Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu năm 2000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 51 - 60)

05: Tổ chức quản lý rừng và đất Lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Bua La

4.4: Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu năm 2000

TT Chức năng Diện tích (ha) Tỷ lệ %

I. Đất lâm nghiệp 2179,62 88,4

1 Rừng bảo tồn 856,5 34,7

2 Rừng phòng hộ 235,7 9,6

3 Rừng sản xuất 1080,92 43,9

4 Rừng thiêng 6,5 0,3

II. Đất nông nghiệp 171 6,9

5 Đất sản xuất nông nghiệp 171 6,9

III. Đất phi nông nghiệp 114,13 4,6

6 Đất nghĩa địa 10,88 0,4

7 Núi đá vôi 66,75 2,7

8 Đất ở 36,5 1,5

Tổng diện tích 2464,75 100

So sánh diện tích rừng năm 2000 và diện tích rừng năm 2010 tại khu vực nghiên cứu ta thấy tổng diện tích đất rừng tại khu vực nghiên cứu không có nhiều thay đổi. Để tiện cho việc so sánh diện tích rừng phân theo chức năng của 2 năm 2000 và năm 2010. Nhóm nghiên cứu tiến hành vẽ biểu đồ so sánh diện tích đất rừng phân theo chức năng của năm 2000 và năm 2010. Kết quả được thể hiện tại biểu đồ so sánh tỷ lệ diện tích đất rừng theo chức năng của năm 2000 và năm 2010.

Hình 4.2: Biểu đồ so sánh tỷ lệ diện tích đất rừng của bản Na Pêng

Qua bảng 4.4 và biểu đồ so sánh tỷ lệ diện tích đất của bản Na Pêng ta thấy: Diện tích rừng sản xuất chiếm diện tích lớn nhất so với các diện tích đất rừng còn lại. Diện tích rừng sản xuất năm 2000 chiếm 43,9% tổng diện tích đất rừng, so với năm 2010 diện tích đất rừng sản xuất ít hơn năm 2000. Cụ thể: diện tích rừng sản xuất năm 2010 là 53,4%. Diện tích rừng sản xuất năm 2010 là hơn 1316ha, trong khi đó diện tích này của năm 2000 mới chỉ hơn 1000.

Các diện tích rừng bảo tồn, rừng phòng hộ của năm 2010 đều giảm so với năm 2000. Dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và 2000 ta thấy nguyên nhân giảm diện tích rừng phòng hộ và rừng bảo tồn là do người dân đã khai phá một phần diện tích này thành rừng sản xuất. Những phần diện tích bị chuyển đổi thường nằm gần khu vực sinh sống của người dân. Đây là điều đáng lo ngại do việc phá rừng phòng hộ sẽ làm ảnh hưởng tới việc cung cấp và điều tiết nước vốn là chức năng chính của rừng phòng hộ nơi này. Việc phá rừng phòng hộ sẽ làm giảm khả năng giữ nước và tăng nguy cơ gây xói mòn đất của khu vực. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

4.2.2. Biến động tài nguyên rừng theo hiện trạng

Trong quá trình điều tra về hiện trạng rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập bản đồ hiện trạng rừng

của các năm trước nhằm so sánh hiện trạng của các năm trước với thời điểm hiện tại. Kết quả, nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh hiện trạng của rừng khu vực nghiên cứu năm 2010 với trạng thái rừng năm 2000. Trạng thái rừng của khu vực nghiên cứu được thể hiện tại bản đồ hiện trạng rừng năm 2000.

Hình 4.3: Bản đồ hiện trạng rừng năm 2000

- Trên bản đồ như hình 4.3, đây là bản đồ hiện trạng tại khu vực nghiên cứu năm 2000, thông qua phương pháp kế thừa số liệu đề tài đã được đơn vị chức năng tại khu vực nghiên cứư cấp bản đồ hiện trạng trên.

