05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La
4.1: Diện tích và trạng thái rừng
tại khu vực nghiên cứu năm 2010
TT Trạng thái rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ %
Phân theo chức năng Rừng bảo tồn Rừng sản xuất Rừng phòng hộ 1 Rừng giàu 573,7 26,4 350,9 188,1 34,7 2 Rừng trung bình 579,6 26,7 287,6 285,5 6,5 3 Rừng nghèo 205,7 9,5 175,5 30,4 0 4 Rừng trồng 800,5 36,8 0 800,5 0 5 Rừng tre nứa 12,4 0,6 0 12,4 0 Tổng cộng 2172,1 100 814,00 1316,9 41,2
Tổng diện tích đất có rừng tại khu vực nghiên cứu là 2172,12ha trong đó diện tích rừng trồng chiếm 36,8%. Diện tích rừng phân theo chức năng diện tích rừng sản xuất lớn nhất: 1316,9ha chiếm hơn 60% diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu trong đó diện tích rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng, với các loại cây trồng là Keo, Lát hoa, Bạch đàn.
Diện tích rừng giàu và rừng trung bình tại khu vực nghiên cứu còn tương đối lớn. Tổng diện tích của 2 trạng thái chiếm trên 50% diện tích rừng
tại khu vực nghiên cứu. Điều này cho thấy tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu còn tương đối giàu và có giá trị về kinh tế lớn. Trong rừng trung bình và rừng giàu còn nhiều loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên do nhu cầu của cuộc sống nhiều người dân đã vào rừng khai thác gỗ trái phép khiến cho diện tích cũng như trữ lượng rừng giàu và rừng trung bình tại khu vực nghiên cứu đang giảm đi một cách nhanh chóng. Trong khi đó các nhà chức trách và cán bộ kiểm lâm chưa có giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn vấn nạn này. Điều này chứng tỏ cần có một biện pháp quản lý rừng mới nhằm ngăn chặn nạn khai thác gỗ trái phép tại đây.
Rừng chiếm diện tích lớn so với diện tích đất tại khu vực nghiên cứu (diện tích rừng chiếm 88,1% tổng diện tích tự nhiên của bản) nên có thể khẳng định rằng việc người dân sống dựa vào rừng là điều tất yếu. Tại khu vực nghiên cứu diện tích rừng trồng chiếm hơn 1/3 diện tích rừng cho thấy người dân đã có ý thức trồng rừng, kinh doanh rừng. Tuy nhiên với vị trí là bản trong khu bảo tồn thiên nhiên việc trồng rừng này cần phải có quy hoạch và được sự đồng ý của ban quản lý khu bảo tồn. Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu, một số diện tích rừng trồng là do người dân đã phá một phần diện tích rừng phòng hộ gần bản để trồng rừng Keo.
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng năm 2010
- Trên bản đồnhư hình 4.1, đây là bản đồ hiện trạng tại khu vực nghiên cứu năm 2010, thông qua phương pháp kế thừa số liệu đề tài đã được đơn vị chức năng tại khu vực nghiên cứư cấp bản đồ hiện trạng trên.
4.1.2. Tổ thành và cấu trúc rừng
Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài thực vật trong quần xã. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, nó cho biết số loài cây và tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành của một lâm phần rừng nói lên toàn bộ giá trị của lâm phần.
Trong lâm học, để biểu thị tổ thành rừng người ta thường sử dụng dưới dạng công thức tổ thành. Về bản chất công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ qua lại giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh.
Để nghiên cứu về tổ thành và cấu trúc loài tại bản Na Pêng nhóm nghiên cứu đã tiến hành lập 13 OTC trên các trạng thái rừng. Kết quả nghiên cứu về tổ thành loài cây trọng 13 OTC tiến hành ngiên cứu được tổng hợp vào bảng sau: