cho Ban quản lý rừng thôn: 5%

- Trích bồi dưỡng cho tổ Quản lý bảo vệ rừng thôn: 25% - Trích cho quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thôn: 15% - Chia đều cho các hộ thành viên trong thôn: 52%. 6. Các lợi ích khác

- Được hưởng tiền công khi tham gia chữa cháy rừng

- Được hưởng tiền công khi tham gia bảo vệ rừng (trong 25% tại khoản 5 của mục V của quy ước này)

- Được hưởng tiền khi phát hiện các vụ vi phạm quy ước.

- Nếu không may có trường hợp gặp rủi ro trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng được cộng đồng hỗ trợ 100% (nếu quỹ cộng đồng không đủ, cộng đồng kêu gọi sự giúp đỡ của các cấp, các ngành và nhân dân trong cộng đồng cho những hộ gia đình đó).

Phần 6. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban quản lý rừng

1. Nhiệm kỳ của Ban quản lý rừng cộng đồng là: 2,5 năm 2. Trách nhiệm của Ban quản lý rừng cộng đồng:

- Hướng dẫn, chỉ đạo các hộ gia đình thực hiện quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo phương án giao rừng, kế hoạch quản lý rừng cộng đồng và quy ước này đã được phê duyệt và công nhận; quản lý và sử dụng quỹ của cộng đồng theo đúng quy định.

- Tổ chức hòa giải, thuyết phục các trường hợp tranh chấp, các đối tượng vi phạm quy ước

3. Quyền hạn của Ban quản lý rừng cộng đồng:

- Tổ chức dịch vụ khai thác rừng. Việc thu tiền khi khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ được hội nghị toàn thôn thông qua.

- Được quyền lập quỹ của thôn từ nguồn thu dịch vụ khai thác, tiền đầu tư của dự án, tiền bồi thường các vi phạm quy ước, nguồn đóng góp của nhân dân, các nguồn tiền thưởng, tiền do ngân sách Nhà nước. Việc trích nộp và chi nguồn quỹ phải được trên 50% số đại diện các hộ trong cộng đồng đồng ý, có sự kiểm tra giám sát của UBND xã phê duyệt.

- Tổ chức ngăn chặn, lập biên bản các đối tượng vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng nói riêng và pháp luật nói chung, báo cáo và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Được quyền xét duyệt cho các hộ gia đình khai thác, sử dụng lâm sản. - Yêu cầu người vi phạm phải bồi thường bằng công lao động và giá trị thiệt hại theo mức độ thiệt hại.

- Tổ chức cuộc họp cộng đồng định kỳ 1 tháng 1 lần hoặc đột xuất và vào tháng 6 và tháng 12 tổ chức họp cộng đồng để đánh giá tình hình quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, quản lý và sử dụng quỹ của cộng đồng xét khen thưởng và kiểm điểm các vi phạm quy ước.

Phần 7. Khen thưởng và bồi thường

1. Khen thưởng

Hộ gia đình thực hiện tốt quy ước bảo vệ và phát triển rừng, ngoài sự biểu dương của thôn, còn được đề nghị Nhà nước khen thưởng thành tích, được ưu tiên giải quyết các nhu cầu về gỗ và lâm sản. Cá nhân nào có thành tích trong việc bảo vệ rừng, ngăn chặn bắt giữ lâm sản thì đề nghị hạt kiểm lâm trích thưởng theo vụ việc.

2. Quy định bồi thường.

Hộ gia đình, cá nhân vi phạm các quy định trong quy ước, tuỳ theo mức độ bị thôn xử lý theo các hình thức sau:

2.1. Đối với vi phạm các quy định chung của quy ước a. Đối với người trong cộng đồng:

+ Lần 1: Kiểm điểm trước cộng đồng

+ Tiếp tục vi phạm sẽ không được xét nhu cầu sử dụng gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ 1 đến 3 năm tuỳ theo mức độ vi phạm.

b. Đối với người ngoài cộng động : vi phạm thì tịch thu tang vật, phương tiện lập biên bản đề nghị UBND xã và cơ quan chức năng xử lý. Ngoài ra còn phải bồi thưòng tiền gấp 2 lần giá trị lâm sản theo giá thị trường.