Kết quả về điều tra hiện trạng rừng năm 2010 được thể hiện tại bảng 4.1 trong phần “trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu”. Kết quả điều tra về hiện trạng rừng năm 2000 được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 4.5: Diện tích và trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2000 tại khu vực nghiên cứu năm 2000

TT Trạng thái rừng Diện tích

Tỷ lệ %

Phân theo chức năng

Rừng bảo tồn Rừng sản xuất Rừng phòng hộ 1 Rừng giàu 1244,9 57,1 648,7 360,3 235,7 2 Rừng trung bình 469,3 21,5 177,3 285,5 6,5 3 Rừng nghèo 32,9 1,5 30,3 2,5 0 4 Rừng trồng 432,5 19,8 0 432,5 0 5 Rừng tre nứa 0,00 0 0 0 0 Tổng cộng 2179,6 100 856,3 1080,8 242,2

Kết quả trên bảng 4.5 là kết quả thông qua phương pháp kế thừa số liệu từ tài liệu [45][46].

So sánh bảng 4.5 là diện tích và trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2000 với bảng 4.1 là diện tích và trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2010 ta có thể nhận thấy rằng: diện tích rừng trong 2 năm so sánh không có sự biến động nhiều, diện tích rừng năm 2000 là 2179,6ha trong khi diện tích rừng năm 2010 là 2172,1ha, như vậy diện tích rừng năm 2010 giảm 7,5ha so với năm 2000.

Mặc dù tổng diện tích rừng không có sự thay đổi, tuy nhiên xét chi tiết và tính theo từng trạng thái rừng ta thấy trạng thái rừng có nhiều sự thay đổi đáng kể. Để minh chứng cho điều này, đề tài tiến hành vẽ biểu đồ so sánh diện tích rừng theo các trạng thái giữa năm 2000 và năm 2010. Kết quả được

thể hiện tại biểu đồ về tỷ lệ phần trăm diện tích rừng theo các trạng thái của năm 2000 và năm 2010:

Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm diện tích rừng theo các trạng

Dựa vào biểu đồ và bảng 4.4 ta thấy: Diện tích rừng giàu và rừng trung bình năm 2010 giảm so với năm 2000. Năm 2000 diện tích rừng giàu chiếm tới 57,1% tổng diện tích rừng trong khi đến năm 2010 diện tích rừng này chỉ còn 26,4% như vậy trong vòng 10 năm diện tích rừng giàu giảm đi gần. Diện tích rừng trung bình tăng từ 21,5% năm 2000 lên 26,7% năm 2010.

Diện tích rừng nghèo và rừng trồng tăng, diện tích rừng trồng đã tăng gấp đôi so với năm 2000, diện tích rừng nghèo năm là 30,31ha trong khi đó diện tích rừng này vào năm 2010 là 175,51ha. Tăng gần 8 lần so với năm 2000. Tính trung bình diện tích này mỗi năm tăng thêm khoảng 14,5ha.

Trong năm 2000 hiện trạng rừng tại bản Na Pêng không có rừng tre nứa. Tuy nhiên đến năm 2010 tại bản đã có khoảng 12ha rừng tre nứa. Đây là hậu quả của việc khai thác rừng quá mức làm cho rừng bị kiệt quệ và kết quả

là rừng tự nhiên bị tre nứa xâm lấn. Mặc dù vậy, người dân tại bản đã cải tạo rừng tre nứa này và hiện nay rừng tre nứa cũng đã có thu nhập thường xuyên cho người dân tại bản.

Có thể nói rằng việc giữ được đất rừng là rất quan trọng, tuy nhiên việc giữ nguyên được giá trị và hiện trạng rừng còn quan trọng hơn rất nhiều. Qua việc so sánh diện tích rừng năm 2000 và năm 2010 của khu vực nghiên cứu ta nhận thấy rằng trạng thái rừng tại khu vực này đang thay đổi theo chiều diễn biến xấu đi, phần diện tích rừng giàu với nhiều loài cây gỗ giá trị bị thu hẹp dần và thay vào đó là những phần diện tích của những trạng thái rừng có trữ lượng thấp ít có cây gỗ quý giá trị kinh tế cao.

Nguyên nhân của việc thay đổi trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là do sự khai thác quá mức tài nguyên rừng của người dân.