2.2. Khai thác gỗ vượt khối lượng, không đúng địa điểm và thiết kế bài cây a. Đối với người trong cộng đồng:

- Lần 1: Kiểm điểm, thu hồi khối lượng vượt

- Lần 2: Thu tang vật, phương tiện báo cáo cơ quan chức năng xử lý; tuỳ theo mức độ vi phạm Ban quản lý rừng xét hoặc không xét nhu cầu khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ 3 đến 5 năm

b. Đối với người ngoài cộng đồng thực hiện như mục b, mục 2.1.

2.3. Đốt lửa gây cháy rừng, lấn chiếm rừng làm nương, chăn thả phá hoại rừng.

+ Lần 1: Kiểm điểm, bồi thường thiệt hại mức giá trị tương đương mức thiệt hại theo giá thoả thuận của cộng đồng

+ Lần 2: Bồi thường thiệt hại theo giá thị trường theo mức thiệt hại và không được xét nhu cầu gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong 1-3 năm.

2.4. Đối với vi phạm săn bắn, bẫy động vật hoang dã sai quy định: a. Đối với người trong cộng đồng

+ Lần 2: Ngoài việc tịch thu tiền bán động vật, còn phải bồi thường gấp 2 lần giá trị động vật đã bán và không được hưởng quyền lợi gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ 1-3 năm.

b. Đối với người ngoài cộng đồng

Ngoài việc xử lý theo quy định của Nhà nước, còn phải bồi thường thiệt hại cho cộng đồng từ 2 lần giá trị động vật hoang dã ( theo giá thị trường)

2.5. Những quy định về thu từ khoản bồi thường như sau:

+ Chi 20% cho người phát hiện

+ Chi 30% cho người tham gia bắt và giải quyết + 50% nộp quỹ cộng đồng.

2.6. Các hộ không tham gia các hoạt động mà cộng đồng huy động (không có lý do chính đáng) thì không được hưởng lợi ích từ quỹ của cộng đồng.

4.4.4.2. Xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn.

Thành lập ban quản lý quỹ thôn và tổ kiểm soát quỹ

Việc xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của cộng đồng dân cư thôn xuất phát từ nhu cầu muốn quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn do chương trình tài trợ, huy động được các nguồn vốn khác ở trong và ngoài cồng đồng đồng thời có sự đóng góp công bằng của các thành viên trong cộng đồng. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng do chính người dân cộng đồng đó thành lập và quản lý công khai thông qua các cuộc họp thôn. Mục đích chủ yếu là phục vụ cộng đồng thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng.

Cần thành lập một ban quản lý quỹ thôn và Tổ kiểm soát quỹ để theo dõi và ghi chép toàn bộ những hoạt động thu chi của quỹ thôn và định kỳ báo cáo trước toàn thể nhân dân trong các cuộc họp thôn.

(1) Nhiệm vụ của ban quản lý quỹ bản

a) Dự thảo quy chế quản lý Quỹ gồm:

Các nguồn thu, các khoản được phép chi, trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên cộng đồng trong việc đóng góp, xây dựng và sử dụng quỹ, trách nhiệm của ban quản lý quỹ, cơ chế hoạt động, định mức các khoản chi, tổ chức quỹ tín dụng quay vòng.

b) Lập kế hoạch hoạt động hàng năm của quỹ

- Xác định các hoạt động cần phải thực hiện trong kế hoạch đề ra, xác định mức chi cho từng hoạt động và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

- Xác định nguồn vốn hiện có và các nguồn có khả năng thu trong năm. - Cân đối thu chi, từ đó chọn lựa các hoạt động chính thức để đưa vào kế hoạch.

c) Trình bày tại cuộc họp thôn và thông qua quy chế quản lý quỹ, kế hoạch thu chi trước cộng đồng.

- Lập sổ sách ghi chép biên bản họp và Số theo dõi thu chi quỹ rõ ràng. - Định kỳ báo cáo thu, chi trước cộng đồng (hàng tháng hay hàng quý và hàng năm).

- Phải chịu sự kiểm tra giám sát của tổ kiểm soát quỹ, trưởng thôn và chính quyền huyện.

(2)Nhiệm vụ của Tổ kiểm soát Quỹ thôn

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý quỹ đối với các thành viên ban quản lý quỹ

- Kiểm tra việc người nhận hỗ trợ của quỹ có sử dụng nguồn hỗ trợ đúng mục đích và có hiệu quả không

- Báo cáo trước cuộc họp thôn về tình hình thực hiện quy chế quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)