4.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến công tác bảo vệ rừng rừng

4.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

4.3.1.1. Thuận lợi

- Bản Na Pêng với lợi thế tiềm năng về đất đai, có tổng diện tích tự nhiên 2464,7 ha, diện tích đất có rừng có 2172,1 ha, đất có độ phì ở mức trung bình đến khá. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, có hai mùa rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi cho rừng tự nhiên phục hồi và phát triển.

- Tài nguyên rừng trên địa bàn bản Na Pêng cũng như vùng lân cận trong khu rừng bảo tồn, đa dạng về thực vật, phong phú về động vật, có khả năng thu hút dự án đầu tự phát triển Lâm nghiệp, do đó công tác QLBVR ngày càng được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và phát huy khả năng bảo vệ môi trường trên địa bàn.

4.3.1.2. Khó khăn

- Diện tích rừng chủ yếu phân bố ở vùng sâu vùng xa, đường đi lại khó khăn, địa hình phức tạp, do vậy cản trở lớn cho các hoạt động phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Tài nguyên về thực vật và động vật rừng phong phú như: Lim xanh, Giáng hương, Gõ đỏ,… các loài động vật thì có: Lợn rừng, Hươu, Nai, và đặc các loại động vật khác, đây thực sự là miếng mồi lớn cho các đối tượng khai thác lâm sản trái phép.

4.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội

4.3.2.1: Thuận lợi

- Trên địa bàn Huyện Bua la Pha mấy năm gần đây đó có dự án: vốn đầu tư và phát triển lâm nghiệp của chính phủ hỗ trợ, do vậy các công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện cũng như bản được lãnh đạo các ngành, các cấp quan tâm và chỉ đạo thực hiện sát sao.

- Nhà nước ban hành những văn bản quy định trách nhiệm BVR của UBND các cấp, các cơ quan ban ngành liên quan, do vậy công tác BVR trên địa bàn Huyện cũng như Bản ngày càng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hơn.

- Thông qua các hoạt động tuyên truyền các văn bản chính sách pháp luật, trong đó có luật bảo vệ và phát triển rừng, ý thức chấp hành của người dân được nâng cao, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia BVR, tố giác các hành vi vi phạm lâm luật cho các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời.

- Dân số tại bản tương đối thấp và sống tập chung tại một nơi nên dễ quản lý và tuyên truyền, kêu gọi người dân trong việc bảo vệ rừng.

4.3.2.2: Khó khăn

- Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, lao động nhàn rỗi trong dân còn nhiều. Vì vậy họ thường xuyên vào rừng khai thác gỗ, lâm sản , săn bắt động vật rừng trái phép để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

- ý thức chấp hành phápluật về BVR đó có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn công còn một số bộ phận nhân dân cố tình vi phạm, trong công tác xử lý đôi khi còn để xảy ra tình hình che dấu, nể nang, thiếu cương quyết.

- Cơ cấu lao động còn chưa phù hợp với tình hình địa phương, tỉ lệ hộ nghèo còn nhiều. Đây cũng là những thách thức lớn trong việc tổ chức phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, quản lý rừng nhất là công tác BVR và PCCCR.

- Trên địa bàn Huyện cũng như Bản chưa có hệ thống thuỷ lợi vì vậy người dân chỉ có thể làm ruộng được một vụ, làm cho những hộ mà có diện tích đất ít thì thu hoạch được ít, không đủ ăn, dẫn đến việc họ càng phụ thuộc vào tài nguyên rừng nhiều hơn.

4.3.3. Những tác động của người dân đối với tài nguyên rừng

4.3.3.1. Tình hình canh tác của người dân

Canh tác nương rẫy:

Từ bao đời nay, canh tác nương rẫy là hình thức canh tác đặc trưng của một số dân tộc vùng cao vùng xa, tuy nhiên với dân tộc kinh ở một số vùng cũng vẫn còn có hình thức canh tác này, nhưng không phổ biến như vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Từ kết quả điều tra ở Bản Na Pêng thấy rằng trên địa bàn Bản Na Pêng có 5 hộ vẫn canh tác nương rẫy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bảo tồn trên cơ sở có sự tham gia của người dân tại bản na peeng, huyện bua la pha, tỉnh khăm muôn CHDCND lào​ (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)